Tuy nhiên, ngoài những lợi ích mà chúng đem lại, những hệ thống video IP sử dụng cơ sở hạ tầng công cộng cũng đi kèm với những rủi ro về bảo mật đáng kể, vì chúng có thể giúp cho tội phạm mạng tấn công một cách dễ dàng. Chúng có cấu trúc liên kết và công nghệ đa dạng khiến gia tăng bề mặt tấn công, trở nên phức tạp hơn. Người dùng dễ bị tấn công bằng phương thức từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) và Man in the Middle (MitM), vi phạm quyền riêng tư, cài đặt phần mềm độc hại và rò rỉ dữ liệu.
Xem xét số lượng và quy mô thông tin mà các cơ quan chính phủ thu thập về công dân, tội phạm mạng luôn tìm cách đánh cắp hoặc tiết lộ các hồ sơ có nhiều dữ liệu quan trọng như các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ (bao gồm năng lượng, thương mại, kho bạc và tiểu bang) vào khoảng giữa tháng 12/2020. Các công ty sản xuất cũng gặp phải vi phạm dữ liệu hoặc bị tấn công mạng, điều đó cho thấy rằng họ cũng không an toàn trước những rủi ro này.
Vì hệ thống giám sát video IP không thể an toàn 100%, các chuyên gia đã gợi ý cần có một chương trình để bảo vệ các hệ thống này bao gồm 5 cách như sau:
Là một phần của chiến lược bảo vệ mạng, phần mềm chống virus nên được cài đặt trên thiết bị đầu cuối của người dùng và máy ghi hình kỹ thuật số (DVR) để phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của phần mềm độc hại.
Trong cấu trúc liên kết mạch mở (Physically Open Circuit - POC) không phân tán, nơi các máy chủ mạng như camera và DVR có địa chỉ IP công khai, hệ thống phát hiện xâm nhập mạng (Network Intrusion Detection System - NIDS) có thể phát hiện các mẫu lưu lượng dữ liệu độc hại hoặc bất thường, cho thấy được sự hiện diện của tin tặc. Tường lửa VPN có thể là một cách dễ dàng để triển khai NIDS ngăn chặn các mối đe dọa và mã hóa lưu lượng mạng quan trọng.
Tất cả các nguồn cấp dữ liệu video, cùng với thông tin như tên người dùng và mật khẩu phải được mã hóa để bảo vệ dữ liệu khi truyền, đặc biệt nếu nó truyền qua Internet. Có nhiều tùy chọn mã hóa có sẵn, nhưng phổ biến nhất là Secure Sockets Layer (SSL)/ Transport Layer Security (TLS) và IPsec hoặc MACsec. Mã hóa giúp ngăn chặn việc nghe trộm và thao tác có thể xảy ra trong một cuộc tấn công MitM.
Nguồn gốc dữ liệu (chứng minh nguồn dữ liệu) và sử dụng hình mờ kỹ thuật số để đảm bảo tính toàn vẹn của nội dung video cũng có thể giảm thiểu việc giả mạo dữ liệu. Một cách tiếp cận khác là chủ động phát hiện và ngăn chặn sự xuất hiện của những kẻ tấn công bằng cách sử dụng một tính năng như Giám sát sợi quang chủ động.
Mật khẩu mạnh phải là một yếu tố quan trọng trong khung bảo mật của hệ thống. Độ dài, độ phức tạp và các thay đổi thường xuyên là yếu tố quan trọng đối với sức mạnh của mật khẩu. Điều này đặc biệt quan trọng nếu thiết bị sử dụng chuyển tiếp cổng để truy cập.
Để tăng cường bảo mật trên tài khoản quản trị viên, xác thực đa yếu tố là một lựa chọn tuyệt vời. Mật khẩu mạnh hơn vì người dùng phải cung cấp thêm thông tin duy nhất, chẳng hạn như mã SMS mà họ nhận được thông báo sau mỗi lần truy cập.
Nếu một số người dùng truy cập nguồn cấp dữ liệu video, hệ thống phải cung cấp các cấp các mức độ truy cập được bảo vệ bằng mật khẩu khác nhau. Một số người dùng được ủy quyền có thể có quyền truy cập dành riêng cho thiết bị, vì vậy họ chỉ có thể xem hình ảnh từ các thiết bị đó, trong khi những người khác có thể có quyền truy cập với cấp độ của một nhà điều hành. Một số ít có thể có quyền truy cập quản trị viên hoặc kiểm soát tất cả các cài đặt như tạo tài khoản mới, thay đổi hướng camera, thêm camera mới vào mạng,….
Mọi hệ thống giám sát video IP cần được cập nhật phần mềm để duy trì khả năng bảo mật. Các bản cập nhật chương trình cơ sở có thể được phát hành thường xuyên hoặc thỉnh thoảng như một phần của bản vá lỗ hổng của thiết bị cho một lỗ hổng cụ thể. Điều cần thiết là đăng ký thiết bị trên trang web của nhà sản xuất để nhận thông báo nhắc nhở về tất cả các bản cập nhật này, các bản cập nhật này phải được tải xuống và thực thi ngay lập tức.
