AI4VN 2024 có sự tham dự của đại diện các Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương; Đại sứ quán các nước Australia, Hàn Quốc, Anh, Hoa Kỳ, đại diện UNESCO tại Việt Nam,... cùng các chuyên gia, diễn giả đến từ các tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ, trong nước và quốc tế, các hiệp hội, viện, trường, startup, các cơ quan báo chí, truyền thông cùng đông đảo cộng đồng yêu công nghệ nói chung và cộng đồng AI Việt Nam nói riêng.
Sau 6 năm tổ chức (bắt đầu từ 2018), AI4VN đã trở thành một sự kiện khoa học tin cậy, thu hút quan tâm của đông đảo các cơ quan ban hành chính sách, quản lý, tập đoàn công nghệ, đơn vị nghiên cứu... cùng chung tay thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái AI tại Việt Nam. AI4VN 2024 - “Mở khóa sức mạnh trí tuệ nhân tạo tạo sinh” bao gồm các hoạt động: AI Summit, AI Workshop, AI Expo, AI Awards, hướng tới mục tiêu cung cấp bức tranh toàn cảnh từ góc nhìn ứng dụng, sự hưởng ứng của doanh nghiệp trong hệ sinh thái AI tại Việt Nam.
Toàn cảnh sự kiện
Mở khóa sức mạnh trí tuệ nhân tạo tạo sinh
Hiện nay, sự phát triển AI không dừng lại ở mô hình truyền thống, mà đã tiến tới thế hệ tiếp theo, đó là AI tạo sinh. Đây là một loại hệ thống AI có khả năng tạo ra nội dung mới dựa trên các gợi ý (prompt). Các mô hình AI tạo sinh áp dụng các kỹ thuật học máy mạng nơ-ron nhân tạo, sau đó tạo ra dữ liệu mới. Các hệ thống AI tạo sinh đáng chú ý như: ChatGPT; Bing Chat; Google Bard AI...
AI tạo sinh có mức độ tác động rất sâu rộng đối với kinh tế - xã hội, chính trị, an ninh của các quốc gia trên thế giới. Việc ứng dụng AI nói chung, AI tạo sinh nói riêng vào các hoạt động kinh tế giúp tối ưu hóa quy trình kinh doanh, nâng cao năng suất, gia tăng giá trị rất lớn. Tuy nhiên, sự phát triển AI tạo sinh tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu không được sử dụng một cách có đạo đức và quản lý thiếu chặt chẽ.
Ông Phinith Chanthalangsy - Cố vấn cấp cao và Quản lý Chương trình Khoa học Xã hội và Nhân văn, Văn phòng khu vực UNESCO tại Bangkok trình bày tham luận tại sự kiện
Mở đầu sự kiện là tham luận đến từ Ông Phinith Chanthalangsy - Cố vấn cấp cao và Quản lý Chương trình Khoa học Xã hội và Nhân văn, Văn phòng khu vực UNESCO tại Bangkok với chủ đề: “Đối thoại toàn cầu về đạo đức trong trí tuệ nhân tạo: Các mối đe dọa hiện nay”. Thời gian qua UNESCO đã đưa ra một bộ quy định về đạo đức trong AI, tập trung vào việc đảm bảo rằng AI được phát triển và sử dụng theo cách tôn trọng quyền con người và thúc đẩy sự công bằng. Trong hợp tác với Việt Nam, tổ chức này cũng cho biết sẵn sàng hỗ trợ Bộ Khoa học và Công nghệ trong triển khai các khuyến nghị của UNESCO tại Việt Nam, đặc biệt là khuyến nghị đạo đức trong AI.
AI4VN 2024 diễn ra 4 phiên hội thảo chuyên đề với chủ đề: AI Automation - Tự động hóa và AI; Ứng dụng AI tạo sinh trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam; Data center và AI Cloud; Ứng dụng AI trong lĩnh vực Y tế.
