Việt Nam cũng thuộc nhóm dẫn đầu về gia tăng xuất khẩu chip tới Mỹ, bên cạnh Thái Lan, Ấn Độ và Campuchia.
Kết quả này tương tự báo cáo của Cục Thống kê Dân số Mỹ. Cụ thể, trong tháng 2, các đơn hàng chip bán dẫn nhập khẩu vào Mỹ đạt 4,86 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số này, chip có nguồn gốc từ châu Á chiếm 83%.
Trong 10 thị trường nhập khẩu vào Mỹ nhiều nhất, Việt Nam là một trong sáu thị trường tăng trưởng mạnh từ tháng 2/2022 đến 2.2023, trong khi doanh thu từ Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines giảm.
Doanh thu từ thị trường Mỹ của ngành chip Việt Nam tăng 74,9%, từ 321,7 triệu USD trong tháng 2/2022 lên 562,5 triệu USD tháng 2, chiếm 11,6% thị phần. Đây cũng là tháng thứ bảy liên tiếp chip "Made in Vietnam" đạt hơn 10% thị phần tại nước này.
Theo đánh giá của Bloomberg, cùng với việc đưa chuỗi sản xuất iPhone ra khỏi Trung Quốc, hành động giảm thị phần nhập khẩu chip từ Malaysia, vốn là một thành trì lâu năm về đóng gói chip, cho thấy Mỹ đang đa dạng hóa chuỗi cung ứng điện tử của mình.
Ngoài Việt Nam, hai thị trường khác cũng tăng trưởng mạnh là Campuchia với gần 7 lần từ 20,8 triệu USD lên 166,3 triệu USD, trong khi Ấn Độ tăng 34 lần lên mức hơn 152 triệu USD vào tháng 2/2023.
Thời gian qua, ngành chip tại Việt Nam đạt nhiều thành tựu, bao gồm cả việc tự sản xuất chip hay gia tăng sản lượng trong các nhà máy lớn. IPV, nhà máy chip của Intel tại Việt Nam đạt doanh thu xuất khẩu 11,5 tỷ USD năm 2022. Đơn vị này mất hơn 10 năm, từ 2010 đến 2020, để cho ra đời hai tỷ đơn vị sản phẩm đầu tiên, nhưng chỉ cần chưa tới hai năm tiếp theo để tăng con số lên 3,5 tỷ sản phẩm vào cuối 2022.
Việt Nam hiện có 20 công ty làm việc trong lĩnh vực IC Design với khoảng 5.000 kỹ sư thiết kế. Việt Nam có thể đẩy mạnh công tác đào tạo nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực trong lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn trên bình diện toàn cầu.
Đầu tháng 4, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, đồng thời xây dựng chương trình về sản xuất chip.
Các chuyên gia nhận định Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm sản xuất chip của thế giới nếu tận dụng tốt yếu tố thuận lợi, có chiến lược phù hợp, chính sách khuyến khích, ưu đãi lớn cho lĩnh vực này. Ông Steve Long, Tổng giám đốc Intel khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản, nhận định: "Việt Nam có khả năng thiết lập cơ sở hạ tầng và chính sách cần thiết để hỗ trợ các hoạt động sản xuất tiên tiến trong lĩnh vực chip".
Quốc Trung
10:20 | 16/07/2014
10:00 | 14/03/2023
14:00 | 20/03/2023
10:00 | 07/08/2023
Đó là chủ đề Hội thảo về An toàn thông tin diễn ra chiều ngày 04/8/2023 tại Hà Nội, do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Cơ quan An toàn thông tin Nhật Bản (NISC) tổ chức.
22:00 | 22/07/2023
Ngày 22/7, đoàn công tác ngành Cơ yếu Việt Nam do Thiếu tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương, tưởng nhớ và tri ân công lao to lớn các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023).
09:00 | 17/07/2023
Tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 7/2023 của Bộ TT&TT, ông Trần Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin nhận định: Trong các tháng đầu năm nay, các nhóm người dùng bị lừa đảo trực tuyến đang có sự dịch chuyển mạnh sang đối tượng là người cao tuổi, trẻ em, sinh viên, người lao động thu nhập thấp và họ chủ yếu bị lừa đảo tài chính.
22:00 | 17/06/2023
Bước vào đầu thế kỷ 21, công nghệ thông tin và truyền thông đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ, mở ra một kỷ nguyên mới cho xã hội loài người. Điều này mang đến nhiều lợi ích to lớn cho thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt là vấn đề bảo mật và an toàn thông tin. Trong thời gian này, khái niệm an toàn thông tin còn rất mới mẻ và rất “mơ hồ” với đa số người dùng máy tính tại Việt Nam. Vậy làm thế nào để giúp người dùng nhận thức về an toàn thông tin, mất an toàn thông tin và phòng tránh các sự cố về an toàn thông tin...?
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Trong không khí náo nức trên khắp cả nước chào mừng một năm học mới, sáng ngày 08/9, tại Học viện Kỹ thuật mật mã, các bậc phụ huynh và tân sinh viên từ nhiều tỉnh thành khác nhau đã có mặt để làm thủ tục chính thức nhập học.
09:00 | 11/09/2023
Vừa qua, Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp cùng Cục Cơ yếu Đảng - Chính quyền, Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức Lớp tập huấn, huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Cơ yếu năm 2023. Tham gia Lớp tập huấn có 78 đồng chí là Lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy; các phòng thuộc Văn phòng Tỉnh ủy; cán bộ làm công tác văn thư của các ban Đảng, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy, cơ yếu các huyện, thành, thị ủy.
08:00 | 22/09/2023