VPN (Virtual Private Network) là một công nghệ mạng giúp tạo kết nối mạng an toàn khi tham gia vào mạng công cộng như Internet hoặc mạng riêng do một nhà cung cấp dịch vụ sở hữu. Các tập đoàn lớn, các cơ sở giáo dục và cơ quan chính phủ sử dụng công nghệ VPN để cho phép người dùng từ xa kết nối an toàn đến mạng riêng của cơ quan mình.
Để kiểm soát và bảo vệ các kết nối truy cập vào hệ thống, các cơ quan, tổ chức có thể lựa chọn phương án mã hóa tất cả lưu lượng truy cập mạng với một mạng riêng kết nối ảo. Các kết nối VPN sử dụng một loạt các giao thức để thực hiện một kết nối an toàn giữa điểm kết nối vào hệ thống.
VPN là các kết nối mạng được mã hóa. Điều này cho phép người dùng từ xa truy cập an toàn từ xa vào các dịch vụ của tổ chức. VPN là một cách để đảm bảo tính bảo mật cho “dữ liệu truyền qua” trên một mạng không tin cậy và cũng cung cấp một số lợi ích khác. Trên thực tế VPN lại được ứng dụng trong các trường hợp như sau:
Truy cập vào mạng doanh nghiệp khi ở xa: VPN thường được sử dụng bởi những người kinh doanh để truy cập vào mạng lưới kinh doanh của họ, bao gồm tất cả tài nguyên trên mạng cục bộ, trong khi đang đi trên đường, đi du lịch,.. Các nguồn lực trong mạng nội bộ không cần phải tiếp xúc trực tiếp với Internet, nhờ đó làm tăng tính bảo mật.
Truy cập mạng gia đình, dù không ở nhà: Người dùng có thể thiết lập VPN riêng để truy cập khi không ở nhà. Thao tác này sẽ cho phép truy cập Windows từ xa thông qua Internet, sử dụng tập tin được chia sẻ trong mạng nội bộ, chơi game trên máy tính qua Internet giống như đang ở trong cùng mạng LAN.
Duyệt web ẩn danh: Nếu đang sử dụng WiFi công cộng, duyệt web trên những trang web không phải https, thì tính an toàn của dữ liệu trao đổi trong mạng sẽ dễ bị lộ. Nếu muốn ẩn hoạt động duyệt web của mình để dữ liệu được bảo mật hơn thì người dùng nên kết nối VPN. Mọi thông tin truyền qua mạng lúc này sẽ được mã hóa.
Truy cập đến những website giới hạn: Có thể truy cập đến những website bị chặn giới hạn địa lý, bỏ qua kiểm duyệt Internet, vượt tường lửa,...
Tải tập tin: Tải BitTorrent trên VPN sẽ giúp tăng tốc độ tải file. Điều này cũng có ích với các traffic mà ISP của bạn có thể gây trở ngại.
Bước 1: Nhấn nút Start trên giao diện rồi chọn tiếp vào mục Settings.
Bước 2: Trong giao diện Windows Settings nhấn chọn vào mục Network & Internet.
Bước 3: Chuyển sang giao diện mới. Tại danh sách bên trái giao diện nhấn vào mục VPN.
Bước 4: Sau khi chọn VPN thì nội dung bên phải sẽ hiện một số mục thiết lập để tạo VPN, người dùng chọn Add a VPN connection.
Bước 5: Xuất hiện giao diện Add a VPN connection, thiết lập một số thông tin gồm:
- VPN provider: nhấn chọn Windows (built-in).
- Connection name: Chọn tên kết nối người dùng muốn.
- Server name or address: Nhập tên máy chủ hoặc địa chỉ IP của máy chủ đó.
- VPN Type: Chọn Point to Point Tunneling Protocol (PPTP) hoặc L2TP/IPsec with pre-shared key.
- Type of sign-in info: Chọn Username and password.
- User name: Tên người dùng.
- Password: Mật khẩu.
Bước 6: Nhấn Save để lưu lại thiết lập.
