Xu hướng thứ 1: Xây dựng thành phố thông minh hướng trọng tâm vào người dân và doanh nghiệp
Cùng với xu hướng chuyển đổi số toàn diện, chính quyền đô thị từ cấp trung ương đến địa phương đến nay đều đã xây dựng đề án thành phố thông minh, tập trung trước tiên vào thông minh hóa hệ thống quản lý, vận hành chính quyền đô thị, thúc đẩy phát triển xã hội số, kinh tế số. Ghi nhận tại Giải thưởng và Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam 2023, nhiều thành phố, đô thị đã chuyển sang giai đoạn 2 - Xây dựng thành phố thông minh, bền vững, hướng trọng tâm đến người dân và doanh nghiệp. Người dân và doanh nghiệp không chỉ là đối tượng thụ hưởng nữa mà đã là thành phần quan trọng, tham gia vào hệ thống kết nối, đô thị thông minh của các thành phố.
Những ví dụ điển hình: Hệ thống giám sát giám sát quan trắc môi trường của Tp. Đà Nẵng với hơn 70 camera thông minh, không chỉ quan trắc, phát hiện mà còn cho phép người dân cùng giám sát, báo cáo khi phát hiện vấn đề. Hệ thống kết hợp với 66 trạm quan trắc tự động, 15 hệ thống lấy mẫu nước thải tự động, giúp xử lý hiệu quả nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường của thành phố.
Trong khi đó, Ứng dụng Huế-S của tỉnh Thừa Thiên Huế với định vị là siêu ứng dụng, được tích hợp các dịch vụ của chính quyền cho người dân và doanh nghiệp, cho phép người dân tham gia giám sát, phản ánh các vấn đề phát sinh với tỉ lệ phản ánh được giải quyết rất nhanh chóng, kịp thời đạt trên 95% đã góp phần rất tích cực giải quyết nhiều vấn đề xã hội của Tỉnh và Thành phố trong các lĩnh vực giao thông, môi trường, y tế, giáo dục thậm chí cả tín dụng đen…
Lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh đã cầu thị, áp dụng hệ thống thu phí cảng biển thông minh, không chỉ thiết thực giúp quản lý các phương tiện ra vào bến cảng một cách nhanh chóng, thuận tiện, minh bạch, góp phần tăng thu ngân sách của Thành phố lên hơn 3,500 tỷ đồng; và quan trọng hơn, giúp 68.000 doanh nghiệp làm xuất nhập khẩu, hậu cần, logistic tiết kiệm rất nhiều thời gian ra vào, thông quan nhanh chóng.
Xu hướng 2: Xây dựng hạ tầng dữ liệu thống nhất – Bộ não của Đô thị thông minh
Để phát triển thành phố thông minh, bền vững, chính quyền đô thị trong khu vực và thế giới đang hướng tới xây dựng, chuẩn hóa hạ tầng dữ liệu số thống nhất và xuyên suốt với: hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng số, kiến trúc dữ liệu hoàn chỉnh; Danh mục và tiêu chuẩn kết nối được chuẩn hóa; Cơ chế thu thập, khai thác dữ liệu minh bạch, hiệu quả. Các đô thị Việt Nam cũng đang hướng tới các mục tiêu này.
Hà Nội, đưa cụm từ "Thông minh" vào ngay trong Quy hoạch Thủ đô giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Dữ liệu được xem là nguồn tài nguyên mới. Tháng 7 vừa qua, Hà Nội đã ban hành Danh mục dữ liệu mở. Các dữ liệu chuyên ngành sẽ được triển khai, chia sẻ trong nội bộ cơ quan nhà nước và công dân, tổ chức trong thời gian tới. Hà Nội cũng đang tập trung triển khai hạ tầng số và Trung tâm dữ liệu để sớm đưa vào khai thác, sử dụng trong quý IV 2023.
