MỘT SỐ CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN PHỔ BIẾN HIỆN NAY
Công nghệ Ethereum
Ethereum là một nền tảng công nghệ Blockchain mã nguồn mở công khai và phân quyền, cho phép chạy các ứng dụng phi tập trung (Decentralized Applications - Dapp) trên nền tảng của mình. Mạng lưới Blockchain của Ethereum là hệ thống siêu máy (server) với hàng trăm nghìn thiết bị được kết nối trên toàn cầu hoạt động để duy trì trạng thái điện toán. Hệ thống Ethereum chính thức khởi chạy năm 2015.
Ethereum hoạt động bởi mạng lưới các máy tính gọi là Nodes. Để tham gia vào mạng lưới, các Nodes cần cài đặt phần mềm Ethereum Client như Geth, Parity…. Khi cài đặt Ethereum Client, đồng nghĩa với việc các Nodes sẽ phải chạy một chương trình máy ảo là Ethereum Virtual Machine (EVM). EVM sẽ chịu trách nhiệm thực thi các Smart Contract.
Hình 4. Cách hoạt động của máy chủ ảo EVM
Máy ảo EVM thực thi hoạt động như lệnh giao dịch, Smart Contract…. Một giao dịch (Transaction) là một chỉ dẫn đươc ký bằng mật mã duy nhất đươc xây dựng bởi một tác nhân bên ngoài phạm vi Etherum. Mạng lưới cần đến một lượng phí gọi là Gas. Phí Gas trong mạng Ethereum sẽ được thanh toán bằng Ether (hay ETH). Vào năm 2022, Ethereum 2.0 đã chuyển chuỗi khối của tiền điện tử từ PoW sang PoS.
Công nghệ Polygon
Polygon là dự án về Layer 2 với mục đích giúp mở rộng quy mô và cải thiện những vấn đề tồn tại trên mạng lưới Ethereum như khả năng mở rộng hạn chế, tốc độ giao dịch chậm và phí thực hiện các tác vụ cao [4]. Tiền thân của Polygon là chính là nền tảng mạng Matic Network. Cấu trúc của Polygon được chia thành 4 lớp (Layer) chính là: Ethereum Layer, Security Layer, Polygon Networks Layer và Execution Layer. Bốn layer này có thể kết nối dễ dàng với nhau.
Công nghệ Solana
Solana được phát triển bởi Solana Labs, một công ty công nghệ Blockchain được thành lập vào năm 2017 bởi Anatoly Yakovenko [5]. Ban đầu Solana sử dụng cơ chế đồng thuận Tower Byzantine Fault Tolerance (BFT). Cơ chế này cần có đồng hồ trước đồng thuận. Sau khi ⅔ người xác thực đã bỏ phiếu cho một số thứ tự sự kiện, Tower BFT sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Nó được chuẩn hóa và không thể khôi phục lại. Tuy nhiên, sau này mainnet của Solana sử dụng thêm cả cơ chế POS.
Hình 5. Cấu trúc Polygon
Sau khi nghiên cứu 03 công nghệ Blockchain và NFT, Bảng 1 so sánh 03 công nghệ trên theo các tiêu chí tốc độ xử lý giao dịch, chi phí giao dịch, độ tin cậy, khả năng phân tán hóa ứng dụng và dịch vụ, khả năng xây dựng Blockchain riêng tư (Private Blockchain) [6, 7, 8].
Bảng 1. So sánh công nghệ Blockchain Solana, Ethereum 2.0 và Polygon
Từ bảng so sánh trên, có thể thấy rằng các công nghệ Blockchain xem xét có đặc tính khá tương đồng nhau. Về độ tin cậy, do cùng sử dụng cơ chế đông thuận PoS nên cả 03 công nghệ đều có thể chống lại các tấn công phổ biến như tấn công 51% hay tấn công Sybil. Về chi phí thực hiện giao dịch, cả 03 công nghệ đều có chi phí thấp (<0.0001$).
Tuy nhiên, trong 03 công nghệ, Ethereum 2.0 có tốc độ thực hiện giao dịch tối đa nhanh gần gấp 1,5 lần so với Solana và Polygon. Ngoài ra, Ethereum hiện cũng cho phép xây dựng hệ thống Private Blockchain.
Như vậy, cả 03 công nghệ Blockchain xem xét đều phù hợp để xây dựng các giải pháp, ứng dụng trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam như xây dựng các website bán hàng, các trò chơi trực tuyến, bán vé các sự kiện hay trao đổi các bộ sưu tập đa phương tiện dựa trên NFT.… Tuy nhiên, đối với các ứng dụng cần đảm bảo an toàn cho dữ liệu của người dùng, ví dụ như các ứng dụng quản lý nội bộ của tổ chức, doanh nghiệp thì chỉ nên sử dụng các công nghệ cho phép xây dựng mạng Private Blockchain như Ethereum 2.0.
TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Garay, J., Kiayias, A., Leonardos, N.: The bitcoin backbone protocol with chains of variable diffculty. In: CRYPTO. pp. 291-323. Springer (2017). [2]. Wang, Zibin Zheng - Shaoan Xie - Hongning Dai - Xiangping Chen - and Huaimin. An Overview of Blockchain Technology: Architecture, Consensus, and Future Trends (2017). [3]. William, E., Dieter, S., Jacob, E., Nastassia, S.: Eip-721: Erc-721 non-fungible token standard. Accessible: https://eips.ethereum.org/EIPS/eip-721 (2018). [4]. Online. https://polygon.technology/ [5]. Online. https://solana.com/ [6]. ALTCOINBUZZ, "Binance Smart Chain vs Polygon," 9 7 2021. [Online]. Available: https://www.altcoinbuzz.io/reviews/altcoin-projects/binance-smart-chain-vs-polygon/. [Accessed 8 8 2023]. [7]. ZFORT, “Ethereum vs Solana vs Polygon vs Binance Smart Chain vs Hedera Hashgraph,” 8 8 2022 .[Online]. Available: https://www.zfort.com/blog/Ethereum-vs-Solana-vs-Polygon-vs-Binance-Smart-Chain-vs-Hedera-Hashgraph/. [Accessed 8 8 2023]. [8]. WORLDCOIN. “Ethereum 2.0: What Was the Merge?” 13 7 2023.[Online]. Available:https://worldcoin.org/articles/the-merge/.[Accessed 8 8 2023]. |
TS. Đặng Xuân Bảo (Học viện Kỹ thuật mật mã), Nguyễn Văn Khoa (Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND)
10:00 | 20/05/2024
20:00 | 07/06/2024
09:00 | 28/04/2024
09:00 | 08/03/2024
22:00 | 26/01/2025
Các sản phẩm được thiết kế an toàn là những sản phẩm được các nhà sản xuất phần mềm tạo ra, phân phối và bảo trì, trong đó bảo mật là yếu tố cốt lõi cần quan tâm ngay từ những giai đoạn đầu tiên của vòng đời phát triển sản phẩm. Điều này giúp đảm bảo rằng các sản phẩm mà tổ chức mua sắm và sử dụng được thiết kế an toàn, có khả năng chống lại mã độc tống tiền và các cuộc tấn công mạng khác. Hiện nay, các nhà sản xuất phần mềm đang cố gắng cung cấp các tính năng bảo mật theo yêu cầu của khách hàng, vì vậy điều quan trọng là bản thân khách hàng phải hiểu và đưa ra được những yêu cầu rõ ràng về bảo mật như một phần của quy trình mua sắm.
14:00 | 20/11/2024
Davey Winder - một hacker và cũng là nhà phân tích an ninh mạng kỳ cựu cho biết, các cuộc tấn công mạng đang ngày càng phức tạp và Gmail là một trong những mục tiêu hàng đầu của các tin tặc. Tính năng xác thực hai yếu tố đã không còn an toàn khi có những báo cáo cho thấy tin tặc đã vượt qua biện pháp này.
14:00 | 02/10/2024
Trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi và phức tạp, Zero Trust đang nổi lên như một mô hình bảo mật toàn diện cho doanh nghiệp. Tại Hội thảo Netpoleon Solutions Day 2024 với chủ đề “Transforming Security with Zero Trust”, ông Nguyễn Kỳ Văn, Giám đốc Netpoleon Việt Nam đã chia sẻ những góc nhìn sâu sắc về tầm quan trọng của mô hình Zero Trust và cách thức doanh nghiệp Việt Nam có thể ứng dụng hiệu quả giải pháp này.
10:00 | 16/08/2024
Trong những năm gần đây, công nghệ Deepfake đã trở nên ngày càng phổ biến hơn, cho phép tạo ra các video thực đến mức chúng ta khó có thể phân biệt với các video quay thực tế. Tuy nhiên, công nghệ này đã bị các tác nhân đe dọa lợi dụng để tạo ra những nội dung giả mạo, hoán đổi khuôn mặt nhằm mục đích lừa đảo, gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Do đó, việc phát triển các công cụ phát hiện Deepfake mang tính cấp bách hơn bao giờ hết. Bài viết này sẽ giới thiệu tổng quan về một số kỹ thuật và công cụ phát hiện Deepfake hiệu quả.
Trong bối cảnh chuyển đổi số và ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin (CNTT) thì xu hướng kết nối liên mạng để chia sẻ cơ sở dữ liệu (CSDL) trở nên tất yếu. Các hệ thống công nghệ vận hành (Operational Technology - OT) cũng không nằm ngoài xu hướng này, quá trình đó được gọi là Hội tụ IT/OT. Do vậy, nhu cầu truyền dữ liệu một chiều giữa các mạng độc lập ngày càng tăng để phục vụ cho mục đích khai thác dữ liệu. Bài viết này giới thiệu một giải pháp mới dựa trên công nghệ vi mạch tích hợp khả trình (Field-Programmable Gate Array - FPGA), sử dụng cơ chế xử lý đa luồng tốc độ cao, giúp duy trì băng thông hệ thống mà không gây ra tình trạng treo hoặc nghẽn mạng, cho phép các kết nối yêu cầu thời gian thực. Đồng thời, bài viết cũng sẽ trình bày giải pháp giả lập giao thức TCP/IP hỗ trợ cho các giao thức truyền thông trong các hệ thống mạng điều khiển IT/OT.
09:00 | 06/01/2025
Cuộc tấn công nhằm vào sàn giao dịch Bybit lấy đi số tiền mã hóa trị giá 1,46 tỷ USD khai thác mắt xích yếu nhất trong bảo mật: con người.
14:00 | 19/03/2025