Tải bản full của MV 1.0 tại địa chỉ http://tinyurl.com/5twdwv (dung lượng 8,16MB, tương thích với Windows 2000/XP/Vista).
Giao diện MV được thiết kế rõ ràng: trên cùng là thanh công cụ với các nút lệnh để thực thi các chức năng chính, bên trái là cây thư mục, bên phải là 2 panel cho phép bạn di chuyển hay sao chép file/thư mục giữa 2 ổ đĩa khác nhau.
Tạo phân vùng bảo mật trên CD/DVD/USB
Trên giao diện chính, bạn sẽ thấy danh sách các ổ CD/DVD/USB đã kết nối với máy tính. Nhấp chuột lên ổ đĩa mà bạn muốn tạo phân vùng bảo mật để MV tiến hành đọc thông tin của ổ đĩa. Khi hoàn tất, trên thanh công cụ sẽ có thêm 2 nút chức năng mới: partition manager và public area. Nhấn vào partition manager, trong hộp thoại xuất hiện manager of secure media partition, bạn nhấn tiếp new partition. Ngay lập tức, MV sẽ tạo mới một phân vùng bảo mật.
Tại trường partition on media, bạn dùng chuột kéo thanh chắn giữa phân vùng public area và phân vùng vừa tạo để điều chỉnh dung lượng.
Tiếp đến, nhấp chuột vào vùng vừa khởi tạo để thiết lập các thông tin như: tên phân vùng (partition name), nhãn đĩa (disc label). Sau đó nhấn fix, đánh dấu chọn mục mount on launch voyager mobile nếu muốn phân vùng bảo mật tự động mount mỗi khi bạn cho CD/DVD vào ổ đĩa quang, hay kết nối USB vào máy tính. Sau cùng nhấn change để lưu lại những thay đổi.
Khi nhấn apply, trong hộp thoại xuất hiện partition password control, bạn gõ mật khẩu vào 2 ô enter password và repeat password, rồi nhấn ok để chương trình định dạng phân vùng mới.
Lưu ý: Nếu tạo phân vùng bảo mật trên đĩa CD/DVD, trước tiên MV sẽ tạo file ảnh của phân vùng trong một thư mục tạm trên đĩa cứng. Bạn có thể thay đổi thư mục này bằng cách nhấn new partition > setting rồi chỉ định thư mục lưu file khác. Khởi tạo xong phân vùng ảo, bạn thực hiện chép dữ liệu vào phân vùng bảo mật (như hướng dẫn bên dưới), rồi nhấn nút burn CD/DVD trên thanh công cụ để in ra CD/DVD.
Sao chép dữ liệu vào phân vùng bảo mật
Từ giao diện chính của MV, bạn nhấp chuột lên biểu tượng phân vùng bảo mật vừa tạo. Ở hộp thoại yêu cầu mật khẩu xuất hiện, gõ vào mật khẩu và nhấn ok. Lúc này, MV sẽ mount phân vùng như một ổ đĩa bình thường trong My Computer. Bạn có thể sao chép file vào phân vùng bảo mật thông qua giao diện của MV hay Windows Explorer.
Truy cập dữ liệu trong phân vùng bảo mật
Cho CD/DVD vào ổ quang hay kết nối USB vào máy tính, nếu tính năng autoplay được bật thì MV tự động kích hoạt, nếu không thì hãy truy cập vào CD/DVD/USB rồi chạy file mvoyager.exe, kèm theo đó là hộp thoại yêu cầu mật khẩu xuất hiện. Bạn gõ vào mật khẩu rồi nhấn ok. Phân vùng bảo mật sẽ hiển thị trong windows exploger, lúc này có thể truy xuất dữ liệu bình thường.
Xoá phân vùng bảo mật
Để xoá phân vùng bảo mật, từ giao diện chính của MV, chọn ổ đĩa đã phân vùng bảo mật, rồi nhấn partition manager, nhấp chọn phân vùng bảo mật trên khung trống và nhấn remove partition > upply.
