Mặc dù, Microsoft đã tuyên bố Windows 10 sẽ là bản phát hành cuối cùng của dòng hệ điều hành Windows và công ty này sẽ chỉ phát hành các bản cập nhật tiếp theo. Tuy nhiên, vào ngày 24/6/2021, Microsoft đã công bố ra mắt hệ điều hành Windows 11. Về cơ bản đó vẫn là Windows 10, nhưng bản Windows 11 này cũng là bản cập nhật lớn nhất của hệ điều hành này trong 6 năm với một số tính năng mới và giao diện được sửa đổi một cách ấn tượng.
Windows 11 sẽ sẵn sàng để phổ biến trong năm 2021, nhưng rất nhiều người đang dùng thử bằng cách cài đặt bản dựng trước vì những tính năng mới của hệ thống, số khác muốn trải nghiệm để thông tin cho người dùng về các tính năng mới. Đối với các nhà phát triển phần mềm, họ cần có hệ điều hành để kiểm tra khả năng tương thích với chính sản phẩm của họ và khắc phục mọi sự cố trước ngày phát hành.
Vì vậy, Microsoft đã thực hiện cho phép tải xuống và cài đặt Windows 11 bản xem trước từ website chính thức của họ. Tuy nhiên, nhiều người dùng vẫn truy cập các nguồn khác để tải xuống phần mềm có chứa nhiều rủi ro mất an toàn thông tin.
Tin tặc lợi dụng việc người dùng thường bỏ qua hoặc không chú trọng đọc các thông tin trong quá trình cài đặt, thay vào đó người dùng thường chủ động Click theo các bước có sẵn của trình cài đặt. Từ đó, tin tặc có thể hợp pháp hóa việc tải về và cài đặt các phần mềm bổ sung ngoài Windows 11.
Một ví dụ liên quan đến một tệp tin thực thi được gọi là "6307_windows 11 build 21996.1 x64 + activator.exe". Với kích thước lên tới 1,75 GB, nó chắc chắn là điều bất hợp lý. Tuy nhiên, trên thực tế phần lớn không gian của tệp tin này bao gồm các tệp DLL chứa rất nhiều thông tin vô ích.
Hình 1: Tội phạm mạng lợi dụng thỏa thuận cấp phép để tải tệp tin khác về máy tính nạn nhân
Người dùng truy cập tệp thực thi exe này sẽ khởi động quá trình cài đặt, trông giống như một trình hướng dẫn cài đặt Windows thông thường. Nhưng mục đích chính của nó là tải xuống và thực thi một tệp tin khác. Tệp tin thực thi thứ hai được tải về cũng là một trình cài đặt và thậm chí nó còn đi kèm với một thỏa thuận cấp phép gọi là “download manager for 86307_windows 11 build 21996.1 x64 + activator” với lưu ý rằng nó sẽ cài đặt một số phần mềm được tài trợ. Nếu người dùng chấp thuận thỏa thuận, một loạt các chương trình độc hại sẽ được cài đặt lên máy tính.
Hình 2: Nhiều phần mềm độc hại được cài đặt sau khi người dùng đồng ý với điều khoản của thỏa thuận cấp phép
Kaspersky đã ngăn chặn hàng trăm lượt nỗ lực lây nhiễm của mã độc mà sử dụng các chương trình tương tự liên quan đến Windows 11. Một phần lớn các mối đe dọa này đến từ các ứng dụng tải tệp tin, chúng có nhiệm vụ tải xuống và chạy các chương trình khác.
Các chương trình khác đó có thể rất đa dạng, từ phần mềm quảng cáo tương đối vô hại cho đến các loại Trojan, ứng dụng đánh cắp mật khẩu, khai thác lỗ hổng....
Theo lời khuyên của Microsoft, chỉ tải xuống Windows 11 từ các nguồn chính thức. Cho đến nay, Windows 11 chính thức chỉ có sẵn cho người dùng tham gia chương trình Windows Insider và trên thiết bị đã được cài đặt sẵn Windows 10.
Để nâng cấp máy tính Windows 10 lên Windows 11, hãy vào mục Settings, nhấp vào Update & Security và sau đó lựa chọn Windows Insider Program và kích hoạt Dev Channel để nhận bản cập nhật.
Các chuyên gia khuyến cáo, người dùng không nên sử dụng bản cập nhật trên máy tính có dữ liệu quan trọng, vì bản dựng trước có thể không được ổn định. Đồng thời, nên sử dụng một giải pháp bảo mật đáng tin cậy, để tin tặc không thể truy cập vào máy tính của người dùng thông qua kỹ thuật xã hội hoặc việc khai thác các lỗ hổng.