Bước 7: Kiểm tra mạng VPN vừa cấu hình. Quay trở lại giao diện VPN (Bước 3), người dùng sẽ thấy mạng VPN được tạo mới. Để kết nối chỉ cần chọn mạng VPN vừa tạo rồi nhấn tiếp vào Connect.
Quốc Trung
15:00 | 13/04/2022
14:00 | 04/07/2022
23:00 | 02/09/2022
10:00 | 01/09/2021
09:00 | 30/11/2021
Bài báo chia sẻ khuyến cáo 5 bước áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đã được đăng tải trên Tạp chí Security, giúp các tổ chức triển khai các ứng dụng AI vào hệ thống công nghệ an toàn, an ninh mạng bao gồm các hoạt động nghiệp vụ và các hoạt động điều hành hệ thống.
17:00 | 05/11/2021
Bài viết này đưa ra một giải pháp sử dụng USB an toàn trên Windows bằng cách sử dụng các tính năng, công cụ của hệ điều hành Windows như: định dạng NTFS, phân quyền truy cập thư mục tệp tin trên ổ đĩa cho người dùng, mã hoá BitLocker, thiết lập chính sách nhóm (Group Policy), chính sách bảo mật (Security Policy). Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng phần mềm tạo USB an toàn nhằm tự động hóa các thao tác sẵn có trên Windows.
14:00 | 26/10/2021
Trong phần trước, các tác giả đã tiến hành phân tích, khảo sát thống kê 55 đặc trưng từ cấu trúc PE Header của tập dữ liệu 5.000 file thực thi EXE/DLL và đã trích chọn được 14 đặc trưng quan trọng. Phần này, các tác giả nghiên cứu thử nghiệm một số mô hình máy học tiêu biểu với tập đặc trưng gốc (55 đặc trưng) và tập đặc trưng rút gọn (14 đặc trưng) cho phát hiện mã độc. Trên cơ sở đánh giá, so sánh thời gian thực hiện và độ chính xác, đồng thời so sánh với một số kết quả nghiên cứu trước nhằm chỉ ra kết quả nghiên cứu của bài báo là có giá trị.
07:00 | 27/09/2021
Trí tuệ nhân tạo và học máy có thể là một trong những đồng minh mạnh nhất trong cuộc chiến chống lại tấn công mạng, giúp mở rộng quy mô và tăng tốc tốc độ quản lý dữ liệu. Vậy Học máy là gì? Học máy có thể đem lại những ứng dụng gì trong cuộc sống?
Tại Hội thảo Nghiên cứu ứng dụng Mật mã và An toàn thông tin năm (CryptoIS 2022) do Học viện Kỹ thuật mật mã phối hợp với Viện Khoa học - Công nghệ mật mã và Tạp chí An toàn thông tin (Ban Cơ yếu Chính phủ) tổ chức, GS. Phan Dương Hiệu đã trình bày bày tham luận với chủ đề "Hướng tới mật mã phi tập trung" thu hút đông đảo sự quan tâm của các khách mời.
07:00 | 12/05/2022
Blockchain (chuỗi khối) là một cơ sở dữ liệu phân tán với các đặc trưng như tính phi tập trung, tính minh bạch, tính bảo mật dữ liệu, không thể làm giả. Vì vậy công nghệ Blockchain đã và đang được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực trong đời sống như Y tế, Nông nghiệp, Giáo dục, Tài chính ngân hàng,... Bài báo này sẽ giới thiệu về công nghệ Blockchain và đề xuất một mô hình sử dụng nền tảng Hyperledger Fabric để lưu trữ dữ liệu sinh viên như điểm số, đề tài, văn bằng, chứng chỉ trong suốt quá trình học. Việc sử dụng công nghệ Blockchain để quản lý dữ liệu sinh viên nhằm đảm bảo công khai minh bạch cho sinh viên, giảng viên, các khoa, phòng chức năng. Đồng thời giúp xác thực, tra cứu các thông tin về văn bằng, chứng chỉ góp phần hạn chế việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả hiện nay.
10:00 | 30/01/2023