Trong Báo cáo của Liên Hiệp Quốc cũng phân tích những đặc điểm phát triển hướng tới Chính phủ số như: dữ liệu là trung tâm; quyết định dựa trên dữ liệu; mở dữ liệu; dữ liệu là nguồn lực chủ chốt, tài sản chiến lược. Báo cáo cũng phân tích cho thấy vai trò quan trọng của Chính phủ số khi Đại dịch COVID-19 xảy ra, ngay trong các hoàn cảnh khó khăn vẫn cung cấp các dịch vụ trực tuyến, duy trì sự lãnh đạo của Chính phủ, tạo sự gắn kết xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế; vai trò Chính phủ số sẽ được tiếp tục sau dịch bệnh. Con đường phía trước là “trạng thái bình thường số mới” đáp ứng với các thách thức toàn cầu và theo đuổi sự phát triển bền vững.
Trong bảng xếp hạng năm 2020, Việt Nam xếp vị trí thứ 86 trong 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, tăng 02 bậc so với năm 2018. Việt Nam đã duy trì được việc tăng hạng liên tục trong giai đoạn 2014 - 2020 từ vị trí thứ 99 lên vị trí thứ 86.
Ngoài việc đánh giá, xếp hạng các chỉ số phát triển Chính phủ điện tử, Báo cáo của Liên Hiệp Quốc còn phân tích những xu thế phát triển mới.
Về giá trị, chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (EGDI) của Việt Nam năm 2020 đạt 0.6667 điểm, được xếp vào nhóm các nước có EGDI ở mức cao và cao hơn so với trung bình của thế giới (0.5988), của khu vực Châu Á (0.6373), cũng như của khu vực Đông Nam Á (0.6321).
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 6 trong 11 nước, vẫn giữ nguyên vị trí như năm 2018; 05 nước có vị trí cao hơn Việt Nam vẫn là Singapore, Malaysia, Thái Lan, Bruinei và Philippines. Việt Nam xếp hạng trên Indonesia nhưng khoảng cách giữa Việt Nam và Indonesia bị thu hẹp đáng kể.
Đáng chú ý là sự tăng hạng mạnh của một số nước; Campuchia tăng 21 bậc, từ vị trí 145 lên vị trí 124; Indonesia tăng 19 bậc, từ vị trí 107 lên vị trí 88; Thái Lan tăng 16 bậc, từ 73 lên vị trí 57; Myanmar tăng 11 bậc, từ vị trí 157 lên vị trí 146. Tuy nhiên, trong số 5 quốc gia xếp vị trí cao hơn Việt Nam thì có 3 quốc gia bị giảm thứ hạng (Singapore giảm 4 bậc, Brunei giảm 1 bậc và Philippines giảm 2 bậc).
Về các chỉ số thành phần, cũng như các năm trước, chỉ số EGDI được tổng hợp từ 3 chỉ số thành phần: Chỉ số Hạ tầng viễn thông (Telecommunication Infrastructure Index - TII); Chỉ số Nguồn nhân lực (Human Capital Index - HCI); Chỉ số Dịch vụ trực tuyến (Online Service Index - OSI).
Vị trí xếp hạng về các chỉ số thành phần của Việt Nam năm 2020 có sự thay đổi tương đối lớn. Chỉ số thành phần Hạ tầng viễn thông (TII) tăng mạnh, tăng 31 bậc so với năm 2018, hiện xếp thứ 69; Chỉ số thành phần Nguồn nhân lực (HCI) tăng 03 bậc lên 117; Chỉ số Dịch vụ trực tuyến (OSI) bị giảm 22 bậc (năm 2020, xếp thứ 81; năm 2018, xếp thứ 59). Mặc dù Chỉ số OSI giảm mạnh, nhưng theo Báo cáo xếp hạng của Liên Hợp Quốc, việc khảo sát các dịch vụ trực tuyến để đánh giá OSI đã diễn ra khá lâu, từ tháng 6 đến tháng 9/2019.
Thời gian qua, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc, nỗ lực của cơ quan nhà nước các cấp, theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ cao (mức độ 3, mức độ 4) được các Bộ, ngành, địa phương cung cấp tăng mạnh; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, Bộ Y tế và Bộ Thông tin và Truyền thông đã hoàn thành việc cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và nếu nhân rộng mô hình thành công này, thời gian tới sẽ có nhiều bộ, ngành, địa phương đạt được chỉ tiêu tương tự.
Bên cạnh Chỉ số chính là EGDI, năm 2020, Liên Hợp Quốc còn đánh giá thêm một số chỉ số phụ liên quan đến sự phát triển Chính phủ điện tử:
Chỉ số tham gia điện tử (E–Participation Index – EPI)
Chỉ số này đánh giá sự tương tác điện tử giữa chính phủ và người dân, với mục đích khuyến khích các chính phủ cung cấp cho người dân các công cụ trực tuyến để tham gia vào quá trình ra quyết định. Năm 2020, Chỉ số EPI của Việt Nam có vị trí xếp hạng là 70/193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, tăng 2 bậc so với năm 2018.
