Ngày nay, trong cuộc sống hàng ngày, con người đã quen thuộc với các thiết bị điện tử sử dụng các ứng dụng dân sự và cả quân sự như các thiết bị truyền thông, di động, bảo mật, AI, IoT, Xe điện.... Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan và chủ quan, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam mặc dù đã hình thành và trải qua hơn 40 năm, song cho đến nay ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam vẫn chỉ dừng lại ở mức độ khai thác dịch vụ, lắp ráp sản phẩm với các bảng mạch và linh kiện nhập khẩu. Sở dĩ, ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam vẫn còn non kém là do sự đầu tư chưa đúng, vốn nghiên cứu hạn hẹp, nhân lực chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp vật liệu trong nước chưa phát triển mạnh nên không cung cấp đủ các vật liệu điện tử cần thiết cho ngành công nghiệp vi mạch. Các thiết kế, nghiên cứu về linh kiện hay vi mạch bán dẫn vẫn còn rất hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào các tập đoàn nước ngoài. Tuy nhiên, nguồn ngoại nhập này lại bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan như phương tiện vận tải, dịch Covid-19 hoặc chiến tranh thương mại,... Bất cứ tình huống xấu nào gây thiếu hụt nguồn cung linh kiện đều có thể khiến cho một số ngành sản xuất trong nước bị ngưng trệ hoàn toàn.
Mặt khác, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Điện - Điện tử được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, chi phối nhiều lĩnh vực khác và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển bền vững của đất nước. Sự thành công của ngành công nghiệp Điện tử sẽ có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp nước nhà, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, lan tỏa lớn đến nhiều lĩnh vực khác. Xây dựng thành công ngành công nghiệp Điện tử sẽ giúp quốc gia giảm phụ thuộc vào nhập khẩu các bảng mạch quan trọng, linh kiện vi mạch bán dẫn từ nước ngoài, tăng giá trị gia tăng cho các sản phẩm điện tử trong nước, đồng thời tạo ra các sản phẩm mới có tính đột phá về công nghệ và bảo mật cao mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Hiện, việc thiếu chủ động trong nghiên cứu Điện - Điện tử khiến cho Việt Nam vẫn chưa có nhiều đột phá về các sáng chế công nghệ hay sản xuất linh kiện điện tử.
Phát triển ngành công nghiệp điện tử là phát triển một ngành công nghệ cao, rất đặc biệt, rất khác biệt với các ngành công nghiệp khác. Nó dựa trên phần lớn các kết quả nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm thực tế. Do vậy, sự phát triển thành công của nền công nghiệp điện tử của Việt Nam không những đòi hỏi các nguồn kinh phí đầu tư ban đầu rất lớn mà còn cần có một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là các chuyên gia, kỹ sư có kinh nghiệm lâu năm. Với tình hình của nền công nghiệp điện tử Việt Nam hiện tại, sự đồng lòng, chung tay góp sức của các chuyên gia từ thung lũng Silicon sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định sự thành công của Điện tử của Việt Nam trong giai đoạn tới.
Đó chính là những lý do chính yếu thôi thúc Điện Quang, Xelex cùng cộng đồng điện tử và vi mạch hợp tác với nhau để đẩy mạnh nghiên cứu và chế tạo bảng mạch điện tử, linh kiện vi mạch bán dẫn. Hội thảo lần này sẽ quy tụ các chuyên gia hàng đầu là người Việt Nam tại Mỹ trong lĩnh vực thiết kế vi mạch, trí tuệ nhân tạo; các đại diện của các Bộ, ban, ngành và các cơ quan Nhà nước; các trường Đại học danh tiếng tại Việt Nam; các doanh nghiệp tiêu biểu của ngành công nghiệp Điện - Điện tử và một số ngành công nghiệp phụ trợ,… Tại đây, các chuyên gia sẽ cùng tham gia thảo luận, trao đổi về thực trạng ngành công nghiệp Điện tử và Vi mạch Việt Nam, từ đó đề xuất phương thức phát triển đúng hướng, đồng bộ và bền vững cho ngành. Ngoài ra, các vấn đề liên quan mật thiết đến nghiên cứu và chế tạo chip như Trí tuệ Nhân tạo, làm chủ thiết kế Chip AI/Chip nhớ,... cũng sẽ được các chuyên gia trình bày cụ thể.
