Theo Reuters, Ukraine là một quốc gia đóng vai trò quan trọng trong nguồn cung khí neon được sử dụng trong quá trình sản xuất chip bán dẫn. Ước tính của công ty nghiên cứu Techcet (Hoa Kỳ) cho thấy Ukraine cung cấp hơn 90% lượng khí neon đủ tiêu chuẩn cho Mỹ. Trong khi đó, 35% lượng palladium (một kim loại hiếm cũng được dùng cho chip) đến từ Nga.
Ảnh hưởng từ xung đột đến các công ty sản xuất chip, thiết bị sản xuất chip và thiết bị điện tử sẽ không đồng đều. Lượng khí neon mà tập đoàn cung cấp thiết bị quang khắc ASML sử dụng đến từ Ukraine là dưới 20%.
JPMorgan cho rằng các công ty có thể chuyển sang tìm kiếm nguồn cung từ Trung Quốc, Mỹ và Canada, tuy quá trình này sẽ diễn ra chậm.
Bên cạnh ảnh hưởng về nguồn cung một số nguyên liệu quan trọng tại các nước tham gia xung đột, lệnh trừng phạt của Mỹ, NATO và các nước châu Âu nhắm vào Nga nhiều khả năng cũng sẽ gây gián đoạn hoạt động sản xuất thiết bị điện tử cho mục đích quân sự tại quốc gia này.
Mới đây, TSMC, GlobalFoundries và Intel đều đã thông báo sẽ tuân thủ lệnh cấm xuất khẩu sang Nga trong biện pháp trừng phạt. Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục theo dõi tình hình này và khả năng cao sẽ tăng cường thúc đẩy quá trình tiến tới tự chủ về chip bán dẫn.
Ngoài khía cạnh phần cứng, việc Nga tấn công quân sự Ukraine cũng có thể làm gia tăng sự cách biệt giữa môi trường Internet tại Nga và các nước khác trên thế giới. Twitter đã chấm dứt quảng cáo trên mạng xã hội này tại Nga và tắt gợi ý tweet từ các tài khoản người dùng không theo dõi để tránh lan truyền thông tin sai lệch.
Vào ngày 25/2, chính phủ Nga thông báo sẽ hạn chế truy cập vào Facebook với cáo buộc mạng xã hội này kiểm duyệt thông tin từ các cơ quan truyền thông Nga. Sau đó, tập đoàn mẹ của Facebook là Meta cho biết sẽ ngừng cho phép các cơ quan truyền thông nhà nước Nga đăng quảng cáo và kiếm tiền từ Facebook.
Tuệ Minh
16:00 | 27/04/2023
13:00 | 28/02/2022
09:00 | 31/01/2022
07:00 | 12/04/2022
13:00 | 25/02/2022
08:00 | 23/03/2022
09:00 | 06/01/2025
Theo dự đoán, năm 2025, những thách thức an ninh mạng chưa từng có trong bối cảnh đổi mới công nghệ và mối đe dọa số sẽ ngày càng gia tăng. Yếu tố chính trị toàn cầu, tin tặc được nhà nước bảo trợ và tội phạm công nghệ cao càng làm bức tranh an ninh mạng thêm phần phức tạp. Đặc biệt, trí tuệ nhân tạo (AI) trở thành con dao hai lưỡi, vừa là lá chắn, vừa là mũi giáo trong cuộc chiến an ninh mạng. Bài viết này sẽ đưa ra 10 dự đoán hàng đầu về an ninh mạng cho năm 2025, giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó trong cuộc đua vũ trang công nghệ này.
13:00 | 11/11/2024
Bảy gia đình tại Pháp đã đệ đơn kiện TikTok, cáo buộc nền tảng này cho con của họ tiếp xúc với nội dung độc hại, dẫn đến hai trường hợp tự sát ở tuổi 15.
15:00 | 01/11/2024
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia - NCSC (Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT) gần đây đã phát cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo giả mạo nhân viên của Google, gửi tin nhắn và gọi điện thông báo tài khoản của nạn nhân có dấu hiệu bị xâm nhập, yêu cầu thực hiện các thao tác để khôi phục tài khoản.
07:00 | 01/11/2024
Trong hai ngày 30, 31/10, tại Hà Nội, Cục Viễn thông và Cơ yếu Bộ Công an đã tổ chức Hội thi Kỹ thuật nghiệp vụ mật mã lực lượng Cơ yếu Công an nhân dân năm 2024, với sự tham gia của 136 tuyển thủ xuất sắc đại diện cho 68 cơ quan công an các đơn vị, địa phương trên toàn quốc thi đua, tranh tài.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Vụ bắt cóc các diễn viên Trung Quốc tại biên giới Thái Lan - Myanmar xảy ra gần đây là hồi chuông cảnh tỉnh về mức độ nguy hiểm của các hoạt động lừa đảo trực tuyến, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tình cảm, dụ dỗ sang nước ngoài làm việc.
09:00 | 24/01/2025
Ngày 07/01, tại Hà Nội, Cục Viễn thông và Cơ yếu Bộ Công an tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2025 và triển khai chương trình công tác viễn thông, cơ yếu năm 2025. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an và Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị.
09:00 | 08/01/2025