Đại học Tokyo giới thiệu máy tính lượng tử của IBM vào năm 2021
Đại học Tokyo được xác định là đơn vị dẫn đầu trong gói hỗ trợ kinh phí của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp. Theo báo cáo của NIKKEI Asia, khoản tài trợ này sẽ chi trả cho việc mua sắm thêm máy tính lượng tử mô hình 127 qubit của IBM, bên cạnh mô hình 27 qubit hiện có mà trường đại học đang sử dụng.
Tập thể điện toán lượng tử thuộc Đại học Tokyo có 17 thành viên tham gia, bao gồm Toyota Motor, Mitsubishi Chemical và Mizuho Financial Group và 14 thành viên khác dự kiến sẽ tham gia. Các thành viên sẽ có thể giảm đáng kể chi phí do cùng sử dụng máy tính lượng tử thông qua máy chủ đám mây.
Tại Nhật Bản, dịch vụ điện toán đám mây hầu hết được cung cấp bởi các công ty nước ngoài. Tokyo tìm cách mở rộng sự hiện diện đám mây của Nhật Bản trong lĩnh vực điện toán lượng tử.
Vào tháng 12/2022, Chính phủ Nhật Bản đã xác định các ứng dụng đám mây là một trong 11 lĩnh vực quan trọng đối với an ninh kinh tế. Năm tài chính vừa qua, Bộ Công nghiệp đã lập dự toán ngân sách 20 tỷ Yên cho các hoạt động liên quan đến đám mây.
Chính phủ Nhật Bản đang tìm cách mở rộng sự hiện diện trên đám mây của Nhật Bản trong điện toán lượng tử. Với khoản tài trợ này, Nhật Bản hy vọng sẽ trở thành người chơi chính trong lĩnh vực điện toán lượng tử.
Theo NIKKEI Châu Á, Nhật Bản, giống như các quốc gia khác, nhận thấy tiềm năng to lớn của điện toán lượng tử để tăng tốc độ phát triển khoa học dược phẩm, cải thiện hậu cần, tăng cường an ninh và mở ra những con đường mới cho tăng trưởng kinh tế bền vững, cùng nhiều lợi ích khác.
Máy tính lượng tử đầu tiên của Nhật Bản
Vào ngày 27/3/2023, Viện nghiên cứu RIKEN của Nhật Bản đã bắt đầu cấp quyền truy cập đám mây vào máy tính lượng tử của mình cho người dùng bên ngoài. Được phát triển với sự hợp tác của Fujitsu và NTT dưới sự hỗ trợ tài chính từ chính phủ, máy tính lượng tử kết hợp 64 bit lượng tử (qubit) được thiết lập ở Kawasaki, Nhật Bản vào năm 2021.
Các nhà nghiên cứu của RIKEN đang làm việc trên một máy tính lượng tử với hơn 100 qubit, dự kiến phát hành vào năm tài chính 2025, với kế hoạch kết nối nó với siêu máy tính Fugaku. Họ cũng có kế hoạch hợp tác với các doanh nghiệp và trường đại học Nhật Bản để xác định cách sử dụng tốt nhất cho điện toán lượng tử.
Trong khi đó, Fujitsu có kế hoạch hoàn thành việc phát triển máy tính lượng tử 64 qubit trong năm tài chính hiện tại và một máy tính khác với 1.000 qubit sớm nhất là vào năm tài chính 2026.
Ông Shintaro Sato, đại diện của Fujitsu cho biết "Google và các công ty lớn ở nước ngoài khác "có thể dẫn đầu trong lĩnh vực này, nhưng vẫn có chỗ cho chúng tôi cạnh tranh".
Viện khoa học tính toán tiên tiến ở Kobe
Viện nghiên cứu RIKEN là tổ chức nghiên cứu toàn diện lớn nhất Nhật Bản nổi tiếng về nghiên cứu chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực khoa học đa dạng. Được thành lập vào năm 1917 với tư cách là một quỹ nghiên cứu tư nhân ở Tokyo, RIKEN đã phát triển nhanh chóng về quy mô và phạm vi, ngày nay bao gồm một mạng lưới các trung tâm và viện nghiên cứu đẳng cấp thế giới trải rộng trên khắp Nhật Bản.
Ngoan Nguyễn (Nguồn Nikkei Asia)
08:00 | 15/06/2021
15:00 | 23/06/2023
17:00 | 20/06/2022
10:00 | 03/08/2023
14:00 | 04/07/2023
15:00 | 09/06/2021
15:00 | 21/10/2019
10:58 | 04/09/2014
08:00 | 22/08/2024
Hội thảo khoa học quốc tế về mật mã và an toàn thông tin năm 2024 (The IEEE International Conference on Cryptography and Information Securiry – VCRIS 2024) là sự kiện được tổ chức bởi Học viện Kỹ thuật mật mã phối hợp cùng Tạp chí An toàn Thông tin (Ban Cơ yếu Chính phủ); Đại học Lorraine (Pháp); Viện Khoa học Công nghệ tiên tiến Nhật Bản (JAIST); Câu lạc bộ Khoa - Trường - Viện Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam (FISU) và Viện Nghiên cứu Cao cấp Toán học Việt Nam (VIASM).
16:00 | 21/08/2024
Ngày 18/8, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Lễ khởi công Dự án Trung tâm Trí tuệ nhân tạo - Đô thị phụ trợ đã chính thức diễn ra. Dự án trọng điểm này bao gồm 3 phân khu chức năng chính: Trung tâm trí tuệ nhân tạo, Khu giáo dục và đào tạo, và Khu đô thị phụ trợ.
13:00 | 21/08/2024
Chỉ trong vòng vài tháng, tốc độ Internet di động tại Việt Nam đã có bước nhảy vọt đáng kinh ngạc, nhờ vào chính sách công khai chất lượng dịch vụ. Người dùng đang được hưởng lợi trực tiếp từ sự cạnh tranh giữa các nhà mạng.
15:00 | 05/08/2024
Một cán bộ, nhân viên ngành Cơ yếu không những cần phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa mà còn phải thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng làm chủ khoa học, công nghệ mật mã, bảo đảm bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, chỉ đạo, chỉ huy của lực lượng vũ trang nhân dân trong mọi tình huống.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Sau đây là một số dấu mốc quan trọng, tiêu biểu của ngành Cơ yếu Việt Nam liên quan đến ngày 08 tháng 9 mà Tạp chí An toàn thông tin điện tử tổng hợp. Xin kính mời quý vị và các bạn lắng nghe.
12:00 | 08/09/2024
Chương trình nghệ thuật “Vinh quang thầm lặng 2024” kết thúc để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và xúc cảm sâu sắc trong lòng người xem. Phóng viên Tạp chí An toàn thông tin đã ghi nhận lại cảm xúc của các cán bộ, nhân viên ngành Cơ yếu khi xem chương trình.
12:00 | 08/09/2024