Nắm bắt được xu hướng phát triển chung, Điện Quang đã đầu tư các dây chuyền đóng gói chip LED, dây chuyền SMT dán chip và sản xuất driver - board mạch, dây chuyền lắp ráp tự động đèn LED các loại, thiết bị phòng thử nghiệm tiên tiến, tự động hóa cao từ các nước tiên tiến như Nhật Bản, Đức. Với tổng năng lực sản xuất 140 triệu sản phẩm một năm, Điện Quang đã hoàn toàn làm chủ công nghệ sản xuất chip LED, thực hiện quy trình sản xuất khép kín từ khâu nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm. Điện Quang đã và đang nỗ lực mang đến những giải pháp công nghệ tiên tiến, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt bằng chính các sản phẩm mang thương hiệu Việt. Xelex là một đơn vị tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các dòng máy tính bảng, laptop và máy server mang thương hiệu Việt nam. Đây là công ty duy nhất tại Việt nam tính đến nay làm chủ được toàn bộ công nghệ thiết kế, quy trình sản xuất và quy trình đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt chất lượng quốc tế. Đặc biệt, Xelex còn nằm trong top 5 công ty trên thế giới được Tập đoàn Intel công nhận có khả năng thiết kế dòng máy tính cao cấp chạy trên nền tảng hệ Chip mới nhất của Intel (Hãng HP, Dell, Acer, Lenovo, Xelex). |
Bích Thủy
18:00 | 02/12/2020
16:00 | 05/07/2022
16:00 | 14/09/2020
14:00 | 19/09/2019
15:00 | 23/07/2019
13:00 | 08/06/2020
15:00 | 10/06/2021
08:00 | 03/10/2017
14:00 | 27/05/2023
Tiếp tục chương trình làm việc với các Tỉnh ủy, Thành ủy về công tác cơ yếu, bảo mật và an toàn thông tin, ngày 26/5/2023, Đoàn công tác của Ban Cơ yếu Chính phủ do đồng chí Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ làm trưởng đoàn đã làm việc tại hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên.
15:00 | 24/04/2023
Hội thảo Ngày an toàn thông tin miền Bắc 2023 với chủ đề “Chuyển đổi số gắn với an toàn thông tin, an ninh mạng trong Bộ Quốc phòng” do Viện 10/Bộ Tư lệnh 86 phối hợp cùng Tạp chí An toàn thông tin/Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức tại Hà Nội.
07:00 | 03/04/2023
Trong 3 tháng đầu năm, dự án Chống lừa đảo đã phát hiện tới 3.271 trang web lừa đảo người dùng Việt Nam cho thấy các cuộc tấn công lừa đảo có xu hướng gia tăng.
08:00 | 22/03/2023
Chiều 19/3, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ bế mạc Hội Báo toàn quốc 2023. Đến dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Trần Hồng Hà, Phó thủ tướng Chính phủ; Lại Xuân Môn, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; Lê Quốc Minh, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Nguyễn Hữu Nghĩa, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên; Trần Đức Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Chính phủ Mỹ hôm 4/5/2023 đã công bố các hành động mới nhằm thúc đẩy hơn nữa sự đổi mới có trách nhiệm của Mỹ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và bảo vệ quyền cũng như sự an toàn của người dân. Nhà Trắng thông báo Quỹ khoa học quốc gia sẽ đầu tư 140 triệu USD để lập 07 Viện nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI) và công bố hướng dẫn mới về việc sử dụng công nghệ tiên tiến này.
07:00 | 17/05/2023
Các nhà lập pháp Trung Quốc đã thông qua một bản cập nhật trên phạm vi rộng đối với luật chống gián điệp của Bắc Kinh vào ngày 26/4 , cấm chuyển giao bất kỳ thông tin nào liên quan đến an ninh quốc gia và mở rộng định nghĩa về gián điệp. Đây là bước đi tiếp theo của Bắc Kinh nhằm tăng cường đảm bảo an ninh quốc gia trong bối cảnh môi trường quốc tế có nhiều biến động.
09:00 | 06/06/2023