Tại phiên workshop đầu tiên với chủ đề AI Automation - Tự động hóa và AI, Ông Lê Đăng Ngọc - Phó Giám đốc Khối nền tảng Trí tuệ nhân tạo, Viettel AI trình bày về chủ đề “Ứng dụng AI trong tự động hóa tác vụ nâng cao hiệu suất làm việc” với các công nghệ AI mà Viettel đã và đang triển khai, ứng dụng cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giúp tự động hoá, tối ưu hoá, nâng cao hiệu suất làm việc.
Sau phần trình bày tham luận, Bà Đặng Huỳnh Mai Anh - Giám đốc Dữ liệu và Phân tích Heineken Việt Nam cũng có bài chia sẻ với chủ đề: “Tiên phong chuyển đổi số và ứng dụng AI tại Heineken Việt Nam”, đem lại góc nhìn về ứng dụng công nghệ trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
Toạ đàm Nâng cao năng suất lao động với AI và tự động hóa
Cũng tại phiên workshop thứ nhất, Tọa đàm “Nâng cao năng suất lao động với AI và tự động hóa” diễn ra với sự tham gia của PGS, TS. Bùi Thu Lâm, Phó chủ tịch, Tổng thư ký FISU Việt Nam cùng với Ông Lê Đăng Ngọc và Bà Đặng Huỳnh Mai Anh. Toạ đàm trao đổi về những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao năng suất lao động bằng cách ứng dụng AI và tự động hóa. Các chuyên gia đã trình bày về thực trạng và chỉ ra những ưu thế, khó khăn khi kết hợp tự động hóa và AI, từ đó đề ra giải pháp để khai thác thế mạnh của công nghệ này.
Tọa đàm "Trí tuệ nhân tạo tạo sinh và cơ hội vàng cho doanh nghiệp" tại phiên workshop thứ hai
Tại các phiên workshop tiếp theo, những chủ đề nóng liên quan tới việc áp dụng AI trong các lĩnh vực của cuộc sống như: quản lý dữ liệu, y tế, quản trị doanh nghiệp, tài chính.... đã được đưa ra thảo luận, nhằm gợi ý, đề xuất từ thực tế hoạt động của doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu. Theo các chuyên gia, AI có nhiều tiềm năng, song để ứng dụng vào thực tiễn thường gặp nhiều thách thức cần được giải quyết để đảm bảo chúng có thể mang lại lợi ích thực sự, ví dụ như: Chất lượng dữ liệu; Độ tin cậy và chính xác; Chấp nhận của người dùng; Vấn đề đạo đức và pháp lý; Quản lý và phát triển AI có trách nhiệm… Từ những vấn đề được đưa ra trao đổi và phân tích, các chuyên gia đã đưa ra các giải pháp và định hướng để góp phần hình thành và phát triển một hệ sinh thái AI bền vững tại Việt Nam.
Tại phiên toàn thể (AI Summit) được tổ chức vào buổi chiều tập trung thảo luận cách AI có thể được ứng dụng để giải quyết các thách thức toàn cầu và cải thiện cuộc sống. Các chuyên gia đề cập tới những tiến bộ mới nhất trong AI, từ việc tối ưu hóa quy trình công việc đến việc phát triển các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề phức tạp. Các tham luận được trình bày nhằm làm rõ cách AI đang trở thành công cụ quan trọng trong việc đạt được mục tiêu và tạo ra ảnh hưởng lớn trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt từ góc nhìn thực chiến của doanh nghiệp, các chuyên gia đến từ VinBigdata, FPT, VNPT... trình bày các vấn đề đang được quan tâm hiện nay với các tham luận: “Cơ hội từ trí tuệ nhân tạo”; “Tác động xã hội của trí tuệ nhân tạo”; “Trí tuệ nhân tạo vượt ra ngoài màn hình máy tính: Nâng cao khả năng của con người trong thế giới vật lý”; “Ứng dụng AI trong thúc đẩy các giải pháp công cộng”.
