Sự kiện diễn ra với chủ đề "Digital For Good" (Công nghệ số cho những điều tốt đẹp), VIF17 hướng tới cung cấp nền tảng để trao đổi việc tận dụng Internet như một phương thức cung cấp thông tin, thúc đẩy sự phát triển và mở ra những cơ hội mới đầy tiềm năng cho tất cả các thành phần trong xã hội.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Pereric Hogberg cho biết, ngày nay Internet đã và đang phát triển vượt bậc, với những công nghệ mà trước đây chúng ta chưa bao giờ nghĩ tới, trở thành một phương tiện cho sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam. Thụy Điển cũng như toàn thế giới không thể phủ nhận chính sự tác động tích cực này đã kiến tạo nên hàng loạt những đổi mới trong kinh doanh, tạo ra các phương thức kinh tế mới, đồng thời mở ra cơ hội để mỗi người dân có thể liên tục cập nhật và nắm bắt nhiều vấn đề, giúp các cơ quan công quyền có thể cởi mở hơn, minh bạch hơn và có trách nhiệm giải trình cao hơn.
Đại sứ Pereric Hogberg nhấn mạnh, Internet là ý tưởng về sự kết nối. Nó giúp các cá nhân, cộng đồng và các cơ quan, tổ chức có thể kết nối và cùng hành động để hướng tới những lợi ích chung.
VIF17 được tổ chức với mong muốn trở thành một sự kiện thường niên để các thành viên chính phủ, các nhà hoạch định chính sách, đại diện cộng đồng, giới học giả, lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nhân xã hội, nhà đầu tư và các bên liên quan cùng thảo luận về những tiềm lực của Internet trong việc đóng góp và phát triển cộng đồng nơi chúng ta đang sống, tạo ra một xã hội cởi mở, bền vững và sáng tạo. Chương trình sẽ tập trung trao đổi về các chủ đề như: Chính phủ điện tử, dữ liệu mở, thành phố thông minh, truyền thông mạng xã hội.
Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải nhận định, trong những năm qua, với sự phát triển vượt bậc của CNTT-TT nói chung và Internet nói riêng, hàng tỷ người trên toàn thế giới đã cùng nhau biến Internet thành một nền tảng gắn kết mọi người, mọi nguồn lực tại các quốc gia. Internet đã và đang đóng vai trò quan trọng trong mọi mặt của cuộc sống, từ cuộc sống hàng ngày của người dân, hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp đến hoạt động của cơ quan Nhà nước, Chính phủ. Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của Internet, Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), các thiết bị di động thông minh đã thúc đẩy quá trình kết nối, chia sẻ thông tin, tri thức và liên kết hàng tỷ người trên khắp thế giới lại với nhau.
Trong 20 năm phát triển, Việt Nam hiện có khoảng trên 50 triệu người dùng Internet, chiếm 54% dân số, cao hơn mức trung bình của thế giới, nằm trong số những quốc gia và vùng lãnh thổ có số lượng người dùng Internet cao nhất tại châu Á. Thứ trưởng cho biết, hiện nay, Chính phủ, Bộ TT&TT đang nỗ lực thúc đẩy sự phát triển của Internet, công nghiệp nội dung số và ứng dụng giá trị gia tăng trên Internet, song hành cùng sự phát triển của nhiều loại hình dịch vụ, mang lại sự tiện ích và hiệu quả cho người dân và doanh nghiệp.
Theo Thứ trưởng, bên cạnh những lợi ích, những thay đổi to lớn, mạnh mẽ mà chúng ta chứng kiến, hiện nay các nước trên thế giới đều quan tâm và lưu ý hơn về mặt trái, về các thách thức như an ninh thông tin, thông tin độc hại, những tác động tiêu cực về văn hóa xã hội. Hiện nay, lượng thông tin xấu, độc trên Internet và mạng xã hội ngày càng nhiều, vấn nạn tấn công mạng, mất an toàn thông tin như thư rác, mã độc tống tiền đang nhằm vào nhiều cơ quan, tổ chức doanh nghiệp tại Việt Nam, hiện đang gia tăng cả về số lượng và quy mô.
Thứ trưởng hy vọng, Diễn đàn sẽ thảo luận xung quanh đóng góp của Internet vào một xã hội sáng tạo, bền vững và cởi mở, tiếp tục là dịp cho các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam trao đổi, tham khảo kinh nghiệm, các mô hình đã áp dụng hiệu quả của các nước nói chung và Thụy Điển nói riêng để xác định xu hướng phát triển trong giai đoạn tới.
09:00 | 03/07/2014
14:39 | 26/06/2015
11:30 | 25/06/2013
16:00 | 18/07/2018
09:00 | 18/11/2024
Sáng ngày 16/11, tại Phú thọ, Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông và Trường Đại học Hùng Vương - Đại học Thái Nguyên phối hợp tổ chức Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Những tiến bộ trong Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICTA 2024). Đây là Hội thảo có ý nghĩa đặc biệt, không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông tại Việt Nam mà còn mở ra cơ hội hợp tác nghiên cứu quốc tế.
10:00 | 14/11/2024
Sáng ngày 13/11, tại Hà Nội, Liên minh An toàn thông tin CYSEEX đã tổ chức thành công Hội thảo với chủ đề: “Ứng cứu và phục hồi hệ thống sau thảm họa”. Hội thảo nhằm chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, giúp các tổ chức, doanh nghiệp nâng cao nhận thức và chủ động ứng phó trước các cuộc tấn công mạng phức tạp hiện nay.
20:00 | 21/10/2024
Chiều ngày 21/10, tại Hà Nội, Viện nghiên cứu 486 (Bộ Tư lệnh 86) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “An toàn thông tin trong chuyển đổi số, xu thế và công nghệ”. Hội thảo tập trung trao đổi, thảo luận về thực trạng, nhu cầu và các giải pháp công nghệ trong việc chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Quân đội; các vấn đề kỹ thuật, công nghệ trong triển khai chuyển đổi số gắn với an toàn thông tin, an ninh mạng hiện nay.
10:00 | 18/10/2024
Trung Quốc đang chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh với hơn 600 triệu người dùng đăng ký dịch vụ. Kỹ sư trưởng tại Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin (MIIT) nhấn mạnh sự phát triển mạnh mẽ này với hơn 4.500 công ty đang hoạt động trong lĩnh vực AI cốt lõi.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Nghị định 147/2024/NĐ-CP được cho sẽ là giải pháp giúp ngăn chặn vi phạm trên không gian mạng, đảm bảo tính chính danh, rõ ràng hơn trên các nền tảng và chống lừa đảo trực tuyến.
10:00 | 21/11/2024
Nhân dịp Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức các hoạt động tri ân tại tỉnh Quảng Ninh.
09:00 | 14/11/2024