Ấn phẩm BroadbandChoices có trụ sở tại Vương quốc Anh thực hiện một nghiên cứu hàng năm nhằm xếp hạng các quốc gia trên toàn thế giới về chất lượng, sự sẵn có và chi phí truy cập Internet. Trong thống kê năm 2022, Đan Mạch là quốc gia giành vị trí số 1.
Trên thực tế, người Đan Mạch có trải nghiệm Internet tốt hơn nhiều so với Mỹ vì tốc độ tải xuống trung bình nhanh hơn trong khi chi phí phải chi trả ít hơn.
Trong khi tốc độ Internet trung bình ở Mỹ chỉ dưới 30 Mbps, hầu hết người Đan Mạch lướt web với tốc độ trung bình gần 70 Mbps. Người Mỹ trung bình bỏ ra gần 62 USD/tháng để truy cập kết nối Internet băng thông rộng, còn người dân Đan Mạch chỉ phải trả số tiền có 47,8 USD mà vẫn có trải nghiệm tốt hơn nhiều.
Điều thú vị trong thành tích của Đan Mạch là mạng Internet ở nước này không có sự cạnh tranh quá quyết liệt. Lĩnh vực Internet băng thông rộng ở Đan mạch chỉ có một người thống trị duy nhất là YouSee.
Một yếu tố khác tác động tích cực đến điểm số khả năng tiếp cận Internet của Đan Mạch là hầu hết công dân của nước này nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai.
Mặc dù điểm số của Đan Mạch có vẻ cao hơn nhiều so với Mỹ nhưng cần lưu ý rằng, Mỹ là một quốc gia rộng lớn và trải dài trên nhiều múi giờ và khu vực địa lý với dân số hơn 350 triệu người.
Mặt khác, Đan Mạch chỉ có khoảng 5,8 triệu dân và diện tích đất nhỏ hơn nước Mỹ. Do đó Mỹ sẽ khó có thể đáp ứng được sự hài lòng của tất cả người dùng.
Có lẽ sẽ hợp lý hơn nếu so sánh Mỹ với các quốc gia như Trung Quốc hay Canada. Ví dụ, tốc độ internet trung bình ở Canada theo nghiên cứu này chỉ là 20,4 Mbps, trong khi công dân ở nước này phải trả 67 USD/tháng cho kết nối Internet băng thông rộng.
Các số liệu thống kê của Trung Quốc thậm chí còn kém hơn với tốc độ trung bình chỉ 4,9 Mbps, còn thấp hơn cả Ấn Độ, một quốc gia có dân số gần như tương đương.
Các quốc gia châu Phi tiếp tục đứng cuối bảng, cụ thể là các quốc gia như Ethiopia, Equatorial Guinea và Mauritania cho trải nghiệm Internet tệ nhất.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nhưng cũng có trải nghiệm Internet thuộc hàng top 100 trên thế giới.
Cụ thể, Việt Nam xếp thứ 71 trong danh sách với tốc độ download đạt 6,1Mbit/s, chi phí tiền Internet mỗi tháng ước tính khoảng 11,5 USD/tháng, khá rẻ so với mặt bằng chung. Chi phí cho 1GB dữ liệu di động tại Việt Nam chỉ là khoảng 0,8 USD/tháng.
Đáng tiếc so với bảng xếp hạng năm ngoái, Việt Nam đã tụt 15 bậc trong bảng xếp hạng.
Tuệ Minh
10:00 | 13/08/2021
22:00 | 01/01/2022
09:00 | 25/02/2022
15:00 | 08/02/2023
Ngày 03/02, tại Hà Nội, Bộ Công an và Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (Đề án 06) tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia (lần thứ nhất) phục vụ xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia với chuyên đề “Xác lập chiến lược dữ liệu đúng đắn tạo sức bật phát triển kinh tế, xã hội”.
11:00 | 26/12/2022
Ngày 24/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023.
18:00 | 09/12/2022
Chiều ngày 09/12/2022 tại Hà Nội, Lễ công bố và trao tặng danh hiệu Chìa khóa vàng 2022 đã được Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) tổ chức trang trọng để vinh danh các doanh nghiệp an toàn thông tin Việt Nam đã có nhiều nỗ lực, từng bước khẳng định những ưu thế về chất lượng và khả năng đáp ứng thị trường của sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin Việt Nam.
08:00 | 07/11/2022
Trong tháng 10/2022, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 857 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, giảm 13,3% so với tháng 9.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Ngày 21/3, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg về việc tăng cường công tác truyền thông chính sách. Chỉ thị nêu rõ, truyền thông chính sách là một nhiệm vụ, một chức năng quan trọng của cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Báo chí và các loại hình truyền thông khác là kênh thông tin, là phương thức cơ bản, quan trọng để thực hiện việc truyền thông chính sách.
13:00 | 23/03/2023
Chiều ngày 16/3/2023, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ và Bộ Ngoại giao đã ký Kế hoạch hợp tác triển khai công tác bảo mật và bảo đảm an toàn thông tin cho Bộ Ngoại giao giai đoạn 2023 - 2025. Tham dự Lễ ký kết có đồng chí Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Phía Ban Cơ yếu Chính phủ có đồng chí Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban; các đồng chí Phó Trưởng ban: Nguyễn Đăng Lực, Nguyễn Hữu Hùng; cùng đại diện lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị của Ban Cơ yếu Chính phủ và Bộ Ngoại giao.
15:00 | 18/03/2023