Hiệp hội VINASA và Hiệp hội Blockchain Việt Nam thông tin chính thức về Hội nghị thượng đỉnh Blockchain Việt Nam 2022
Theo báo cáo của Grand View Research, quy mô thị trường công nghệ Blockchain toàn cầu được định giá 5,92 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 85,9% từ năm 2022-2030.
Trong khi đó, tại Việt Nam, theo báo cáo của MarketsandMarkets, thị trường liên quan đến Blockchain tại Việt Nam dự kiến đạt giá trị gần 2,5 tỷ USD vào năm 2026, tăng gấp 5 lần quy mô so với năm 2021. Trong số top 200 công ty, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dựa trên công nghệ Blockchain trên thế giới, có 7 doanh nghiệp do người Việt Nam thành lập.
Việt Nam cũng là 1 trong 5 quốc gia đi đầu về Blockchain, hiện có hơn 10 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo người Việt Nam trong lĩnh vực Blockchain có vốn hóa trên 100 triệu USD và đã xuất hiện những startup "kỳ lân" của Việt Nam trong lĩnh vực này.
Những năm trước, xu hướng thị trường tập trung vào tài chính phi tập trung (DeFi) và các trò chơi trực tuyến (GameFi). Tuy nhiên, trong năm 2022, thị trường Blockchain toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đang chuyển hướng mạnh mẽ sang sáng tạo các nền tảng công nghệ Blockchain phục vụ các ngành, lĩnh vực kinh tế khác. Đây được đánh giá là sự chuyển dịch mang tính bền vững trong giai đoạn tới.
Hội nghị thượng đỉnh Blockchain Việt Nam 2022 quy tụ những tên tuổi hàng đầu trên thế giới tới Việt Nam như: FTX, OKChain, DFG, BNBChain, NEAR, FioProtocol… và những doanh nghiệp lớn như FPT, Kyber Network, Sky Mavis, Kardiachain, LaunchZone... để chia sẻ kinh nghiệm, định hướng và giá trị về việc phát triển các nền tảng Blockchain cho các ngành: tài chính, nông nghiệp, tài nguyên môi trường, giáo dục và đào tạo…
Các doanh nghiệp cũng sẽ chia sẻ về cách tiếp cận của các tập đoàn công nghệ lớn với Blockchain, những giải pháp mới, những câu chuyện đưa Blockchain vào các sản phẩm để mang lại giá trị mới cho khách hàng.
Việt Nam có mức độ chấp nhận khá cao với các giao dịch tài sản số. Theo báo cáo Global Crypto Adoption Index 2021, Việt Nam đã tăng trưởng 881% so với năm trước, xếp thứ nhất trên tổng số 154 quốc gia ở bảng xếp hạng này.
Theo Chainalysis, từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022, các hoạt động giao dịch tài sản số ở Việt Nam về giá trị lên tới 112, 6 tỷ USD, vượt trên cả Singapore (101 tỷ USD). Một báo cáo của Tripple A cho thấy, Việt Nam có đến gần 6 triệu người sở hữu loại tài sản này. Tuy nhiên, việc đào tạo nhận thức và nguồn nhân lực phát triển Blockchain tại Việt Nam một cách bài bản mang tính chiến lược còn chưa được chú trọng.
Hội nghị thượng đỉnh Blockchain Việt Nam 2022 sẽ tập trung bàn thảo những vấn đề này. Bên cạnh các chương trình phổ cập kiến thức về công nghệ Blockchain, ứng dụng công nghệ Blockchain, bản chất và các giá trị của các nền tảng công nghệ Blockchain phổ biến, các chuyên gia, lập trình viên sẽ được tiếp cận các kinh nghiệm phát triển, tích hợp, thậm chí một số chương trình, workshop huấn luyện phát triển công nghệ Blockchain cho các lập trình viên như của: NEAR, OKChain, PolkaDOT…
Việt Nam có lợi thế về nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao, việc tiếp cận các công nghệ mới được đánh giá là rất nhanh. HackerRank đánh giá Việt Nam xếp thứ 23 về chất lượng nguồn nhân lực và là điểm đến tốt thứ 2 về tìm kiếm nhân sự trí tuệ nhân tạo.
