Internet mang lại sự phát triển thần tốc trong kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như tri thức cho Việt Nam
Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch VIA cho biết ngày 19/11/1997 đã mở đầu trang lịch sử Internet Việt Nam. Tại trụ sở Tổng cục Bưu điện, thay mặt cho Ủy Ban điều phối quốc gia về Internet Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện, ông Mai Liêm Trực đã tổ chức họp báo quốc tế công bố chính thức Việt Nam kết nối với mạng Internet toàn cầu.
Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam phát biểu khai mạc Chương trình
Theo thống kê, vào thời điểm ban đầu chỉ hơn 200.000 người sử dụng mạng Internet ở Việt Nam, đến năm 2002 con số tăng lên với khoảng 3 triệu người (khoảng 4% dân số cả nước thời điểm đó), năm 2007 là gần 20 triệu người, tăng thêm gần 7 lần (chiếm khoảng 24% dân số cả nước).
Sau 36 năm đổi mới từ 1986, ông Vũ Hoàng Liên cho biết Việt Nam đã vươn lên thành một điểm sáng tăng trưởng trong khu vực và trên thế giới với nhiều thành tựu đáng ghi nhận, trong đó có nỗ lực nhằm bảo đảm tự do Internet. Những thành tích của Việt Nam về Internet trong những năm qua rất ấn tượng.
Việt Nam hiện tại đã được xếp hạng hàng đầu trong kết quả khảo sát của McKinsey tại các quốc gia với câu hỏi: Có sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0? Báo cáo “e-Conomy SEA 2022” của Google, Temasek and Bain & Company (mới công bố vào 27/10/2022) cũng khẳng định: Việt Nam sẽ dẫn đầu về kinh tế Internet ở Đông Nam Á.
Ông Vũ Hoàng Liên nhấn mạnh: “Trong 25 năm qua, sự phát triển Internet lành mạnh ở Việt Nam là không thể phủ nhận. Với những tính năng ưu việt của Internet, Việt Nam đã phát triển một cách khá toàn diện. Có thể thấy, Internet đã mang đến cho Việt Nam những cơ hội và sự đổi mới. Điều nhận thấy rõ nét nhất đó là sự chuyển hóa của xã hội, các mô hình dịch vụ, ứng dụng trên Internet đem lại những sự thay đổi có thể coi là thần tốc trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như tri thức... cho Việt Nam”.
Cũng tại Lễ kỷ niệm 25 năm Internet tại Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông – TT&TT) Mai Liêm Trực, người có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy dịch vụ Internet khai trương tại Việt Nam vào năm 1997, bày tỏ mong muốn các thế hệ trẻ tiếp tục khai thác phát triển Internet Việt Nam đóng góp vào xây dựng kinh tế số, xã hội số.
Internet trở thành hạ tầng của nền kinh tế số
Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long cho biết cách đây 25 năm, quyết định mở cửa, kết nối Internet toàn cầu là một quyết định dũng cảm, thể hiện tầm nhìn xa, hội nhập, góp phần thay đổi toàn diện cuộc sống kinh tế, xã hội đất nước của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo ngành TT&TT.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long phát biểu tại Sự kiện
Việt Nam tuy bắt đầu chậm so với tiến trình toàn cầu, nhưng Thứ trưởng cho biết sau 25 năm, Việt Nam đã vươn lên bắt kịp và đi cùng các nước trong khu vực và trên thế giới, đã trở thành một nước mạnh về viễn thông - Internet với công nghệ hiện đại, mức phổ cập Internet cao. Internet đã trở thành yếu tố thiết yếu trong cuộc sống người dân, trở thành hạ tầng của nền kinh tế, thành nhân tố quan trọng trong thúc đẩy công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
“Thành tựu đạt được của 25 năm Internet Việt Nam là kết tinh từ sự chỉ đạo, định hướng phát triển chiến lược của Đảng, Chính phủ và sự đồng lòng, hưởng ứng, chung tay xây dựng của các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp và toàn xã hội”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Hiện Việt Nam có 72,1 triệu người dân sử dụng Internet trong cuộc sống hàng ngày, đạt tỷ lệ 73,2% và đứng thứ 13 trên thế giới. Hạ tầng băng rộng di động đã phủ sóng 99,73% số thôn trên toàn quốc; 19,79 triệu hộ gia đình có cáp quang, đạt 72,4%. Hệ thống cáp quang đã triển khai tới 100% các xã, phường, thị trấn, 91% thôn bản, 100% trường học.
Bên cạnh đó, số thuê bao di động sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) là 94,2 triệu; số thuê bao băng rộng di động là 82,2 triệu, đạt tỉ lệ 74,3% dân số. Có hơn 564.000 tên miền “.vn”, đứng thứ 2 ASEAN, top 10 khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Mức độ sử dụng IP (IPv4, IPv6) thuộc top 20-30 quốc gia trên toàn cầu, tỉ lệ ứng dụng IPv6 Việt Nam đạt 53% với hơn 50 triệu người dùng IPv6, nằm trong top 10 nước dẫn đầu thế giới về chuyển đổi IPv6. Và rất nhiều các thành tựu khác…
Có được kết quả này cũng có sự đóng góp của các doanh nghiệp (DN) Internet Việt Nam. Thứ trưởng đánh giá: “Các DN Internet Việt Nam đã có sự vận động, thích ứng và lớn mạnh không ngừng, chuyển đổi mô hình từ phát triển kinh doanh hạ tầng chuyển sang phát triển kinh doanh nền tảng và từng bước vươn ra toàn cầu…”.
