Tokenomics là lĩnh vực nghiên cứu về các nền kinh tế dựa trên token, ra đời vào năm 2017 khi Ethereum mở ra khả năng tạo lập token, mang đến một sự gắn kết mới cho các nền kinh tế nhân tạo. Đến năm 2018, những bước tiến vượt bậc trong công nghệ blockchain, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các giao thức DeFi đã minh chứng tiềm năng to lớn của Tokenomics trong việc thúc đẩy các hệ sinh thái blockchain.
Ngày nay, trong bối cảnh ứng dụng blockchain ngày càng phổ biến, Tokenomics đã phát triển từ các thiết kế đơn giản ban đầu sang những cấu trúc phức tạp và tinh vi hơn. Tuy nhiên, sự phức tạp này cũng đồng nghĩa với việc gia tăng thách thức trong việc đảm bảo hiệu quả và an toàn cho các dự án. Kiểm toán Tokenomics ra đời như một giải pháp thiết yếu để giải quyết bài toán này, bằng cách phân tích các nền kinh tế token, đánh giá tính hiệu quả, xác định rủi ro tiềm ẩn và đề xuất các cải tiến nhằm đảm bảo mục tiêu an toàn và bền vững được đáp ứng một cách tối ưu.
Để thúc đẩy tính chính xác và tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực kiểm toán Tokenomics, bài báo này giới thiệu một khung kiểm toán Tokenomics đơn giản nhưng hiệu quả. Khung này đã được áp dụng để kiểm tra một dự án DeFi có thiết kế luồng giá trị phức tạp, được công bố trong The JBBA, Volume 6, Issue 2, 2023 dưới giấy phép Open Access CC-BY 4.0. Mặc dù chưa hoàn thiện nhưng đây vẫn là một bước tiến quan trọng, đặt nền móng cho việc chuẩn hóa kiểm toán Tokenomics, hướng tới những tiêu chí đánh giá khách quan và được công nhận rộng rãi.
Khung kiểm toán Tokenomics bao gồm một danh sách kiểm tra được chia thành bốn phần, xác định các tiêu chí thông qua các câu hỏi chấm điểm số, trong đó điểm cao hơn phản ánh triển vọng tích cực hơn cho token economics.
- Tác động giữa Doanh nghiệp và token (Business-token interaction): Xác định các mối quan hệ giữa token economics và mô hình kinh doanh thông qua các tiêu chí xác định dựa trên một loạt các câu hỏi nhằm xác định sự cần thiết của blockchain.
- Phân tích cấu trúc (Structural analysis): Mục tiêu của phần này là xem xét kỹ lưỡng cấu trúc của token economics. Đây là phần dài, phức tạp và quan trọng nhất, nhằm xác định các vấn đề như: (1) Các đặc điểm tương tự mô hình Ponzi, mà một số giao thức như OlympusDAO từng bị nghi ngờ sở hữu; (2) Các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến sự sụp đổ, điển hình như trường hợp Terra/Luna; (3) Các thách thức liên quan đến việc duy trì và thúc đẩy nhu cầu sử dụng token và (4) Các vấn đề liên quan đến cơ chế quản trị và ra quyết định trong hệ thống.
Một cấu trúc Tokenomics vững chắc không chỉ giúp tạo ra giá trị bền vững mà còn ngăn ngừa các vòng lặp phản hồi tiêu cực, chẳng hạn như việc vận hành giống mô hình Ponzi hoặc sử dụng đòn bẩy quá mức (vay mượn vượt khả năng chịu đựng của hệ thống). Khi rủi ro này xảy ra, sự mất cân bằng tài chính có thể dẫn đến sự sụp đổ của toàn hệ thống.
Để phân tích cấu trúc Tokenomics, các kiểm toán viên có thể sử dụng linh hoạt các công cụ như lý thuyết trò chơi hoặc mô hình toán học. Tuy nhiên, các phương pháp mô phỏng như dựa trên tác nhân được đề cập cụ thể trong phần "Kiểm tra hiệu suất" (Stress Test) và không phải là phần chính thức của phân tích cấu trúc, mặc dù vẫn có thể được sử dụng bổ trợ. Sự linh hoạt này của khung kiểm toán cũng mang lại một số hạn chế, được thảo luận chi tiết trong bài báo.
- Phân bổ và phân phối (Allocation and distribution): là những yếu tố cốt lõi trong thiết kế Tokenomics, nhằm đảm bảo sự cân bằng và bền vững trong hệ sinh thái token. Phần này tập trung vào việc giải quyết các rủi ro liên quan đến hành vi bơm và xả (pump-and-dump), một chiến lược thao túng thị trường, trong đó, giá token bị đẩy lên cao thông qua các đợt mua ồ ạt, sau đó bị bán tháo hàng loạt để thu lợi nhuận, khiến giá trị token sụt giảm nghiêm trọng. Đồng thời, nó cũng nhằm hạn chế khả năng thao túng thị trường từ các tác nhân có quyền lực lớn, chẳng hạn như các nhà sáng lập, nhà đầu tư lớn hoặc các tổ chức kiểm soát phần lớn nguồn cung token, nhằm bảo vệ lợi ích của cộng đồng và duy trì sự ổn định của hệ thống.