16:00 | 27/07/2023
09:00 | 25/07/2024
Thế vận hội Olympics – một sự kiện thể thao lớn nhất trong năm 2024 sẽ được bắt đầu vào ngày 27/7 tại Paris, Pháp. Đây sẽ là thời điểm tội phạm mạng tìm kiếm cơ hội tấn công nhắm vào các tổ chức, cá nhân với động cơ trực tiếp là tài chính thông qua các hình thức như lừa đảo, gian lận kỹ thuật số hoặc thu thập dữ liệu có giá trị từ người tham dự, người xem và nhà tài trợ.
09:00 | 18/07/2024
Mới đây, Bộ Công an đã thông tin về tình trạng tin nhắn tin nhắn thương hiệu (SMS Brandname) giả mạo phần lớn xuất phát từ việc các đối tượng sử dụng trạm phát sóng BTS giả mạo để gửi hàng loạt tin nhắn lừa đảo tới người dùng với mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản.
10:00 | 17/05/2024
Mã độc không sử dụng tệp (fileless malware hay mã độc fileless) còn có tên gọi khác là “non-malware”, “memory-based malware”. Đây là mối đe dọa không xuất hiện ở một tệp cụ thể, mà thường nằm ở các đoạn mã được lưu trữ trên RAM, do vậy các phần mềm anti-virus hầu như không thể phát hiện được. Thay vào đó, kẻ tấn công sử dụng các kỹ thuật như tiêm lỗi vào bộ nhớ, lợi dụng các công cụ hệ thống tích hợp và sử dụng các ngôn ngữ kịch bản để thực hiện các hoạt động độc hại trực tiếp trong bộ nhớ của hệ thống. Bài báo tìm hiểu về hình thức tấn công bằng mã độc fileless và đề xuất một số giải pháp phòng chống mối đe dọa tinh vi này.
19:00 | 30/04/2024
Theo báo cáo năm 2022 về những mối đe doạ mạng của SonicWall, trong năm 2021, thế giới có tổng cộng 623,3 triệu cuộc tấn công ransomware, tương đương với trung bình có 19 cuộc tấn công mỗi giây. Điều này cho thấy một nhu cầu cấp thiết là các tổ chức cần tăng cường khả năng an ninh mạng của mình. Như việc gần đây, các cuộc tấn công mã độc tống tiền (ransomware) liên tục xảy ra. Do đó, các tổ chức, doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến phương án khôi phục sau khi bị tấn công.
Keylogger là phần cứng hoặc phần mềm có khả năng theo dõi tất cả các hoạt động thao tác nhập bàn phím, trong đó có các thông tin nhạy cảm như tên người dùng, mật khẩu thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng, tài khoản mạng xã hội hay các thông tin cá nhân khác. Keylogger thậm chí có thể ghi lại các hành động gõ phím từ bàn phím ảo, bao gồm các phím số và ký tự đặc biệt. Bài báo sẽ hướng dẫn độc giả cách thức phát hiện và một số biện pháp kiểm tra, ngăn chặn các chương trình Keylogger nhằm bảo vệ máy tính trước mối đe dọa nguy hiểm này.
14:00 | 11/09/2024
Cùng với sự phát triển của công nghệ, tội phạm mạng đang gia tăng thủ đoạn sử dụng video, hình ảnh ghép mặt người quen cùng với giọng nói đã được ghi âm sẵn (deepfake) với mục đích tạo niềm tin, khiến nạn nhân tin tưởng và chuyển tiền cho thủ phạm nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bài báo sau đây sẽ thông tin đến độc giả về cách nhận biết và đưa ra những biện pháp phòng tránh và giảm thiểu trước các cuộc tấn công lừa đảo sử dụng công nghệ Deepfake.
16:00 | 13/09/2024