Trọng Huấn
11:00 | 29/07/2021
15:00 | 29/07/2021
11:00 | 03/08/2021
17:00 | 05/11/2021
09:00 | 28/02/2023
Hiện nay, việc nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp trí tuệ nhân tạo để khai phá thông tin từ dữ liệu và hỗ trợ ra quyết định đang phát triển mạnh mẽ. Văn phòng Trung ương Đảng (TƯ Đảng) đã và đang triển khai hiệu quả hai hệ thống phần mềm tìm kiếm, tổng hợp thông tin dùng chung cho các cơ quan Đảng trong mạng thông tin diện rộng của Đảng và Phần mềm hệ thống thu thập, tổng hợp thông tin trên Internet hỗ trợ công tác tham mưu, thẩm định các đề án. Bài báo này sẽ mô tả các bước xây dựng, triển khai việc ứng dụng mô hình QAC (Query Auto Completion) cho việc tìm kiếm thông tin trong hai hệ thống nói trên, đồng thời đánh giá tính hiệu quả khi áp dụng hệ thống cho các phần mềm.
16:00 | 13/02/2023
HTTP/3 là phiên bản chính thức thứ ba của Giao thức truyền siêu văn bản (HTTP), khác với những phiên bản trước đó sử dụng TCP, HTTP/3 sẽ chạy trên một giao thức mạng lớp vận chuyển gọi là QUIC, sử dụng UDP làm lớp truyền tải. Từ đánh giá về hiệu suất và độ tin cậy, HTTP/3 có một số ưu điểm nổi bật với các lợi ích bảo mật và quyền riêng tư, được coi là sự lựa chọn phù hợp cho tương lai, bên cạnh đó cũng có một số thách thức đáng chú ý. Bài viết này sẽ cung cấp đến độc giả về các lợi ích do HTTP/3 mang lại cùng một số lưu ý về bảo mật cần được xem xét.
11:00 | 27/01/2023
Các tổ chức/doanh nghiệp nên thực hiện quản lý rủi ro trong suốt chu trình phát triển phần mềm thay vì quay trở về các xu hướng phát triển trước đó. Tần suất xuất hiện rủi ro sẽ tiếp tục tăng nhanh khi các tác động tiêu cực của các lỗi xuất hiện trong chu trình phát triển phần mềm ngày càng nghiêm trọng. Các phương pháp và cách thực hành trước đây về thực hiện quản trị, rủi ro và tuân thủ (GRC) đều xoay quanh các quy trình thủ công, sử dụng bảng tính hoặc nhận dạng hồi tố,… đã quá lỗi thời, không thể bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. Kết quả là, các doanh nghiệp đã đưa quản lý rủi ro vào thời đại kỹ thuật số, biến GRC thành quản lý rủi ro kỹ thuật số (DRM). Những DRM được áp dụng đó đưa ra các quyết định bảo mật tốt hơn, bảo vệ dữ liệu khách hàng và đảm bảo sự hài lòng của các bên liên quan. Việc thực hiện DRM cũng dẫn đến hiệu quả cao hơn thông qua tự động hóa.
14:00 | 18/11/2022
Đây là chủ đề của buổi Tọa đàm do Tạp chí An toàn thông tin tổ chức, với sự tham dự của ông Triệu Mạnh Tùng, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an và ông Lê Công Phú, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ngày 5/7/2022, Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (National Institute of Standards and Technology - NIST) đã hoàn thành vòng thứ 3 của quá trình chuẩn hóa mật mã hậu lượng tử, nhằm chọn ra các thuật toán mật mã khóa công khai để bảo vệ thông tin khi máy tính lượng tử ra đời và công bố 4 thuật toán sẽ được chuẩn hóa của mật mã hậu lượng tử cùng với 4 ứng cử viên cho vòng tuyển chọn thứ 4 [1].
12:00 | 12/08/2022
Theo đánh giá của các chuyên gia, phần lớn các vi phạm bảo mật dẫn đến các chiến dịch lừa đảo thành công đến từ lỗi của con người. Bài báo sau đây sẽ đưa ra một số phương thức để chúng ta có thể củng cố bức tường lửa con người thông qua mô hình thiết kế hành vi của Fogg (Tiến sĩ BJ Fogg - Đại học Stanford Mỹ).
16:00 | 21/03/2023