Blockchain được biết đến rộng rãi với sự bùng nổ của các đồng tiền điện tử, mà điển hình trong số đó là Bitcoin và Ethereum. Blockchain là một kho lưu trữ, cơ sở dữ liệu phân tán toàn cầu. Theo cách giải thích dễ hiểu nhất, Blockchain được xem như một cuốn sổ cái mở, dùng để lưu trữ, theo dõi các giao dịch được thực hiện và xác nhận các giao dịch đó trong hệ thống mạng ngang hàng (peer-to-peer), không có một máy chủ tập trung cũng như một người nào có quyền kiểm soát cơ sở dữ liệu này. Một khi dữ liệu được ghi vào cuốn sổ cái này, không ai có thể xóa hay thay đổi. Mỗi một giao dịch hay một khối (block) thông tin tạo ra sẽ được truyền đến tất cả các thành viên trong hệ thống và phải được xác nhận bởi mỗi thành viên thông qua thuật toán phức tạp. Khi một block được xác nhận thì nó sẽ được thêm vào cuốn sổ cái hoặc chuỗi thông tin.
Có thể ví Blockchain như phát minh mạng Internet lần thứ hai, tính đến nay công nghệ này đã trải qua 2 giai đoạn và đang từng bước chuyển sang giai đoạn 3.
- Giai đoạn 1 là Blockchain 1.0 (năm 2014) với tiền tệ và thanh toán: Ứng dụng chính của giai đoạn này là tiền điện tử, bao gồm việc chuyển đổi tiền tệ, tạo lập hệ thống thanh toán kỹ thuật số. Do đây là lĩnh vực phổ biến với nhiều người, nên đôi khi tạo ra sự nhầm lẫn giữa Bitcoin và Blockchain.
- Giai đoạn 2 là Blockchain 2.0 (năm 2017) với tài chính và thị trường: Giai đoạn này tập trung mở rộng quy mô công nghệ, đưa vào các ứng dụng như hợp đồng thông minh, giao dịch điện tử,...
- Giai đoạn 3 là Blockchain 3.0: Đây là thời điểm Blockchain được nâng cấp, phát triển với hàng loạt các ứng dụng trong lĩnh vực điều hành, giám sát, sở hữu trí tuệ, ngăn chặn hàng giả, giải trí, giáo dục, web thế hệ thứ ba.
Trước sự bùng nổ của công nghệ, cùng với hành lang pháp lý thuận lợi, mức độ quan tâm của các cá nhân, tổ chức ngày càng tăng, thị trường Blockchain trên thế giới cũng như tại Việt Nam được dự báo sẽ có nhiều phát triển tích cực. Với mục tiêu không để Việt Nam bị “bỏ lại phía sau” và chậm nhịp so với sự phát triển về công nghệ của nhiều nước, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng lần đầu tiên nhấn mạnh đến chuyển đổi số và phát triển kinh tế số, trong đó nhấn mạnh cần “phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo”.
Bên cạnh đó, chủ trương, chính sách ứng dụng, phát triển công nghệ Blockchain đã được nêu trong các văn bản quan trọng của Đảng, Nhà nước như Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Nghị quyết số 50/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW; Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; và các văn bản chính sách khoa học công nghệ ưu tiên phát triển.
Nhiều văn bản, chỉ đạo được cụ thể hóa vào thực tiễn, ví dụ như: Ngày 23/3/2020, Bộ Tư pháp có Báo cáo số 70/BC-BTP trình Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát khung khổ pháp lý liên quan việc ứng dụng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ được phát triển trên nền tảng công nghệ chuỗi khối, cùng một số đề xuất định hướng để xây dựng, hoàn thiện chính sách và khung pháp lý cho các sản phẩm, dịch vụ được phát triển trên nền tảng công nghệ này; Ngày 19/4/2021, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng phối hợp với Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán tổ chức Hội thảo “Xu hướng ứng dụng công nghệ Blockchain cho cơ quan nhà nước và doanh nghiệp”; Theo Quyết định số 343/QĐ-BNV được Bộ Nội vụ phê duyệt ngày 27/4/2022, Hiệp hội Blockchain Việt Nam được thành lập, trở thành tổ chức có pháp nhân chính thức đầu tiên quy tụ những người đam mê nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Blockchain trên toàn lãnh thổ Việt Nam;...
