Trên thực tế, nhiều máy in có thể thêm các nhận diện riêng vào tài liệu in vì mục đích bảo vệ thông tin. Đây là các dấu chấm phụ, giúp nhận diện thiết bị nào đã in tài liệu hay để xác định các tài liệu giả mạo. Điều này sẽ có ích trong trường hợp tài liệu rơi vào kẻ xấu. Cụ thể, trong vụ việc làm rò rỉ tài liệu của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency – NSA) dấu nhận diện này đã giúp buộc tội Reality Winner.
Tuy nhiên, kỹ thuật này đã bị phá bởi một nhóm các nhà nghiên cứu của Đại học Kỹ thuật tại Dresden, Đức. Tháng 6/2018, tại hội thảo ACM lần thứ 6 của Hiệp hội Máy tính, có chủ đề về ẩn giấu thông tin và an toàn đa phương tiện được tổ chức tại Áo, nhóm tác giả Timo Richter, Stephan Escher, Dagmar Schönfeld và Thorsten Strufe đã trình bày về cách ẩn danh tài liệu in.
Trong bài báo cáo, các nhà nghiên cứu giải thích rằng, họ đã kiểm tra 1.286 tài liệu được in từ máy in của 18 nhà sản xuất khác nhau, tạo ra một thuật toán truy xuất để xác định các kiểu chấm phổ biến. Đồng thời, các nhà nghiên cứu đã khám phá bốn kiểu chấm chưa được phát hiện được mã với 48, 64, 69 và 98 bit.
Việc xác định các kiểu chấm mới là rất quan trọng, vì các dấu chấm này có thể khiến một người có thể bị lộ danh tính bởi máy in của họ. Trừ trường hợp, người dùng sử dụng máy in của hãng Brother, Samsung hoặc Tektronix, bởi máy in của các hãng này không có mã theo dõi.
So với việc truy xuất các dấu chấm, việc làm rối để che giấu là dễ dàng hơn. Bất kỳ ai cũng có thể quét tài liệu và xóa các vùng trống trong trình chỉnh sửa hình ảnh. Sau khi thuật toán nhận diện các kiểu chấm đang sử dụng, phương pháp này sẽ tạo ra một “mặt nạ” bao gồm tất cả các vị trí chấm có thể có trong kiểu chấm đó và thêm các chấm bổ sung phù hợp, nhưng làm cho mã của các dấu chấm không còn có ý nghĩa. Từ đó, loại bỏ được chấm theo dõi trong tài liệu in.
Nhóm nghiên cứu đã phát hành miễn phí công cụ tự động che giấu và làm rối chấm tại dịch vụ lưu trữ mã nguồn GitHub.
Thảo Uyên
Theo Register
07:00 | 29/12/2017
08:00 | 06/09/2018
08:00 | 02/11/2017
08:14 | 04/08/2017
09:00 | 23/10/2019
14:00 | 10/12/2021
07:00 | 07/02/2025
Tấn công từ chối dịch vụ (Distributed denial of service - DDoS) đã và đang trở nên phổ biến và lan rộng trên mạng Internet. Khi DDoS nhắm tới các web server thông qua mạng botnet, kẻ tấn công thường huy động một số lượng lớn các máy tính bị nhiễm mã độc, PC-Bot gửi các yêu cầu tới máy chủ ứng dụng web làm cho tài nguyên (CPU, băng thông, bộ nhớ…) bị cạn kiệt dẫn tới dịch vụ web bị ngừng hoạt động. Để giảm thiểu thiệt hại và ngăn chặn hình thức tấn công này, cần xây dựng một ứng dụng có thể hỗ trợ giám sát một số đặc điểm bất thường trên lưu lượng mạng và phân biệt được người sử dụng hay bot đang truy cập vào web server, làm tiền đề để ngăn chặn kịp thời các cuộc tấn công DDoS, không gây tắc nghẽn băng thông hoặc cạn kiệt tài nguyên, tạo điều kiện để người sử dụng bình thường có thể truy cập website.
13:00 | 02/12/2024
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng phát triển và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Thậm chí đối với những lĩnh vực đòi hỏi trình độ cao của con người như lập trình hay bảo mật, AI cũng đang chứng minh khả năng vượt trội của mình. Với sự trợ giúp của AI, Google đã phát hiện một lỗ hổng bảo mật tồn tại hơn 20 năm trong dự án phần mềm mã nguồn mở được sử dụng rộng rãi.
07:00 | 07/11/2024
Song song cùng sự phát triển của công nghệ, Deepfake cũng có lịch sử phát triển với nhiều loại hình khác nhau. Phần hai của bài báo sẽ tập trung phân loại các loại hình Deepfake và trình bày về các tập dữ liệu có giá trị trong việc phát hiện công nghệ tinh vi này.
13:00 | 17/06/2024
Để tăng cường tính bảo mật và khắc phục các lỗ hổng, Microsoft thường phát hành định kỳ những bản cập nhật dành cho Windows, trong đó có các bản vá Patch Tuesday hàng tháng. Việc nắm bắt các bản vá này rất quan trọng để chủ động phòng tránh trước các mối đe dọa mạng. Bài viết này đưa ra quy trình cập nhật bản vá bảo mật Windows trên các máy trạm dành cho người dùng cuối, việc thực hiện cập nhật trên máy chủ Windows Server thực hiện tương tự.
Trong bối cảnh chuyển đổi số và ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin (CNTT) thì xu hướng kết nối liên mạng để chia sẻ cơ sở dữ liệu (CSDL) trở nên tất yếu. Các hệ thống công nghệ vận hành (Operational Technology - OT) cũng không nằm ngoài xu hướng này, quá trình đó được gọi là Hội tụ IT/OT. Do vậy, nhu cầu truyền dữ liệu một chiều giữa các mạng độc lập ngày càng tăng để phục vụ cho mục đích khai thác dữ liệu. Bài viết này giới thiệu một giải pháp mới dựa trên công nghệ vi mạch tích hợp khả trình (Field-Programmable Gate Array - FPGA), sử dụng cơ chế xử lý đa luồng tốc độ cao, giúp duy trì băng thông hệ thống mà không gây ra tình trạng treo hoặc nghẽn mạng, cho phép các kết nối yêu cầu thời gian thực. Đồng thời, bài viết cũng sẽ trình bày giải pháp giả lập giao thức TCP/IP hỗ trợ cho các giao thức truyền thông trong các hệ thống mạng điều khiển IT/OT.
09:00 | 06/01/2025
Cuộc tấn công nhằm vào sàn giao dịch Bybit lấy đi số tiền mã hóa trị giá 1,46 tỷ USD khai thác mắt xích yếu nhất trong bảo mật: con người.
14:00 | 19/03/2025