- Sự ổn định và kiểm tra hiệu suất (Stability and stress tests): là phần duy nhất chứa các câu hỏi không có câu trả lời Có/Không. Do đó, phần này được coi là phần bổ sung vì một số dự án có thể không có khả năng thực hiện phần này và nó đòi hỏi các mô phỏng phức tạp. Hi vọng các loại kiểm tra này sẽ được chuẩn hóa và dễ tiếp cận hơn trong tương lai.
Bảng 1 trình bày điểm số được gán cho mỗi câu hỏi theo chủ quan. Khi lĩnh vực này phát triển, hệ thống chấm điểm được sử dụng trong khung sẽ được cải thiện dựa trên dữ liệu và sự thành công hoặc thất bại của các dự án khác nhau được phân tích.
Bảng 1: Khung kiểm toán Tokenomics
Dựa trên các đánh giá và các hạng mục nhạy cảm nhất (Bảng 1), kiểm toán viên nên đề xuất các điều chỉnh và giải pháp cụ thể, để tăng cường khả năng phục hồi của hệ thống hiện tại trước các hình thức khai thác kinh tế và các vòng phản hồi có hại.
Bảng 2. Giải thích các đánh giá và điểm số
(còn tiếp)
Tài liệu tham khảo [1]. S. Kampakis, “The Tokenomics Audit Checklist: Presentation and Examples from the Audit of a DeFi project, Terra/Luna and Ethereum 2.0,” 2023. [2]. S. Kampakis, “Auditing tokenomics: A case study and lessons from auditing a stablecoin project,” The Journal of The British Blockchain Association, 2022. [3]. P. Freni, E. Ferro, and R. Moncada, “Tokenomics and blockchain tokens: A design-oriented morphological framework,” Blockchain: Research and Applications, vol. 3, no. 1, 2022. [4]. L. S. A. D. Stylianos Kampakis, “Algem tokenomics audit,” Dec. 2022. [5]. Forbes, “What really happened to Terra/Luna Crypto,” 2022. |
ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy, Học viện Kỹ thuật Mật mã
07:00 | 23/10/2024
19:00 | 09/07/2024
10:00 | 20/05/2024
08:00 | 12/01/2024
22:00 | 26/01/2025
18:00 | 22/09/2023
15:00 | 25/03/2024
Ngày 21/3, Bộ Quốc phòng đã có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam với nội dung: "Đề nghị chỉ đạo thống nhất về giá trị pháp lý của chữ ký số, hồ sơ điện tử (hiện nay, nhiều cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức tín dụng chưa áp dụng thống nhất nội dung này và bắt buộc phải sử dụng chữ ký thông thường, hồ sơ giấy song song với chữ ký số, hồ sơ điện tử)".
16:00 | 30/11/2023
Quyết định 950 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030, mở ra các định hướng trong hợp tác, phát triển giữa chính quyền đô thị các cấp với các doanh nghiệp, đối tác trong nước và quốc tế, đồng thời đang dần định hình một số xu hướng nổi bật trong xây dựng đô thị thông minh, đáng sống, phát triển bền vững tại Việt Nam.
15:00 | 26/10/2023
Mỹ có kế hoạch tạm dừng xuất khẩu các chip trí tuệ nhân tạo tiên tiến hơn do Nvidia và các công ty khác thiết kế đến Trung Quốc. Đây là một trong một loạt biện pháp được công bố nhằm tìm cách ngăn Trung Quốc tiếp nhận các công nghệ tiên tiến của Mỹ để tăng cường tiềm lực quân sự.
14:00 | 06/09/2023
Chữ ký Office Open XML (OOXML), một tiêu chuẩn Ecma/ISO được sử dụng trong các ứng dụng Microsoft Office và mã nguồn mở OnlyOffice có một số lỗi bảo mật và có thể dễ dàng bị giả mạo.
Ngày 21/02, Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2025/NĐ-CP quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy. Nghị định này quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy, trừ chữ ký số chuyên dùng công vụ và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ. Nghị định áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp hoặc có liên quan đến chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy.
14:00 | 28/02/2025
Ngày 18/03, tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt Hàn (VKU) thuộc Đại học Đà Nẵng, sự kiện ABAII Unitour 24 với chủ đề “Blockchain và AI: Công nghệ tương lai trong kỷ nguyên số” đã diễn ra thành công, thu hút hơn 500 sinh viên, giảng viên tham gia theo cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến. Chương trình do Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo ABAII phối hợp với Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) tổ chức, với mục tiêu cập nhật kiến thức công nghệ và định hướng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ trước xu hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ của Blockchain và trí tuệ nhân tạo (AI).
14:00 | 19/03/2025