Quá trình cập nhật chương trình cơ sở có thể làm gián đoạn hoạt động của mạng vì việc khởi động lại thiết bị sẽ làm dừng luồng video và việc cập nhật nhiều thiết bị có thể tốn nhiều thời gian và rủi ro trên các mạng lớn. Do đó, điều quan trọng là phải xem xét các tính năng giúp giảm thiểu sự gián đoạn và tự động hóa quá trình cập nhật.
Như với bất kỳ mạng hoặc hệ thống nào khác, con người là liên kết yếu nhất trong hồ sơ bảo mật của hệ thống giám sát IP. Do đó, điều quan trọng là phải xây dựng và lập thành văn bản các hướng dẫn và chính sách về an ninh mạng, cung cấp khóa đào tạo về an ninh mạng cho tất cả người dùng sẽ truy cập vào hệ thống. Người dùng nên được đào tạo về các cách tấn công tiềm ẩn và những gì họ cần làm để giữ an toàn trước các yêu cầu của những kẻ tấn công tiềm năng. Họ cũng nên nhận thức được những rủi ro khi truy cập hệ thống, chẳng hạn như qua ứng dụng dành cho thiết bị di động trên hệ thống Wi-Fi công cộng không được mã hoá.
Điều quan trọng là phải cập nhật các tiêu chuẩn an ninh mạng mới nhất và các phương pháp hay nhất ở cấp độ tổ chức và đảm bảo chúng được tuân thủ ở mọi cấp độ.
Do chi phí sở hữu thấp, dễ dàng triển khai và nhiều tính năng tiên tiến, nhiều tổ chức sản xuất và cơ quan chính phủ chuyển từ hệ thống camera quan sát dựa trên analog sang hệ thống giám sát video IP để tăng cường bảo mật. Tuy nhiên, khi bối cảnh đe dọa mạng ngày càng phát triển tinh vi và những kẻ tấn công mạng ngày càng phổ biến, các tổ chức phải nhận thức được rủi ro của hệ thống như vậy, đặc biệt nếu chúng cùng mạng với dữ liệu và ứng dụng quan trọng của doanh nghiệp.
Nguyễn Chân
07:00 | 04/10/2021
11:00 | 13/09/2021
08:00 | 23/05/2022
14:08 | 04/09/2014
10:00 | 25/11/2024
Tấn công chuỗi cung ứng phần mềm là hình thức tấn công mạng nhằm vào việc phân phối phần mềm hoặc nhà cung cấp dịch vụ trong chuỗi cung ứng kỹ thuật số của doanh nghiệp, gây tác động trên diện rộng và tổn hại lớn đến danh tiếng của doanh nghiệp. Để bảo vệ chuỗi cung ứng trong thời đại số, bài viết này sẽ cung cấp 6 biện pháp giúp doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro và củng cố chuỗi cung ứng trước hình thức tấn công này.
17:00 | 22/11/2024
Trong bối cảnh thế giới số, chuỗi cung ứng trở thành huyết mạch cho thương mại toàn cầu, kết nối các nhà sản xuất với các nhà phân phối, bán lẻ. Tuy nhiên, điều này cũng khiến chuỗi cung ứng phải đối mặt với nhiều rủi ro an ninh mạng tiềm ẩn, đe dọa nghiêm trọng đến tính toàn vẹn và độ tin cậy. Dưới đây là 5 rủi ro an ninh mạng hàng đầu mà chuỗi cung ứng đang phải đối mặt, đồng thời đề xuất các chiến lược thiết yếu nhằm giảm thiểu các mối đe dọa này.
09:00 | 29/10/2024
Trong cuộc đua 5G tại Việt Nam, Viettel đã vươn lên dẫn đầu khi trở thành nhà mạng đầu tiên chính thức tuyên bố khai trương mạng 5G. Trong khi đó, các nhà mạng khác cũng đang ráo riết chuẩn bị cho việc triển khai dịch vụ 5G, hứa hẹn một thị trường viễn thông sôi động và cạnh tranh trong thời gian tới.
10:00 | 04/10/2024
Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, ransomware đã trở thành một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với cả cá nhân lẫn tổ chức. Đây không chỉ là một loại phần mềm độc hại, mà còn là một công cụ về chính trị và kinh tế của các nhóm tội phạm mạng. Ransomware không chỉ gây tổn thất về tài chính mà còn đe dọa đến sự bảo mật thông tin, uy tín và hoạt động kinh doanh của các tổ chức. Bài báo này sẽ trang bị một số kỹ năng cần thiết cho các tổ chức để thực hiện các biện pháp giúp giảm thiểu tác động của các cuộc tấn công ransomware, nhấn mạnh việc triển khai một cách chủ động để bảo vệ hệ thống trước các mối nguy hiểm tiềm tàng.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng phát triển và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Thậm chí đối với những lĩnh vực đòi hỏi trình độ cao của con người như lập trình hay bảo mật, AI cũng đang chứng minh khả năng vượt trội của mình. Với sự trợ giúp của AI, Google đã phát hiện một lỗ hổng bảo mật tồn tại hơn 20 năm trong dự án phần mềm mã nguồn mở được sử dụng rộng rãi.
13:00 | 02/12/2024