Chất lượng các ấn phẩm in ngày càng được nâng cao
Theo báo cáo tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2022 của Tạp chí An toàn thông tin, thời gian qua Tạp chí đã có những bước tiến quan trọng trong công tác chuyên môn nghiệp vụ. Đối với Ấn phẩm An toàn thông tin bản in đã xuất bản đúng định kỳ, đảm bảo việc phát hành ấn phẩm đúng tiến độ, với nội dung, hình thức được đông đảo bạn đọc là các nhà khoa học và nhà quản lý đánh giá cao.
Ấn phẩm Khoa học và Công nghệ trong lĩnh vực An toàn thông tin đã xuất bản số đặc biệt với 14 bài báo khoa học được tuyển chọn từ các bài báo tham dự Hội thảo “Nghiên cứu ứng dụng mật mã và an toàn thông tin năm 2022” do Tạp chí An toàn thông tin phối hợp với Học viện Kỹ thuật mật mã và Viện Khoa học – Công nghệ mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) tổ chức.
Trong công tác tuyên truyền, phản ảnh các hoạt động của Ban và Ngành Cơ yếu, Ấn phẩm Cơ yếu Việt Nam đã bám sát đúng Kế hoạch tuyên truyền của Tạp chí được Lãnh đạo Ban phê duyệt. Do nhu cầu và phạm vi truyền thông tăng cao, Tạp chí đã đề xuất với Lãnh đạo Ban tăng kỳ xuất bản đối với Ấn phẩm Cơ yếu Việt Nam và Ấn phẩm Khoa học và Công nghệ trong lĩnh vực an toàn thông tin.
Đẩy mạnh phát triển Tạp chí điện tử
Báo điện tử, Tạp chí điện tử đang phát triển mạnh mẽ, là phương tiện truyền tải hiệu quả trong việc tuyên truyền các chính sách, pháp luật, chủ trương của Đảng và Nhà nước, nắm bắt được xu thế đó Tạp chí An toàn thông tin điện tử cũng đã phát huy được tối đa vai trò của mình. Trong 6 tháng đầu năm 2022, Tạp chí điện tử đã xuất bản gần 400 tin, bài và dữ liệu cho các chuyên trang, chuyên mục, đảm bảo chất lượng, tính thời sự, nội dung phong phú đa dạng trong lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin. Song song, Bản tin video của Tạp chí đã xuất bản 12 số theo đúng kế hoạch đề ra.
Công tác đổi mới phương thức truyền thông cũng được Tạp chí chú trọng, quan tâm. Tạp chí đã chủ động phối hợp với các đơn vị trong Ban Cơ yếu Chính phủ triển khai xây dựng các buổi tọa đàm với chủ đề "Đổi mới trong công tác quản lý nhà nước về mật mã dân sự" và "Vai trò chữ ký số chuyên dùng trong thời kỳ chuyển đổi số quốc gia".
Bám sát sự thay đổi của công nghệ và mối quan tâm của độc giả, Tạp chí điện tử triển khai 03 chuyên đề: "Bảo mật trong thanh toán điện tử", "Loại bỏ mối lo từ tấn công kỹ nghệ xã hội" và "Đảm bảo an toàn thông tin trong chuyển đổi số" thu hút đông đảo bạn đọc.
Việc kịp thời tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nước, cung cấp các kiến thức có chất lượng, chuyên sâu về an toàn thông tin trên Tạp chí điện tử đã góp phần giúp Tạp chí hoàn thành tốt vai trò định hướng thông tin, góp phần tích cực vào công tác quản lý nhà nước; là diễn đàn uy tín, tin cậy của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực an toàn thông tin tại Việt Nam và nhiều chuyên gia quốc tế.
Thiếu tướng Lê Xuân Trường, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ chụp ảnh cùng cán bộ Tạp chí An toàn thông tin tại buổi Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2022 của Tạp chí.
Phối hợp tổ chức hội thảo và truyền thông
Trong 6 tháng đầu năm, Tạp chí đã thực hiện ký kết hợp tác truyền thông với các đơn vị trong và ngoài Ban, đồng thời tham gia tổ chức hội thảo, hội nghị và các sự kiện an toàn thông tin cấp quốc gia, thúc đấy công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực an toàn thông tin trong Ngành và xã hội, nâng cao vị thế của Ban và ngành Cơ yếu trong toàn quốc.