Việc bảo hộ quyền SHTT có ý nghĩa và vai trò quan trọng không chỉ với chủ thể quyền SHTT, người tiêu dùng, người sử dụng, nhà sản xuất, kinh doanh mà còn liên quan đến vấn đề phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Vị trí, vai trò và ý nghĩa của việc bảo hộ quyền SHTT được thể hiện trên các phương diện cụ thể như sau: (1) Đối với chủ thể quyền SHTT: Bảo hộ quyền SHTT tạo động lực, khuyến khích, thúc đẩy sự nỗ lực, cố gắng, tinh thần sáng tạo, sự cống hiến của cá nhân, tổ chức trong hoạt động cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu khoa học - công nghệ, sáng tác nghệ thuật nhằm tạo ra những sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội; (2) Đối với các chủ thể sản xuất, kinh doanh: Bảo vệ quyền SHTT góp phần làm giảm thiểu các tổn thất cho các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn và thúc đẩy, tạo động lực cho sự phát triển sản xuất, kinh doanh của các chủ thể đó; (3) Đối với người tiêu dùng, người sử dụng: Bảo vệ quyền SHTT sẽ giúp người tiêu dùng tăng cơ hội chọn lựa và được sử dụng các sản phẩm tốt, đáp ứng được nhu cầu cao của người tiêu dùng, hạn chế được các hành vi tạo ra hàng nhái, hàng kém chất lượng và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh; (4) Đối với quốc gia: Quyền SHTT được khẳng định là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế.
Do đó, nếu việc bảo vệ quyền SHTT được thực hiện có hiệu quả sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ. Bảo hộ quyền SHTT là nghĩa vụ bắt buộc và điều kiện tiên quyết đối với các quốc gia là thành viên và muốn là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đa số các nước coi việc bảo hộ quyền SHTT là một điều kiện không thể thiếu trong việc thiết lập các mối quan hệ thương mại.
Blockchain sẽ cho biết chủ thể quyền SHTT có những quyền gì, phạm vi sử dụng các quyền đó. Điều này đặc biệt có giá trị trong các trường hợp pháp lý có yêu cầu chứng minh hành vi sử dụng lần đầu tiên, sử dụng thực tế, hoặc cần xác định phạm vi sử dụng điển hình trong các vụ tranh chấp hay các thủ tục pháp lý khác. Ví dụ, thu thập thông tin về việc sử dụng nhãn hiệu trong thương mại từ đăng ký nhãn hiệu chính thức, dựa trên Blockchain sẽ cho phép cơ quan SHTT có liên quan nắm được thông tin thực tế gần như ngay lập tức.
Tiềm năng mà Blockchain được sử dụng để quản lý các quyền SHTT là rất lớn. Việc lưu trữ thông tin, dữ liệu SHTT vào sổ cái phân tán thay vì việc lưu trữ trong cơ sở dữ liệu truyền thống có thể biến các quyền này trở thành “quyền SHTT thông minh”. Bên cạnh đó, việc sử dụng công nghệ sổ cái phân tán để tạo ra “các đăng ký quyền SHTT thông minh” dưới dạng một giải pháp tập trung hóa được vận hành bởi cơ quan SHTT giúp giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp cần đối chiếu, lưu trữ và cung cấp bằng chứng.
Blockchain có thể đóng vai trò quan trọng đối các quyền SHTT mà không cần thủ tục đăng ký xác lập quyền như quyền tác giả (theo pháp luật nhiều nước và theo các điều khoản của Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật) và các quyền về kiểu dáng không phải đăng ký. Vì công nghệ này có thể cung cấp các bằng chứng về ý tưởng, sử dụng, các yêu cầu được xác nhận (như tính nguyên gốc và ở nhiều nước có quy định về kiểu dáng lần đầu được đưa ra thị trường) và quy chế pháp lý. Khi đăng tải tác phẩm hoặc thiết kế nguyên gốc và các thông tin chi tiết về tác giả lên hệ thống Blockchain, hệ thống đồng thời cũng sẽ ghi chép thời gian khởi tạo, từ đó tạo ra bằng chứng xác thực chứng minh quyền tác giả đối với tác phẩm. Kho thông tin dành cho các quyền SHTT không cần thủ tục đăng ký được xây dựng trên cơ sở Blockchain đang được một số doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển và có thể trở thành giải pháp hữu ích, dễ quản lý cho công tác bảo hộ quyền tác giả cũng như quản lý bản quyền nội dung số.
Một khái niệm thường xuyên được nhắc đến cùng với Blockchain là các “hợp đồng thông minh”. Vì một số giải pháp ứng dụng Blockchain có thể chứa đựng, thực hiện và giám sát giao dịch bằng ngôn ngữ mã hóa, có thể hữu ích cho hoạt động quản lý bản quyền nội dung số và các loại giao dịch SHTT khác. Hợp đồng thông minh có thể được sử dụng trong việc: thiết lập và thực thi các thỏa thuận về SHTT như các hợp đồng thương mại và cho phép giao dịch thanh toán theo thời gian thực cho các chủ sở hữu quyền; thông tin về các quyền SHTT được bảo hộ, ví dụ như một bài hát hay hình ảnh được mã hóa dưới dạng kỹ thuật số (dưới định dạng tệp âm thanh hoặc tệp ảnh). Từ năm 2021, Hiệp hội Bản quyền Trung Quốc - tổ chức công cộng, trực thuộc chính phủ thuộc Cục Bản quyền quốc gia Trung Quốc, đã khởi động chuỗi bản quyền Trung Quốc và ra mắt hệ thống Blockchain bảo vệ bản quyền kỹ thuật số.