Trong giai đoạn chuyển đổi số toàn diện quốc gia, những công nghệ mới có thể tạo ra được những sự tăng trưởng, phát triển đột phá được luôn được quan tâm từ các cấp lãnh đạo. Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó có công nghệ Blockchain. Thủ tướng đã giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì nghiên cứu, xây dựng và thí điểm tiền ảo dựa trên công nghệ Blockchain từ năm 2021 đến năm 2023. Mới đây nhât, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao thực hiện đề tài nghiên cứu “Chính sách, pháp luật về quyền sở hữu đối với tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” nhằm đưa ra các kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; bảo vệ tốt quyền dân sự của công dân liên quan đến lĩnh vực này.
Hội nghị thượng đỉnh Blockchain 2022 sẽ có sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành có liên quan như: Quốc hội, Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, các chuyên gia trong nước và quốc tế với 01 phiên tọa đàm chuyên sâu với chủ đề "Quản lý và điều hành công nghệ Blockchain - kiến tạo các mô hình kinh doanh mới tạo đột phá cho các thị trường mới nổi".
Hội nghị thượng đỉnh dự kiến sẽ thu hút hơn 1.000 đại biểu, với hơn 50 diễn giả, trong đó có gần 150 đại biểu quốc tế đến từ hơn 30 nền kinh tế - là những cường quốc về công nghệ Blockchain trong khu vực và trên thế giới như: UAE, Singapore, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ, Hàn Quốc… cùng nhau bàn thảo trong gần 20 phiên tọa đàm, trò chuyện công nghệ (fireside chat).
Nguyệt Thu
16:00 | 21/06/2022
13:00 | 23/03/2023
16:00 | 18/10/2022
08:00 | 19/05/2022
09:00 | 24/10/2022
16:00 | 19/10/2022
16:00 | 14/12/2022
09:00 | 13/06/2022
18:00 | 19/10/2022
12:00 | 03/10/2024
Trong 6 tháng đầu năm, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05, Bộ Công an) đã phát hiện và xử lý 20 sự cố tấn công mạng đặc biệt nghiêm trọng, nổi lên là hoạt động tấn công mã hoá dữ liệu, đòi tiền chuộc nhắm vào các tập đoàn, doanh nghiệp tài chính.
07:00 | 20/09/2024
Ngày 19/9/2024, tại Hà Nội, Chi hội Nhà báo Tạp chí An toàn thông tin đã tổ chức thành công Đại hội Chi hội nhiệm kỳ 2024 - 2027.
12:00 | 08/09/2024
Chương trình nghệ thuật “Vinh quang thầm lặng 2024” kết thúc để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và xúc cảm sâu sắc trong lòng người xem. Phóng viên Tạp chí An toàn thông tin đã ghi nhận lại cảm xúc của các cán bộ, nhân viên ngành Cơ yếu khi xem chương trình.
14:00 | 23/08/2024
Ngày 23/8, tại Hà Nội, sự kiện Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam năm 2024 (AI4VN 2024) diễn ra với chủ đề "Mở khóa sức mạnh trí tuệ nhân tạo tạo sinh”. AI4VN 2024 là sự kiện thường niên, do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo, Báo VnExpress, Công ty Cổ phần Dịch vụ trực tuyến FPT (FPT Online) tổ chức, với sự phối hợp của Câu lạc bộ Các Khoa - Viện - Trường Công nghệ thông tin - Truyền thông (FISU).
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Sau những trận lũ lụt, lở đất ở miền Bắc gần đây, đã có nhiều báo cáo về những kẻ lừa đảo đóng giả là các tổ chức từ thiện hoặc cơ quan chính phủ.
16:00 | 04/10/2024
Ngày 19/9/2024, tại Hà Nội, Chi hội Nhà báo Tạp chí An toàn thông tin đã tổ chức thành công Đại hội Chi hội nhiệm kỳ 2024 - 2027.
07:00 | 20/09/2024