Đến dự có Thiếu tướng Trần Nguyên Bình – Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ, ông Nguyễn Duy Ngọc – Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), các thành viên trong Ban tổ chức cuộc thi và các cổ động viên của các đội dự thi.
Cuộc thi Sinh viên với ATTT năm 2009 là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Ngày An toàn thông tin Việt Nam năm 2009. Với mục đích là tạo ra một sân chơi thú vị dành cho sinh viên khối kỹ thuật, đồng thời qua cuộc thi này, ban tổ chức cũng nhằm phát hiện những sinh viên có năng khiếu trong lĩnh vực ATTT để tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng, bổ sung vào nguồn nhân lực ATTT. Đây là lần thứ II Cuộc thi Sinh viên với an toàn thông tin diễn ra và đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của lãnh đạo và sinh viên các trường đại học khối kỹ thuật tại Hà Nội. Học viện Kỹ thuật Mật mã – Ban Cơ yếu Chính phủ là đơn vị đăng cai tổ chức cuộc thi năm nay.
Cuộc thi Sinh viên với ATTT năm 2009 có sự tham gia của 16 đội đến từ 8 trường đại học phía Bắc, các đội chia làm 4 bảng, thi đấu 3 vòng để chọn ra đội vô địch. Vòng I, 4 đội ở mỗi bảng thi đấu với nhau, chọn ra 1 đội có số điểm cao nhất vào vòng II. 8 đội lọt vào vòng II chia thành 2 bảng thi đấu, mỗi bảng sẽ chọn ra 1 đội có số điểm cao nhất vào thi đấu trận chung kết.
Ngay khi có tín hiệu vòng I bắt đầu, cuộc thi diễn ra rất sôi nổi, các đội thay nhau bấm chuông trả lời các câu hỏi mà ban tổ chức đưa ra để giành những điểm số quan trọng. Có những lúc cuộc thi rất căng thẳng và kịch tính, vì các đội tham dự năm nay đều có sự chuẩn bị rất chu đáo và có kinh nghiệm trong cuộc thi lần thứ nhất năm 2008. Kết thúc vòng II, Ban tổ chức đã xác định được 2 đội xuất sắc vào thi đấu trận chung kết, đó là đội Học viện Kỹ thuật Mật mã 2 và Đại học Công nghệ 1.
Với 320 điểm mỗi đội có trong tay khi bước vào trận chung kết, hai đội đã thể hiện có trình độ kiến thức cân bằng nhau và đội nào cũng xứng đáng là ứng cử viên giành chức vô địch. Trận chung kết diễn ra căng thẳng trong 30 phút với phần thi thực hành. Hai đội tiến hành các bước chiếm quyền quản trị, tìm cách phát hiện các lỗi bảo mật và đề xuất cách khắc phục trong hệ thống mạng của mình.... Với phần thi này, các thành viên trong đội phải phát huy tối đa vốn kiến thức, sự hiểu biết về ATTT và một chút nhạy bén thì mới có thể hoàn thành tốt bài thi trong khoảng thời gian quy định. Theo đánh giá của Ban giám khảo, hệ thống mạng mà mỗi đội nhận được là khá phức tạp và “đầu bài thi” tương đối khó, do vậy đòi hỏi các đội phải nắm vững kiến thức thì mới có thể phát hiện và xử lý nhanh được các lỗi bảo mật.
Với kết quả chấm điểm rất công tâm và minh bạch, Ban giám khảo đã chọn ra được đội vô địch, đó là đội Học viện KTMM2. Đội Đại học Công nghệ 1 giành giải nhì, hai đội Học viện KTMM 1 và Đại học Giao thông vận tải đồng giải ba. Ngoài ra, Ban giàm khảo đã trao giải khuyến khích cho 2 đội là Học viện Kỹ thuật Quân sự và Viện Đại học Mở Hà Nội; giải phong cách thuộc về Đại học Xây dựng Hà Nội.
Cuộc thi cho thấy sự tiến bộ nhanh chóng về kiến thức, nhận thức của sinh viên với ATTT. Sự thành công của cuộc thi Sinh viên với ATTT năm 2009 là kết quả quá trình phối hợp chặt chẽ của VNISA với đơn vị đăng cai tổ chức là Học viện KTMM và sự ủng hộ nhiệt tình của các trường có đội tham gia dự thi. Kết quả này góp phần rất lớn vào sự thành công của Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2009.
08:00 | 18/09/2019
Sáng ngày 17/9/2019, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã đã tổ chức Lễ khai giảng năm học 2019 - 2020. Thiếu tướng Nguyễn Nam Hải, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ đã tới dự và phát biểu chỉ đạo.
08:00 | 03/04/2019
Là cơ sở đào tạo đa ngành, đa cấp và đa hình thức (Chính quy, Liên thông, Vừa học - vừa làm, Trực tuyến), Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội xác định sứ mệnh của mình là đào tạo các nhà kinh tế và các nhà kỹ thuật - công nghệ thực hành, tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
14:00 | 09/08/2018
Điểm chuẩn trúng tuyển năm 2018 vào 3 ngành đào tạo đại học hệ dân sự của Học viện Kỹ thuật mật mã dao động từ 18,25 điểm đến 20,15 điểm.
15:17 | 23/03/2015
Cuộc thăm dò ý kiến đầu tiên trong lĩnh vực này do Microsoft tiến hành với sự tham gia của 1.850 sinh viên dưới 24 tuổi ở 8 quốc gia châu Á, trong đó có 200 sinh viên tại VIỆT NAM, đã cho thấy phần lớn đều công nhận giá trị và ủng hộ việc học lập trình hoặc lập trình phần mềm – nên là một môn học chính tại các trường học.