Chỉ số Dịch vụ trực tuyến địa phương (Local Online Service Index - LOSI)
Đây là chỉ số phụ để đánh giá sự phát triển dịch vụ trực tuyến của một số thành phố được chọn lựa trên thế giới. Năm 2020, 100 thành phố được chọn lựa khảo sát, đánh giá (năm 2018 là 40 thành phố). Các thành phố khảo sát được lựa chọn dựa trên vị trí địa lý và phân bố dân cư, trong đó có 29 thành phố ở châu Á, 32 thành phố ở châu Phi, 21 thành phố ở châu Âu, 16 thành phố ở châu Mỹ và 2 thành phố ở châu Đại Dương. Tuy nhiên, 14 thành phố không có cổng thông tin điện tử riêng để đánh giá, nên năm 2020 chỉ đánh giá 86 thành phố. Việt Nam có TP. Hồ Chí Minh được lựa chọn khảo sát, đánh giá, xếp hạng 42/86 thành phố có chỉ số LOSI ở mức trung bình.
Chỉ số Dữ liệu chính phủ mở (Open Government Data Index - OGDI)
Năm nay là năm đầu tiên Liên Hợp Quốc đánh giá Chỉ số Dữ liệu chính phủ mở (OGDI). Giá trị Chỉ số OGDI của Việt Nam năm 2020 được xếp vào nhóm Chỉ số OGDI trung bình của thế giới, xếp hạng 97/193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc.
Thông tin từ Báo cáo của Liên Hợp Quốc giúp mỗi quốc gia biết vị trí của mình trong bức tranh Chính phủ điện tử thế giới, nắm bắt kịp thời các xu thế để có chiến lược đúng đắn phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số trong tương lai.
Với vị trí xếp hạng hiện nay, để đạt mục tiêu “Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI)” được nêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ), các Bộ, ngành, địa phương cần phải nỗ lực vượt bậc trong triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thuộc Chương trình nhằm phát triển đồng bộ Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số trong giai đoạn mới.
Bích Thủy
10:00 | 20/04/2020
09:00 | 19/03/2020
14:00 | 25/07/2022
09:00 | 15/06/2020
09:00 | 30/12/2019
14:00 | 23/08/2024
Ngày 23/8, tại Hà Nội, sự kiện Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam năm 2024 (AI4VN 2024) diễn ra với chủ đề "Mở khóa sức mạnh trí tuệ nhân tạo tạo sinh”. AI4VN 2024 là sự kiện thường niên, do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo, Báo VnExpress, Công ty Cổ phần Dịch vụ trực tuyến FPT (FPT Online) tổ chức, với sự phối hợp của Câu lạc bộ Các Khoa - Viện - Trường Công nghệ thông tin - Truyền thông (FISU).
13:00 | 21/08/2024
Chỉ trong vòng vài tháng, tốc độ Internet di động tại Việt Nam đã có bước nhảy vọt đáng kinh ngạc, nhờ vào chính sách công khai chất lượng dịch vụ. Người dùng đang được hưởng lợi trực tiếp từ sự cạnh tranh giữa các nhà mạng.
07:00 | 09/08/2024
Ngày 08/08, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng Dữ liệu Dân cư và Căn cước Công dân, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) tổ chức Hội thảo "Tối ưu hóa hạ tầng lưu trữ dữ liệu, kinh nghiệm và ứng dụng thực tiễn trong triển khai Đề án 06/CP".
17:00 | 08/08/2024
Trong hai ngày 8-9/8, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp cùng Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tổ chức Hội nghị khoa học quốc gia lần thứ XVII (FAIR’2024) với chủ đề: “Trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số”.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Kaspersky sẽ ngừng cung cấp dịch vụ tại Mỹ do lệnh cấm của chính phủ, với khoảng một triệu khách hàng của họ sẽ được chuyển sang phần mềm chống mã độc UltraAV thuộc sở hữu của Pango. Việc này đánh dấu bước chuyển giao lớn trong thị trường an ninh mạng tại Hoa Kỳ.
08:00 | 18/09/2024
Chương trình “Vinh quang thầm lặng 2024” do Ban Cơ yếu Chính phủ chỉ đạo, Tạp chí An toàn thông tin phối hợp với Oscar Media tổ chức đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024) và Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945-12/9/2024). Chương trình diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội ngày 06/9/2024, phát sóng trực tiếp trên kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam, với sự tài trợ chính của Công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh VinFast.
10:00 | 10/09/2024