Thành phố Hồ Chí minh - Địa phương đứng đầu cả nước về phát triển hạ tầng số và thể chế số. Thành phố đã triển khai và tích hợp dữ liệu các hệ thống thoát nước, chiếu sáng đô thị, công viên cây xanh, xử lý nước thải, dữ liệu hạ tầng giao thông, dữ liệu điện lực, cấp nước, bản đồ địa chính, địa hình, quy hoạch đô thị về kho dữ liệu dùng chung.
Cổng dữ liệu của thành phố và cổng dữ liệu mở sẽ được triển khai, chia sẻ để người dân, doanh nghiệp cùng khai thác và sử dụng trong thời gian tới.
Đà Nẵng coi Dữ liệu số là ‘huyết mạch’ để xây dựng thành phố thông minh. Chủ tịch UBND Đà Nẵng trực tiếp vào cuộc chỉ đạo xây dựng hạ tầng dữ liệu thống nhất và tập trung. Trung tâm IOC thế hệ mới của thành phố đóng vai trò là đầu mối thu thập thông tin, dữ liệu từ các OC quận/huyện, OC chuyên ngành và các ứng dụng, hệ thống của các cơ quan, đơn vị, cộng đồng…; phân tích, đưa ra số liệu tổng hợp để lãnh đạo có thông tin chỉ đạo, điều hành; chia sẻ thông tin cho các cơ quan liên quan, phục vụ quản lý nhà nước; công khai, minh bạch cho người dân, doanh nghiệp, phục vụ chính quyền đô thị. Đến nay, thành phố đã cung cấp gần 1.000 tập dữ liệu trên Cổng Dữ liệu mở thành phố (tăng 400 tập dữ liệu so với cuối năm 2022), tích hợp, chia sẻ gần 100 tập dữ liệu từ Cổng Dữ liệu mở thành phố lên Cổng Dữ liệu quốc gia."
Tây Ninh - một địa phương biên giới đã xây dựng Mô hình trung tâm xử lý điều hành thông tin tập trung, đa nhiệm - IOC thế hệ mới, với 03 tầng hệ thống: thu thập thông tin dữ liệu; phân tích xử lý dữ liệu, hỗ trợ quản lý điều hành; và phân phối, khai thác dữ liệu cho các cấp quản lý, người dân và doanh nghiệp. Hệ thống tích hợp bộ chỉ tiêu 15 ngành trong đó 4 bộ chỉ tiêu có hỗ trợ cảnh báo tự động.
Hơn 100 hệ thống IoC được triển các doanh nghiệp công nghệ lớn như Viettel, VNPT, FPT đang triển khai cho các đô thị tại Việt Nam đang dần phát triển sang giai đoạn mới, không còn là trung tâm chỉ huy điều hành tập trung, mà trở thành IOC là trung tâm tích hợp, phân tích và phân phối dữ liệu, với hạ tầng và các giải pháp công nghệ mạnh hỗ trợ cảnh bảo, ra quyết định dựa trên dữ liệu. Năng lực dữ liệu quyết định hiệu quả của IOC.
Xu hướng 3: Phát triển các Khu công nghiệp thông minh
Việt Nam đang là điểm đến rất hấp dẫn của các ông lớn trong các lĩnh vực sản xuất thiết bị công nghệ cao như: thiết bị điện tử, điện thoại, máy tính, chip bán dẫn... Với sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ về Net Zero năm 2050, yêu cầu của hội nhập và các đối tác, bên cạnh việc chuẩn bị và thay đổi hạ tầng để đáp ứng nhu cầu, để thu hút các nhà đầu tư trong nước vàc quốc tế, các địa phương…, các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp cũng đang bước vào một cuộc đua mới: phát triển khu công nghiệp xanh, thông minh.
Với trên 30 cụm và khu công nghiệp hoạt động, Bình Dương hiện định hướng chuyển đổi dần các khu công nghiệp truyền thống sang thông minh và sinh thái, để tạo lợi thế cạnh tranh. VNTT - Becamex đã hoàn thiện giải pháp khu công nghiệp thông minh với hệ thống nhà xưởng, tòa nhà điều hành, trung tâm vận hành, an ninh, bãi xe thông minh.
