Vấn nạn tin giả trở nên đáng lo ngại khi cuộc tấn công vào tòa nhà quốc hội Mỹ diễn ra, lý do là vì những thông tin sai lệch được lan truyền trên mạng Internet đã thúc đẩy người dân hành động bạo lực ngoài thế giới thực. Sau cuộc bạo động, Facebook và Twitter đã chặn lượng lớn tài khoản được xác định là thủ phạm hoặc lan truyền thông tin sai lệch.
Vụ việc đặt ra câu hỏi thông tin sai lệch, giả mạo có thể được phát hiện nhanh đến mức nào trên Internet? Các công ty truyền thông xã hội chủ yếu sử dụng sức người để điều hành phần lớn việc truy vết và loại bỏ tin tức giả mạo. Nhưng hàng tỷ bài đăng mỗi ngày là khối lượng công việc quá lớn đối với người thường. Tự động hóa là cách tiếp cận khả thi hơn, đồng nghĩa phụ thuộc nhiều hơn vào trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI).
Tại Anh, Logical là công ty đi đầu sử dụng AI để chống lại tin tức giả mạo. Giải pháp này giúp phân loại những nội dung được nhận định là tin giả hoặc tin sai lệch trước khi người dùng có thể đọc được. Nó có sẵn dưới dạng ứng dụng dành cho thiết bị di động và chương trình bổ trợ trên trình duyệt Chrome. Phương pháp tiếp cận của Logical gồm ba hướng là nguồn gốc của nội dung, nội dung và siêu dữ liệu liên quan đến nội dung đó để cung cấp thông tin toàn diện, bổ sung và xác thực được nội dung.
Từ quan điểm kỹ thuật, công ty sử dụng học máy (machine learning), lập trình ngôn ngữ tư duy, lý thuyết mạng, biểu đồ kiến thức để tự động xác định và phân loại số lượng lớn những nội dung đáng ngờ. Nó cũng phụ thuộc vào các chuyên gia để kiểm tra thuật toán, xây dựng thuật toán và phát triển nâng cao. Các chuyên gia cũng thiết lập ngôn ngữ tự nhiên để hệ thống xác định độ tin cậy của nội dung.
Công nghệ và kỹ thuật AI được sử dụng trong một số giai đoạn của thuật toán Logical. Công ty sử dụng kỹ thuật học sâu (deep learning) để tăng cường khả năng hiểu nghĩa văn bản và các nội dung khác. Ngoài hiểu ngôn ngữ, thuật toán cũng phải theo dõi được nguồn gốc của nội dung, các nền tảng nó được lan truyền.
Khó khăn cơ bản là phải tìm ra lỗ hổng trong thông tin sai lệch. Vì vậy, Logical phải thu thập vô số tín hiệu khác nhau xung quanh một nội dung đáng nghi, kết hợp phân tích kỹ thuật về nội dung và tài khoản đăng tải.
Thách thức khác là ngôn ngữ mạng liên tục thay đổi, yêu cầu Logical phải thường xuyên cập nhật các xu hướng ngôn ngữ mới cho mô hình ngôn ngữ của thuật toán. Tuy nhiên, điều đó chưa đủ để đảm bảo độ chính xác tuyệt đối cho công nghệ này. Logical phải lập mô hình rất nhiều siêu dữ liệu và tiến hành phân tích mạng, đồng thời các chuyên gia cũng không ngừng phải cải tiến mô hình.
Theo đánh giá nội bộ, hệ thống của Logical làm việc chính xác khoảng 90%. Nó có thể xác định nhầm tin thật là tin giả khoảng 5 trong 100 lần quét. Công nghệ này là không hoàn hảo nhưng Logical khẳng định sẽ không ngừng phát triển, cải tiến và đầu tư vào AI.
Trong cuộc chiến chống tin giả, phần mềm của Logical luôn nằm ngoài tiền tuyến. Tại cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, Logical đã làm việc với ủy ban bầu cử tại một bang chiến trường lớn để đẩy lùi tin giả. Công ty cũng hợp tác với một số nền tảng truyền thông xã hội lớn nhưng điều này được giữ bí mật.
Người dùng Facebook và Twitter có thể đã nhiều lần chứng kiến những nội dung bị báo cáo sai phạm nhưng những thông tin này chưa đủ để ngăn chặn làn sóng dữ liệu giả mạo.
Để những thông tin sai lệch không in sâu trong nhận thức của người dùng mạng xã hội, phần mềm chống tin giả phải làm việc nhanh chóng, ngăn chặn thông tin xấu trước khi nó có thể đến tay người dùng. Công nghệ này có thể nhắc nhở người dùng tin tức nào là giả mạo. Tuy nhiên, để làm được điều này, các nhà khoa học đang nghiên cứu điều chỉnh nội dung lời khuyên mà AI đưa ra phù hợp với thực tế xã hội để người dùng dễ dàng chấp nhận.
