Để Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới: đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân phát triển môi trường số an toàn, nhân văn và rộng khắp. Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến 2025, định hướng 2030, với ba mục tiêu chính: Hướng tới Chính phủ số, đến năm 2025, nước ta có 100% cơ sở dữ liệu quốc gia được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc, Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).
Theo tinh thần đó, Viettel là thương hiệu gắn liền với những nỗ lực đi đầu trong chiến lược chuyển đối số, kiến tạo xã hội số, cũng như đặt những nền móng cho nền công nghiệp công nghệ cao của đất nước.
Thiếu tướng Hoàng Sơn, Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết: “Chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra cơ hội, doanh thu và giá trị mới. Sức hấp dẫn về tăng trưởng biến không gian số trở thành vấn đề toàn cầu. Là một tập đoàn kinh tế mũi nhọn của Đảng, Nhà nước, Viettel không thể đứng ngoài cuộc”.
Tuy nhiên, bên cạnh sự cấp thiết và lợi ích về chuyển đổi số, Ông Nguyễn Sơn Hải, Giám đốc Công ty An ninh mạng Viettel cho rằng, làn sóng chuyển đổi số, thành phố thông minh, IoT… đang tạo một xã hội kết nối khiến chúng ta bắt buộc phải quan tâm đến vấn đề vấn đề an ninh mạng. Hay nói cách khác, an ninh mạng là yêu cầu bắt buộc trong công cuộc chuyển đổi số.
Theo số liệu thống kê đến hết tháng 8/2020, Công ty An ninh mạng Viettel đã phát hiện tổng số hơn 3 triệu cảnh báo tấn công mạng vào các hệ thống tài chính, ngân hàng, mạng công nghệ thông tin một số tỉnh thành trên cả nước. Đáng lưu ý là các hệ thống tài chính, ngân hàng chiếm 90% số lượng cảnh báo. Trong khi đó, cảnh báo đến từ hệ thống công nghệ thông tin các tỉnh thành chiếm 10%.
Những cuộc tấn công này không chỉ nhằm đánh cắp thông tin mà còn có thể chiếm quyền điều hành, làm tê liệt hệ thống. Mức độ nghiêm trọng của sự cố tại các hệ thống thông tin đòi hỏi các cơ quan, đơn vị phải có sự đầu tư, chuẩn bị tốt để bảo đảm an toàn thông tin trong chuyển đổi số.
Để tiên phong trong lĩnh vực an ninh mạng phục vụ chuyển đổi số, việc thúc đẩy mạnh mẽ lĩnh vực an ninh mạng nằm trong chiến lược chuyển đổi từ nhà khai thác viễn thông sang nhà cung cấp dịch vụ số của Tập đoàn Viettel, nhằm thực hiện sứ mệnh kiến tạo xã hội số. Công ty An ninh mạng Viettel đã hình thành Trung tâm Giám sát và Phản ứng trên không gian mạng (SOC Managed Service) trên phạm vi toàn cầu, có khả năng phát hiện, phân tích, phản ứng, ngăn chặn và điều tra truy vết các sự cố về an toàn thông tin, đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống CNTT. Tại Việt Nam, Công ty An ninh mạng Viettel là công ty an toàn thông tin đầu tiên có hệ sinh thái giải pháp do chính các chuyên gia an toàn thông tin tại Viettel nghiên cứu và phát triển.
“Công ty An ninh mạng Viettel muốn trở thành nhà cung cấp dịch vụ an ninh mạng lớn nhất Việt Nam, với con người Việt, quy trình Việt và sản phẩm Việt để cung cấp cho phần lớn các doanh nghiệp/tổ chức lớn và hạ tầng trọng yếu của quốc gia”, ông Nguyễn Sơn Hải chia sẻ.
Ngoài SOC Managed Service, các sản phẩm an ninh mạng phục vụ chuyển đổi số khác của Công ty An ninh mạng Viettel cũng đã có sự khẳng định chỗ đứng trên thị trường. Trong cuộc thi IT World Awards 2020 tháng 8/2020, 2/2 sản phẩm của Công ty An ninh mạng Viettel tham dự đều đạt giải, nằm trong mảng an ninh viễn thông năm 2020. Trong đó, Hệ thống kiểm soát roaming biên giới Viettel (Viettel Border Roaming Gateway - vBRG) xuất sắc đạt giải Vàng tại hạng mục Quản lý Truyền thông khách hàng và Hệ thống tạo cuộc gọi test tiên tiến (Advanced Test-Call Generator - A-TCG) đạt giải Đồng tại hạng mục sản phẩm và dịch vụ Công nghệ thông tin (CNTT) tốt nhất cho lĩnh vực viễn thông.
Hệ sinh thái an toàn thông tin Make in Vietnam của Công ty An ninh mạng Viettel
Hoàng Hằng
16:00 | 13/10/2020
07:00 | 03/09/2020
15:00 | 17/11/2020
09:00 | 04/01/2022
15:00 | 18/11/2020
09:00 | 29/08/2024
Ngày 23/8, Sở Thông tin & Truyền thông TP.HCM phối hợp cùng Hiệp hội An toàn thông tin (VNISA HCM) đã tổ chức thành công sự kiện Hội thảo và Triển lãm an toàn thông tin khu vực phía Nam 2024. Mi2 vinh dự được đồng hành cùng chương trình với cương vị là Nhà tài trợ Bạc cùng Trellix và Đồng tài trợ cùng Rapid7 mang đến những giải pháp bảo mật toàn diện trước tình hình tấn công phức tạp của Ransomware hiện đang là mối quan tâm cho các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam.
12:00 | 19/06/2024
Nvidia đã phát hành bản cập nhật phần mềm giải quyết nhiều lỗ hổng nghiêm trọng cao trong trình điều khiển GPU và phần mềm GPU ảo (Virtual GPU).
13:00 | 12/06/2024
Một lỗ hổng nghiêm trọng cross-site scripting (XSS) định danh CVE-2024-4835 trong trình soạn thảo mã trực tuyến (Web IDE) của GitLab cho phép kẻ tấn công chiếm quyền kiểm soát tài khoản người dùng mà không cần xác thực.
09:00 | 30/05/2024
Bộ định tuyến D-Link EXO AX4800 (DIR-X4860) dễ bị tấn công bởi lỗ hổng thực thi lệnh từ xa không yêu cầu xác thực. Điều này có thể dẫn đến việc những kẻ tấn công có quyền truy cập vào cổng HNAP và chiếm đoạt quyền kiểm soát thiết bị.
Ngày 3/9, Cơ quan Bảo vệ dữ liệu Hà Lan (DPA) tuyên bố phạt công ty trí tuệ nhân tạo (AI) chuyên về nhận dạng khuôn mặt tự động Clearview AI số tiền 30,5 triệu Euro (khoảng 33,7 triệu USD), vì đã tạo cơ sở dữ liệu bất hợp pháp.
10:00 | 06/09/2024