Tên miền “.vn” là tên miền quốc gia Việt Nam cấp cao nhất thuộc quyền quản lý của Việt Nam. Tính đến ngày 30/9/2019, Việt Nam có gần 486.000 tên miền “.vn” đang tồn tại trên hệ thống.
Nguyên tắc đăng ký tên miền “.vn” là bình đẳng, không phân biệt đối xử, đăng ký trước được quyền sử dụng trước, ngoại trừ các tên miền thuộc phạm vi ưu tiên bảo vệ, các tên miền được giành cho đấu giá theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Tên miền do tổ chức, cá nhân tự chọn để đăng ký nhưng phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Điều 6, Thông tư 24/2015/TT-BTTTT và điểm a, b, khoản 3, điều 1, Thông tư 06/2019/TT-BTTTT.
Trung tâm Internet Việt Nam đánh giá, hiện công tác quản lý tên miền tại Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Đối với tên miền quốc tế như “.com”, “.net”,... không xác định được thông tin chủ thể đăng ký sử dụng nên không xác định được danh tính đối tượng thực hiện hành vi vi phạm.
Trong 9 tháng đầu năm 2019, Trung tâm Internet Việt Nam đã tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin của 97 tên miền, nhưng có đến 55 tên miền sử dụng dịch vụ ẩn giấu thông tin, nên không thể tạm ngưng, thu hồi tên miền vi phạm. Hiện chưa có đủ các quy định để yêu cầu sự phối hợp của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam hay các nhà đăng ký tên miền quốc tế nước ngoài.
Đối với tên miền “.vn”, cũng chưa có sự đồng bộ trong quy định pháp luật về quản lý tài nguyên Internet và các văn bản pháp luật khác như Luật Sở hữu trí tuệ liên quan đến giải quyết tranh chấp tên miền và vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ, cũng như việc phối hợp trong hoàn thiện các quy định đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật chung và thông lệ quốc tế...
Tại Việt Nam, tên miền không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ, nên việc xử lý tên miền vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ tuân thủ theo Thông tư liên tịch số 14/2016/TTLL-BTTTT-BKHCN do Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học Công nghệ ban hành.
Tại Hội nghị, nhiều ý kiến của thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố cho rằng, đối với việc quản lý tên miền quốc tế tại Việt Nam cần tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc đăng ký, sử dụng tên miền; tăng cường theo dõi, kiểm tra các nội dung website sử dụng tên miền quốc tế của các chủ thể đăng ký tên miền nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố và tăng cường xử lý vi phạm đối với hoạt động các trang thông tin điện tử sử dụng tên miền quốc tế.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn đề nghị các tỉnh, thành phố trong cả nước hưởng ứng phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tăng cường đăng ký và sử dụng tên miền “.vn’ giúp nâng cao giá trị cho tên miền quốc gia cũng như nhận thức của cộng đồng về ý thức tuân thủ quy định pháp luật, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên Internet, thông tin điện tử...
Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn cũng yêu cầu thanh tra Bộ, thanh tra các Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trong cả nước tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc đăng ký, sử dụng tên miền quốc tế tại Việt Nam để kịp thời xử lý các vi phạm trong việc xử lý tên miền quốc tế; tập trung thanh, kiểm tra các nội dung sim rác, tin rác,...; tham mưu cho lãnh đạo UBND cấp tỉnh định hướng, triển khai chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin an toàn, hiệu quả và triển khai các dự án công nghệ thông tin phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
Để xử lý các tên miền vi phạm, thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ chỉ đạo thanh tra Bộ, thanh tra các Sở Thông tin và Truyền thông trong cả nước tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về đăng ký tên miền quốc tế, hoạt động cung cấp dịch vụ, chế độ báo cáo theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền quốc tế tại địa phương và áp dụng các biện pháp chặn kỹ thuật đối với các trang tin điện tử vi phạm.
Tuệ Minh
08:00 | 20/12/2018
09:00 | 27/12/2019
08:00 | 29/04/2020
09:05 | 09/01/2017
14:27 | 13/04/2015
09:00 | 16/10/2024
Ngày 15/10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt báo chí giới thiệu Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ 2, với sự chủ trì của Đại tá Tống Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
14:00 | 11/10/2024
Theo báo cáo từ Bloomberg và Reuters, Ukraine đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công mạng nhắm vào Công ty truyền thông nhà nước Nga VGTRK và làm gián đoạn hoạt động của cơ quan này. Điều đáng chú ý, cuộc tấn công mạng diễn ra đúng vào ngày sinh nhật lần thứ 72 của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
15:00 | 09/10/2024
Ngày 07/10/2024, Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo ABAII, Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức Hội thảo với chủ đề "Cơ hội và thách thức cho ngành Logistics và Chuỗi cung ứng toàn cầu trong kỷ nguyên Blockchain và AI" tại Đại học Thương mại Hà Nội. Sự kiện đã thu hút hơn 500 sinh viên cùng các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Logistics, Blockchain và AI.
19:00 | 25/09/2024
Đào tạo, phổ cập Blockchain và AI cho 1 triệu người Việt Nam là mục tiêu lớn mà Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo ABAII đề ra từ khi thành lập và nền tảng học trực tuyến MasterTeck là công cụ hữu ích để thực hiện mục tiêu này, giúp tạo ra một thế hệ nhân lực có khả năng dẫn dắt sự phát triển của ngành công nghiệp 4.0 tại Việt Nam.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Ngày 31/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị kỳ thi từ năm 2025. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng dự và chỉ đạo Hội nghị.
16:00 | 01/11/2024
Trong hai ngày 30, 31/10, tại Hà Nội, Cục Viễn thông và Cơ yếu Bộ Công an đã tổ chức Hội thi Kỹ thuật nghiệp vụ mật mã lực lượng Cơ yếu Công an nhân dân năm 2024, với sự tham gia của 136 tuyển thủ xuất sắc đại diện cho 68 cơ quan công an các đơn vị, địa phương trên toàn quốc thi đua, tranh tài.
07:00 | 01/11/2024