Blockchain sẽ cho biết ai là người sở hữu, ai là người nhận bản quyền hợp pháp… Từ đó, cho phép tất cả mọi người trong chuỗi cung ứng, kể cả người tiêu dùng hay cơ quan hải quan đều có thể xác minh được sản phẩm chính hãng và phân biệt chúng với hàng giả. Gắn các mã kết nối thông tin với hệ thống Blockchain có thể quét được tem chống hàng giả hoặc in tem (hiện rõ hoặc in ẩn) lên sản phẩm là một trong số những ứng dụng thuyết phục nhất của công nghệ này, có thể đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại hàng giả. Blockchain cũng được sử dụng cùng với các nhãn hiệu chứng nhận để chứng thực sản phẩm đáp ứng theo đúng tiêu chuẩn hoặc tiêu chí nhất định đã được đặt ra.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0, Blockchain được xem là chìa khóa cho chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin tương lai. Với khả năng chia sẻ thông tin dữ liệu minh bạch, tiết kiệm không gian lưu trữ và bảo mật cao, công nghệ Blockchain đang nhận được sự quan tâm của nhiều chính phủ và tổ chức SHTT. Để có thể sớm đưa những ứng dụng của Blockchain vào SHTT, các chính phủ cần khuyến khích nghiên cứu ứng dụng công nghệ này; xây dựng, hoàn thiện thể chế tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho việc triển khai, phát triển công nghệ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. “Sổ tay thực thi quyền sở hữu trí tuệ” - Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền SHTT của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, 2010. 2. “Báo cáo thường niên hoạt động sở hữu trí tuệ năm 2020” - Bộ Khoa học và Công nghệ, https://ipvietnam.gov.vn/. 3. P. K. Sharma and J. H. Park, ‘‘Blockchain based hybrid network architecture for the smart city’’ Future Gener. Comput. Syst., vol. 86, pp. 650–655, Sep. 2018. 4. R. Guo, H. Shi, Q. Zhao, and D. Zheng, ‘‘Secure attributebased signature scheme with multiple authorities for blockchain in electronic health records systems,’’ IEEE Access, vol. 6, pp. 11676–11686, 2018. |
Phạm Tiến Đạt (Học viện Cảnh sát nhân dân)
10:00 | 30/01/2023
09:00 | 24/10/2022
16:00 | 19/10/2022
10:00 | 26/05/2023
09:00 | 13/06/2022
14:00 | 06/12/2024
Một tập hợp gồm 15 ứng dụng phần mềm độc hại SpyLoan Android mới với hơn 8 triệu lượt cài đặt đã được phát hiện trên Google Play, chủ yếu nhắm vào người dùng từ Nam Mỹ, Đông Nam Á và châu Phi.
14:00 | 20/11/2024
Davey Winder - một hacker và cũng là nhà phân tích an ninh mạng kỳ cựu cho biết, các cuộc tấn công mạng đang ngày càng phức tạp và Gmail là một trong những mục tiêu hàng đầu của các tin tặc. Tính năng xác thực hai yếu tố đã không còn an toàn khi có những báo cáo cho thấy tin tặc đã vượt qua biện pháp này.
10:00 | 31/01/2024
Các nhà nghiên cứu tại hãng bảo mật Kaspersky đã phát triển một kỹ thuật mới có tên là iShutdown để có thể phát hiện và xác định các dấu hiệu của một số phần mềm gián điệp trên thiết bị iOS, bao gồm các mối đe dọa tinh vi như Pegasus, Reign và Predator. Bài viết sẽ cùng khám phát kỹ thuật iShutdown dựa trên báo cáo của Kaspersky.
09:00 | 10/01/2024
Ngày nay, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có vai trò hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Trong đó, lĩnh vực an toàn thông tin, giám sát an ninh thông minh có tiềm năng ứng dụng rất lớn. Bên cạnh các giải pháp như phát hiện mạng Botnet [1], phát hiện tấn công trinh sát mạng [2], việc ứng dụng AI trong giám sát an ninh, hỗ trợ điều tra tội phạm cũng đang được nghiên cứu, phát triển và ứng dụng rộng rãi. Trong bài báo này, nhóm tác giả đề xuất giải pháp sử dụng mô hình mạng nơ-ron tinh gọn phân loại tương tác giữa 2 người trong chuỗi ảnh rời rạc. Kết quả nghiên cứu có vai trò quan trọng làm cơ sở xây dựng và phát triển các mô hình phân loại hành động bất thường, phát hiện xâm nhập.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Trong bối cảnh mua sắm trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến, các thủ đoạn lừa đảo cũng đang ngày càng tinh vi và thường nhắm vào những người tiêu dùng bất cẩn. Những nạn nhân này thường có thói quen mua sắm trực tuyến thường xuyên, nhưng lại thiếu chú ý đến các phương thức thanh toán trước khi hoàn tất giao dịch. Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) vừa đưa ra cảnh báo về các chiêu trò lừa đảo phổ biến, đặc biệt trong dịp cuối năm khi nhu cầu mua sắm tăng cao.
08:00 | 12/12/2024