VSIP - đơn vị phát triển Bất động sản công nghiệp lớn nhất Việt Nam đã ký hợp tác với 9 tỉnh, thành phố phát triển khu công nghiệp thông minh.
Công ty Cổ phần phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản (JSC), một trong các doanh nghiệp đầu tư bất động sản công nghiệp uy tín đã phát triển tại Nhơn Trạch hệ thống nhà xưởng thông minh với các hệ thống quan sát 3D, các dịch vụ công nghệ thông minh, và hệ thống điện mặt trời, quan trắc môi trường đầy đủ, sẵn sàng phục vụ các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
Ngọc Mai
10:00 | 10/04/2024
Xác thực không mật khẩu là một phương thức xác thực cho phép người dùng truy cập vào một dịch vụ, ứng dụng, hệ thống công nghệ thông tin mà không cần nhập mật khẩu truyền thống hoặc trả lời các câu hỏi bảo mật. Xác thực không mật khẩu đang được xem là giải pháp xác thực an toàn hiện nay và được dự đoán sẽ trở thành xu hướng trong tương lai. Bài viết này sẽ hướng dẫn độc giả cách thiết lập Passkey cho tài khoản Google để giúp quá trình đăng nhập trở nên thuận lợi, đơn giản và tăng cường khả năng bảo mật tài khoản của người dùng.
14:00 | 01/03/2024
Ngày 06/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số (CĐS) quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06). Mục tiêu tổng quát của Đề án là ứng dụng Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip điện tử trong công cuộc CĐS quốc gia một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đối với Ban Cơ yếu Chính phủ (CYCP), để thực hiện cải cách hành chính, chuyển đổi số mạnh mẽ, toàn diện, Ban đã thực hiện triển khai hệ thống định danh tập trung căn cứ theo Nghị định số 59/2022/NĐ-CP nhằm đảm bảo quá trình CĐS của Ban CYCP được thống nhất, đồng bộ, qua đó góp phần vào sự phát triển của các dịch vụ công toàn trình phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước thực hiện CĐS thành công.
08:00 | 10/02/2024
Để góp phần hoàn thành các mục tiêu chuyển đổi số (CĐS) quốc gia, trong năm 2023, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã tích cực chủ động phối hợp với các cơ quan bộ, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ xác thực, bảo mật thông tin phục vụ cải cách thủ tục hành chính (TTHC), CĐS, hoàn thành các mục tiêu theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
10:00 | 05/02/2024
Kiểm tra, đánh giá tình hình ứng dụng chữ ký số trong hoạt động của cơ quan nhà nước là công tác có ý nghĩa hết sức quan trọng, không thể thiếu, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ. Thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá của Đoàn công tác Ban Cơ yếu Chính phủ, bài báo sẽ cung cấp đến độc giả thực trạng tình hình ứng dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ tại một số địa phương, đồng thời đưa ra những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, triển khai sử dụng, từ đó có biện pháp khắc phục, hướng dẫn, điều chỉnh bảo đảm đúng quy định, chặt chẽ và hiệu quả.
Từ ngày 04 - 26/7/2024, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức Hội nghị tập huấn giải pháp chia sẻ dữ liệu trên Trục liên thông văn bản quốc gia. Tại Hội nghị, báo cáo viên của Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ đã hướng dẫn, tuyên truyền tới các Bộ, ngành, địa phương những quy định mới về chữ ký số chuyên dùng công vụ, hướng dẫn ký tắt điện tử đối với dự thảo văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
15:00 | 05/08/2024
Kết quả đánh giá 63 cổng dịch vụ công năm 2024 cho thấy, các địa phương đã có một số cải thiện trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến so với kết quả rà soát năm 2023, tuy nhiên cũng cần sự đầu tư, cải thiện về nhiều mặt để tăng mức độ thuận tiện, thân thiện, tính tiếp cận, đáp ứng nhu cầu của mọi người dùng.
10:00 | 28/08/2024