Lễ trao Giải thưởng bình chọn Sản phẩm ứng dụng Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2024
Trong khuôn khổ chương trình diễn ra Lễ trao Giải thưởng bình chọn Sản phẩm ứng dụng Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2024 (AI Awards 2024). Đây là giải thưởng tôn vinh những sản phẩm/giải pháp/nền tảng ứng dụng trí tuệ nhân tạo xuất sắc, mang lại những đóng góp cho xã hội. AI Awards 2024 hướng đến các sản phẩm/giải pháp/nền tảng do người Việt nghiên cứu và phát triển, đã được thương mại hóa trên thị trường Việt Nam giai đoạn năm 2022-2024. Tiêu chí chấm giải dựa trên tính sáng tạo/độc đáo, tính hiệu quả và khác biệt, ưu việt so với các sản phẩm tương tự trên thị trường.
Triển lãm AI Expo tại sự kiện thu hút nhiều lượt khách tham quan và trải nghiệm
Bên cạnh các phiên hội thảo, trong suốt thời gian diễn ra AI4VN 2024, sự kiện triển lãm AI Expo đã thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan. Tại đây, người dùng có thể ghé thăm và trải nghiệm các sản phẩm AI nổi bật đến từ hơn 20 đơn vị trong nước và quốc tế, đồng thời tìm hiểu về sự phát triển, các ứng dụng và tương lai của AI thông qua phần chia sẻ của các chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp lớn.
AI4VN 2024 với chủ đề “Mở khóa sức mạnh trí tuệ nhân tạo tạo sinh” nhấn mạnh khả năng AI trong việc tạo ra giá trị mới cho doanh nghiệp và cải thiện cuộc sống. Đối với doanh nghiệp ở Việt Nam, AI có thể nâng cao hiệu quả sản xuất, tối ưu hóa quy trình và phát triển sản phẩm đổi mới. Đối với người dân, AI có thể cải thiện dịch vụ y tế, giáo dục và hỗ trợ các vấn đề xã hội, từ việc dự đoán thiên tai đến cá nhân hóa học tập. Điều này không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thanh Bình
08:00 | 25/09/2023
08:00 | 25/09/2023
09:00 | 09/08/2024
16:00 | 21/08/2024
Ngày 18/8, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Lễ khởi công Dự án Trung tâm Trí tuệ nhân tạo - Đô thị phụ trợ đã chính thức diễn ra. Dự án trọng điểm này bao gồm 3 phân khu chức năng chính: Trung tâm trí tuệ nhân tạo, Khu giáo dục và đào tạo, và Khu đô thị phụ trợ.
10:00 | 16/08/2024
Ngày 15/8, tại Hà Nội, Hội thảo "Tiêu chuẩn an ninh dữ liệu trong nước và Quốc tế: Nghị định 13 và PCI DSS" do CMC Cyber Security tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp và thu hút sự tham gia đông đảo của các chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp, đại diện các tổ chức và cơ quan quản lý nhà nước quan tâm đến lĩnh vực an ninh dữ liệu.
09:00 | 10/08/2024
Bản tin podcast ngày hôm nay điểm lại những dấu mốc quan trọng của ngành Cơ yếu Việt Nam liên quan đến ngày mùng 10 tháng 8 mà Tạp chí An toàn thông tin điện tử tổng hợp. Xin kính mời quý vị và các bạn lắng nghe.
15:00 | 04/08/2024
Google đã hủy bỏ kế hoạch loại bỏ cookie của bên thứ ba trong trình duyệt Chrome và thay vào đó sẽ giới thiệu trải nghiệm trình duyệt mới cho phép người dùng giới hạn cách sử dụng các cookie này.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Sau đây là một số dấu mốc quan trọng, tiêu biểu của ngành Cơ yếu Việt Nam liên quan đến ngày 08 tháng 9 mà Tạp chí An toàn thông tin điện tử tổng hợp. Xin kính mời quý vị và các bạn lắng nghe.
12:00 | 08/09/2024
Chương trình nghệ thuật “Vinh quang thầm lặng 2024” kết thúc để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và xúc cảm sâu sắc trong lòng người xem. Phóng viên Tạp chí An toàn thông tin đã ghi nhận lại cảm xúc của các cán bộ, nhân viên ngành Cơ yếu khi xem chương trình.
12:00 | 08/09/2024