Không những đảm bảo công tác truyền thông trong Ban và Ngành, Tạp chí còn chủ động phối hợp, thực hiện một số nhiệm vụ truyền thông, tổ chức hội thảo khoa học với một số đơn vị ngoài Ngành Cơ yếu như Viện Công nghệ thông tin, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Lữ đoàn 2 và Viện 10/Bộ Tư lệnh 86, Đại học Trà Vinh.
Là một cơ quan báo chí chuyên ngành với đa dạng ấn phẩm, Tạp chí chủ động tăng cường ứng dụng mạng xã hội để nâng cao hiệu quả truyền thông. Mở rộng hoạt động hợp tác truyền thông với các tổ chức, hội, hiệp hội về an toàn thông tin trên cả nước, là đầu mối của Ban tham gia một số sự kiện trong nước và quốc tế.
Trải qua hơn 16 năm xây dựng và phát triển, Tạp chí An toàn thông tin đã trở thành cơ quan báo chí chuyên ngành uy tín trong lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin, từng bước phát triển góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng an toàn thông tin cho các cấp lãnh đạo và người dùng trên không gian mạng.
Quốc Trường
09:00 | 13/01/2023
14:00 | 03/06/2022
15:00 | 08/06/2022
18:00 | 14/03/2023
10:00 | 13/01/2023
13:00 | 03/06/2022
09:00 | 21/01/2023
Các cuộc tấn công mạng tinh vi đang trở thành mối đe dọa lớn đến an ninh mạng, khiến môi trường mạng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn đối với các tổ chức, doanh nghiệp và cả người dùng cá nhân trên toàn thế giới.
15:00 | 25/12/2022
Ngày 17/12, Học viện An ninh nhân dân đã tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm ngày truyền thống Khoa An ninh thông tin (1982 - 2022). Đại tá, GS, TS. Nguyễn Trường Thọ, Phó Giám đốc Học viện An ninh nhân dân đã đến dự và chủ trì buổi Lễ.
07:00 | 23/12/2022
Với việc đạt tổng điểm 2.882 sau 8 giờ thi đấu liên tục của vòng Chung kết, đội KCSCxP đến từ Học viện Kỹ thuật Mật mã đã giành giải Nhất cuộc thi An toàn thông tin quốc tế ISITDTU CTF 2022.
10:00 | 24/10/2022
Ngày 16/10, hơn 40 doanh nghiệp của 20 quốc gia châu Âu là đối thủ của Google trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thương mại hối thúc Cơ quan chống độc quyền của Liên minh châu Âu (EU) áp dụng các quy định mới được ban hành để đảm bảo công ty của Tập đoàn Alphabet này tuân thủ các điều khoản cạnh tranh theo luật định năm 2017 của khối.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Chiều ngày 16/3/2023, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ và Bộ Ngoại giao đã ký Kế hoạch hợp tác triển khai công tác bảo mật và bảo đảm an toàn thông tin cho Bộ Ngoại giao giai đoạn 2023 - 2025. Tham dự Lễ ký kết có đồng chí Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Phía Ban Cơ yếu Chính phủ có đồng chí Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban; các đồng chí Phó Trưởng ban: Nguyễn Đăng Lực, Nguyễn Hữu Hùng; cùng đại diện lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị của Ban Cơ yếu Chính phủ và Bộ Ngoại giao.
15:00 | 18/03/2023
Hội thảo Quốc gia lần thứ XXVI "Một số vấn đề chọn lọc về Công nghệ thông tin và Truyền thông" - VNICT 2023 do Viện Công nghệ thông tin - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân dự kiến sẽ được tổ chức tại Bắc Ninh vào các ngày 5-6/10/2023. Hội thảo có sự tham gia phối hợp của Câu lạc bộ các Khoa, Trường, Viện CNTT-TT Việt Nam (FISU). Chủ đề chính của Hội thảo năm nay là "Chủ quyền quốc gia trên không gian mạng - tồn tại trong thế giới phẳng".
10:00 | 03/03/2023