Thứ trưởng nhận định hiện nay thế giới đã thực hiện cuộc di chuyển từ thế giới thực vào thế giới số: “Internet sẽ là hạ tầng thiết yếu quan trọng để thực hiện cuộc di chuyển vĩ đại này và là thành tố quan trọng của chuyển đổi số (CĐS). Nếu như trước đây, các nhà quản trị xã hội tìm cách quản lý Internet thì ngày nay các nhà quản trị sẽ sử dụng Internet để quản lý nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội”.
Chung tay xây dựng hạ tầng Internet tự chủ về công nghệ, rộng khắp, hiện đại và an toàn
Về một số vấn đề mà cộng đồng DN cũng như Nhà nước cần triển khai và định hướng phát triển Internet trong thời gian tới, thứ trưởng cho biết: “Đầu tiên, các DN viễn thông cùng với các DN công nghệ số sẽ phải chuyển đổi nguồn lực, khai phá các thị trường mới, không gian mới để phát triển hạ tầng viễn thông và hạ tầng công nghệ thông tin, đặc biệt là hạ tầng điện toán đám mây và trung tâm dữ liệu”.
“Đây là một hạ tầng vô cùng quan trọng như đã nói chính là nền tảng của nền kinh tế số, nền tảng cho việc CĐS. Hiện nay các trung tâm dữ liệu, các hệ thống cung cấp dịch vụ điện toán đám mây của chúng ta cũng rất hạn chế. Chúng ta chỉ mới chiếm khoảng 20% thị phần của thị trường. Do vậy, các DN đặc biệt là DN viễn thông cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề này".
Điểm thứ hai, Thứ trưởng lưu ý là cần chung tay xây dựng hạ tầng Internet tự chủ về công nghệ, rộng khắp, hiện đại và an toàn: “Chúng ta phải cùng chung tay thúc đẩy và bảo vệ sự an toàn và dòng chảy dữ liệu, dữ liệu là tài nguyên quan trọng do vậy cần phải được bảo vệ an toàn”.
Ngoài ra, Thứ trưởng cũng kêu gọi cần phải chung tay dẫn dắt quá trình tích hợp Internet vào mọi hoạt động phát triển kinh tế xã hội.
Lãnh đạo Bộ TT&TT và các DN cùng đưa ra cam kết vì một tương lai Internet bền vững
Bên cạnh phiên toàn thể, Internet Day 2022 có các bài tham luận và tọa đàm chia sẻ về tương lai bền vững cho Hệ sinh thái Internet Việt Nam, là các phiên chuyên môn thể hiện các chủ đề liên quan đến thực trạng và thúc đẩy sự phát triển bền vững trong hệ sinh thái Internet, nhấn mạnh và thúc đẩy các lợi ích mà CĐS có thể mang lại cho khối DN nhỏ và vừa tại Việt Nam.
Chương trình cũng hội tụ những tên tuổi rất lớn trong làng công nghệ Việt Nam và quốc tế có thể kể đến như: Viettel, VNPT, NetNam, Vietcombank, Google, Meta, Amazon, Intel, Huawei, Cộng đồng Game Hàn Quốc - Việt Nam,… cùng thảo luận các chủ đề xoay quanh các lĩnh vực xu hướng dẫn dắt công nghệ thông tin - viễn thông, điện toán đám mây, AI, IoT, 5G, Internet băng rộng cố định, blockchain, gaming,...
Nguyệt Thu
14:00 | 05/12/2022
15:00 | 16/12/2022
16:00 | 03/11/2022
16:00 | 29/05/2023
16:00 | 19/10/2022
10:00 | 10/03/2025
Hơn 500.000 thiết bị Android và ít nhất 4.900 chiếc iPhone và iPad đã bị ứng dụng giám sát di động Spyzie xâm phạm mà người dùng không hề phát hiện.
10:00 | 06/02/2025
Trong kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ 2025, hệ thống kỹ thuật của Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) không ghi nhận việc xảy ra các sự cố tấn công mạng gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán 2025 kéo dài 9 ngày vừa qua, cơ quan này đã phát hiện 105 cuộc tấn công mạng chủ yếu theo hình thức tấn công lừa đảo.
14:00 | 24/01/2025
Với nhu cầu đổi tiền mới, tiền lẻ để mừng tuổi hoặc làm quà tặng trong dịp Tết Nguyên Đán, các dịch vụ đổi tiền trên mạng xã hội đã trở thành một trong những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong những năm gần đây, hình thức lừa đảo thông qua dịch vụ đổi tiền trên các nền tảng mạng xã hội đang gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là vào thời điểm cận Tết.
09:00 | 24/01/2025
Thời gian qua xuất hiện nhiều đối tượng giả mạo công an gọi đến người dân để hướng dẫn làm tài khoản định danh, thông báo vi phạm để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các nhà mạng cảnh báo khách hàng sử dụng điện thoại nên cảnh giác với các cuộc gọi nhỡ quốc tế, số điện thoại lừa đảo.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Ngay sau kỳ nghỉ Tết 2025, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã bắt tay vào công việc. Trên công trường các dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110 kV, không khí làm việc luôn được tập trung cao độ với tinh thần làm việc xuyên ngày nghỉ.
14:00 | 14/03/2025
Đó là chủ đề của Khối thi đua 4 hệ Cơ yếu: Quân đội, Công an, Ngoại giao, Đảng - Chính quyền được phát động lại Lễ ký Giao ước thi đua năm 2025 diễn ra tại Hà Nội, ngày 7/3. Đồng chí Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đến dự và phát biểu tại Hội nghị.
12:00 | 08/03/2025