Theo Đạo luật Thị trường kỹ thuật số (DMA) mang tính bước ngoặt của Liên minh châu Âu (EU), Apple phải cho phép các đối thủ cạnh tranh và nhà phát triển ứng dụng tương tác với các dịch vụ của họ, nếu không sẽ phải đối mặt với mức phạt lên tới 10% doanh thu hàng năm trên toàn cầu. Tuy nhiên, Apple cho rằng, việc đáp ứng những yêu cầu của Meta có thể ảnh hưởng đến quyền riêng tư và bảo mật của người dùng.
Báo cáo của Apple nêu rõ, kể từ khi DMA có hiệu lực vào năm 2023, Meta đã đưa ra 15 yêu cầu tương tác, nhiều hơn bất kỳ công ty nào khác, nhằm có quyền truy cập sâu rộng vào hệ thống công nghệ của Apple. Theo Táo khuyết, nhiều yêu cầu của Meta "đang tìm cách thay đổi chức năng theo cách làm dấy lên lo ngại về quyền riêng tư, bảo mật của người dùng và dường như hoàn toàn không liên quan đến việc sử dụng thực tế các thiết bị bên ngoài của Meta, chẳng hạn như kính thông minh Meta và Meta Quest".
Công ty này nêu rõ: "Nếu Apple phải chấp nhận tất cả những yêu cầu này, Facebook, Instagram và WhatsApp có thể cho phép Meta đọc trên thiết bị của người dùng tất cả tin nhắn và email của họ, xem mọi cuộc gọi điện thoại mà họ thực hiện hoặc nhận, theo dõi mọi ứng dụng mà họ sử dụng, quét tất cả ảnh của họ, xem các tệp và sự kiện lịch của họ, ghi lại tất cả mật khẩu của họ, và hơn thế nữa".
Apple cũng viện dẫn các khoản tiền phạt về quyền riêng tư mà Meta phải trả tại châu Âu trong những năm gần đây như một lý do để lo ngại. Meta chưa đưa ra phản hồi chính thức về những cáo buộc này.
Tối 18/12, Ủy ban châu Âu (EC) - cơ quan giám sát cạnh tranh của EU - đã công bố những phát hiện sơ bộ về vấn đề này. Ủy ban đã đưa ra các biện pháp dự kiến để đảm bảo Apple tuân thủ DMA, cho phép các cá nhân, công ty và tổ chức đưa ra phản hồi đến ngày 9/1.
Các biện pháp này bao gồm việc yêu cầu Apple cung cấp mô tả rõ ràng về các giai đoạn, thời hạn và tiêu chí đánh giá các yêu cầu tương tác từ nhà phát triển; cung cấp cập nhật thường xuyên và trao đổi phản hồi với các nhà phát triển về hiệu quả của các giải pháp tương tác; thiết lập một cơ chế hòa giải công bằng và khách quan để giải quyết các bất đồng kỹ thuật; đảm bảo khả năng tương tác với tất cả các chức năng của tính năng thông báo iOS cho các thiết bị của Apple và các đối thủ.
Quyết định cuối cùng của EC về việc Apple có tuân thủ các quy định về khả năng tương tác của DMA hay không dự kiến sẽ được đưa ra vào tháng 3/2025.
Cũng theo quy định của DMA, từ ngày 28/12/2024, các thiết bị điện tử, bao gồm smartphone, máy tính bảng, máy ảnh... phải được trang bị cổng USB-C khi đưa vào thị trường EU. Yêu cầu này là một phần của "giải pháp cổng sạc chung" được thông qua vào năm 2022 nhằm giảm lãng phí, cắt giảm rác thải điện tử từ các loại phụ kiện và giúp thuận tiện hơn cho người dùng khi họ có thể sử dụng một bộ sạc cho nhiều thiết bị khác nhau. Điều này buộc Apple phải từ bỏ cổng Lightning độc quyền của hãng và chuyển sang sử dụng cổng sạc USB-C cho các sản phẩm của mình, bắt đầu từ dòng iPhone 15 ra mắt năm ngoái.
Ngoài yêu cầu về cổng sạc, EU còn đưa ra nhiều yêu cầu khác với các sản phẩm của Apple như hỗ trợ NFC của bên thứ ba hay cho phép cài đặt kho ứng dụng thay thế. Hầu hết các thay đổi này chỉ được Apple áp dụng riêng tại thị trường EU trong khi vẫn giữ nguyên sản phẩm ở các thị trường khác.
P.T
09:00 | 14/11/2024
10:00 | 03/03/2025
07:00 | 17/11/2024
13:00 | 14/02/2025
13:00 | 10/12/2024
09:00 | 12/03/2025
Google cho biết đã nhận được 258 đơn khiếu nại trên toàn cầu về việc phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) Gemini đã được sử dụng để tạo ra nội dung khủng bố hoặc bạo lực cực đoan giả mạo.
12:00 | 26/02/2025
Trong khảo sát Toàn cầu về An toàn Trực tuyến, Microsoft đã tìm hiểu quan điểm của người dùng về trí tuệ nhân tạo (AI), cách họ sử dụng công nghệ này và khả năng nhận diện nội dung do AI tạo ra.
21:00 | 31/01/2025
Google Cloud đã công bố Dự báo An ninh mạng năm 2025, cung cấp phân tích chi tiết về bối cảnh mối đe dọa mới nổi và các xu hướng bảo mật chính mà các tổ chức trên toàn thế giới nên chuẩn bị, trong đó trí tuệ nhân tạo (AI), địa chính trị và tội phạm mạng là những yếu tố trọng tâm. Báo cáo cũng đã thông tin chi tiết về chiến thuật của tội phạm mạng, đưa ra khuyến nghị giúp tăng cường bảo mật trong năm tới.
08:00 | 29/01/2025
Khép lại năm 2024, Lãnh đạo Ban Cơ yếu Chính phủ, cấp ủy, lãnh đạo các cấp trong toàn lực lượng cơ yếu, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt đã chủ động bám sát yêu cầu nhiệm vụ và thực tiễn, cùng với sự nỗ lực rất lớn của toàn thể cán bộ, nhân viên ngành Cơ yếu Việt Nam tổ chức triển khai đồng bộ, toàn diện trên các mặt công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trong đó có nhiều nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc, tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò đặc biệt quan trọng của hoạt động cơ yếu. Dưới đây là 10 dấu ấn nổi bật trong năm 2024 của ngành Cơ yếu Việt Nam.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Đó là chủ đề của Khối thi đua 4 hệ Cơ yếu: Quân đội, Công an, Ngoại giao, Đảng - Chính quyền được phát động lại Lễ ký Giao ước thi đua năm 2025 diễn ra tại Hà Nội, ngày 7/3. Đồng chí Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đến dự và phát biểu tại Hội nghị.
12:00 | 08/03/2025
SoftBank có kế hoạch chuyển đổi một nhà máy sản xuất tấm nền LCD Sharp trước đây tại Nhật Bản thành một trung tâm dữ liệu để vận hành các tác nhân trí tuệ nhân tạo được phát triển với sự hợp tác của OpenAI, “cha đẻ” của ChatGPT.
10:00 | 21/03/2025