Cuộc chiến chống lại tin tức giả mạo và thông tin sai lệch sẽ không bao giờ có giải pháp hoặc cách ngăn chặn hiệu quả 100%. Con người không thể không mắc sai lầm, đồng nghĩa với hệ thống AI xác định tin giả khó có thể chính xác tuyệt đối. Nhưng các nhà khoa học tin rằng, với đủ thời gian, công nghệ và sự kiên nhẫn, con người có thể tạo ra các hệ thống AI ngăn chặn tối đa việc lan truyền thông tin gây tổn hại, giảm thiểu thiệt hại từ chúng.
Công nghệ dùng AI đẩy lùi thông tin sai lệch được dự đoán sẽ là vấn đề đáng được chú trọng và sẽ sớm được khai phá trong tương lai.
Nguyễn Chân
13:00 | 03/02/2021
09:00 | 12/04/2021
14:00 | 01/06/2021
16:00 | 25/08/2021
15:00 | 19/04/2021
11:00 | 09/04/2021
14:00 | 24/03/2021
10:00 | 03/03/2022
14:00 | 17/05/2021
10:00 | 09/09/2020
08:00 | 12/04/2021
09:00 | 14/09/2016
09:00 | 14/08/2020
08:00 | 11/11/2020
09:00 | 30/12/2024
Công nghệ nhận diện khuôn mặt sử dụng trí tuệ nhân tạo để ước tính độ tuổi người dùng dựa trên hình ảnh, đảm bảo tính chính xác cao trong việc phân biệt trẻ em và người trưởng thành.
10:00 | 16/12/2024
Công nghệ mạng 5G đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực viễn thông với sự tích hợp của hàng loạt phương pháp tiên tiến như Massive MIMO, NOMA, mmWave, IoT và học máy. Những tiến bộ này không chỉ mang lại hiệu suất vượt trội trong truyền thông không dây mà còn mở ra cơ hội to lớn cho các ứng dụng trong đời sống và công nghiệp. Bài viết này cung cấp bức tranh tổng quan về các phương pháp tiên tiến trong công nghệ kết nối toàn cầu 5G.
13:00 | 17/04/2024
Mới đây, Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng Hoa Kỳ (CISA) đã phát hành phiên bản mới của hệ thống Malware Next-Gen có khả năng tự động phân tích các tệp độc hại tiềm ẩn, địa chỉ URL đáng ngờ và truy tìm mối đe dọa an ninh mạng. Phiên bản mới này cho phép người dùng gửi các mẫu phần mềm độc hại để CISA phân tích.
08:00 | 12/03/2024
Lộ thông tin thẻ tín dụng gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, nguy cơ mất tiền là rất cao. Bài báo giới thiệu một số cách thức giúp người dùng giảm nguy cơ khi phát hiện thông tin thẻ tín dụng bị lộ.
Trong bối cảnh chuyển đổi số và ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin (CNTT) thì xu hướng kết nối liên mạng để chia sẻ cơ sở dữ liệu (CSDL) trở nên tất yếu. Các hệ thống công nghệ vận hành (Operational Technology - OT) cũng không nằm ngoài xu hướng này, quá trình đó được gọi là Hội tụ IT/OT. Do vậy, nhu cầu truyền dữ liệu một chiều giữa các mạng độc lập ngày càng tăng để phục vụ cho mục đích khai thác dữ liệu. Bài viết này giới thiệu một giải pháp mới dựa trên công nghệ vi mạch tích hợp khả trình (Field-Programmable Gate Array - FPGA), sử dụng cơ chế xử lý đa luồng tốc độ cao, giúp duy trì băng thông hệ thống mà không gây ra tình trạng treo hoặc nghẽn mạng, cho phép các kết nối yêu cầu thời gian thực. Đồng thời, bài viết cũng sẽ trình bày giải pháp giả lập giao thức TCP/IP hỗ trợ cho các giao thức truyền thông trong các hệ thống mạng điều khiển IT/OT.
09:00 | 06/01/2025
Cách mạng khoa học công nghiệp 4.0 với sự hội tụ của hệ thống không gian mạng thực - ảo, điện toán đám mây, Internet vạn vật (IoT) được đưa vào ứng dụng rộng rãi, ảnh hưởng trực tiếp đời sống, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của các quốc gia. Sự xuất hiện của các thiết bị IoT làm gia tăng sự kết nối của con người, dịch vụ, thúc đẩy mạnh mẽ số hóa, tự động hóa ở tất cả các ngành nghề, lĩnh vực, mang lại những lợi ích to lớn, tạo ra các mô hình kinh doanh mới nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị tấn công mạng, gây mất an toàn thông tin, an ninh mạng. Bài viết sẽ thông tin tới độc giả về xu hướng tấn công vào thiết bị IoT và đưa ra một số kiến nghị để ứng phó với các thách thức đang đặt ra.
13:00 | 23/01/2025