Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại phiên trả lời chất vấn Quốc hội
Trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội về vấn nạn lừa đảo chiếm đoạt tài khoản, giả mạo tin nhắn các ngân hàng qua mạng, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thừa nhận, thời gian gần đây, nhiều kẻ lừa đảo đã sử dụng các số điện thoại và thông qua các trang web.
Để giải quyết vấn nạn này, thời gian vừa qua, Bộ TT&TT đã hoàn thiện hành lang các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó định nghĩa rõ các hành vi, quy định các quy trình xử lý hành chính, mức phạt và cơ chế để lực lượng công an xử lý. Đồng thời, để xử lý một cách căn bản, Bộ TT&TT cũng đã công khai các đầu số điện thoại (156, 5656) để tiếp nhận phản ánh của người dân về vi phạm.
Bộ TT&TT cũng đã rà quét, ngăn chặn hàng nghìn trang web có dấu hiệu lừa đảo; tập trung xử lý sim rác, xóa khỏi hệ thống những số thuê bao không có thông tin đầy đủ, hoặc thông tin không chính xác và phải đối soát thông tin qua cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia; sau đó là xử lý sim chính chủ. Với những biện pháp này, Bộ TT&TT sẽ ngăn chặn đáng kể việc dùng số điện thoại để lừa đảo và các cuộc gọi rác.
Tranh luận tại hội trường, đại biểu Quốc hội Đỗ Chí Nghĩa (Phú Yên) cho rằng, trên mạng sẽ khác ở ngoài đời về quản lý theo lãnh thổ, địa giới hành chính. Vì vậy, nếu chúng ta chỉ dùng biện pháp ngăn chặn thông tin và xử lý những tài khoản có vi phạm thì không khác gì khi thực hiện phòng COVID-19 là phải đeo khẩu trang, cách ly, phong tỏa… Vì vậy, giải pháp căn cơ nhất là cần nâng cao sức đề kháng với các thông tin xấu độc, giống như việc tiêm vaccine COVID-19 mới là giải pháp căn cơ và lâu dài để phòng bệnh này.
Nhất trí với quan điểm của đại biểu Đỗ Chí Nghĩa về nâng cao sức đề kháng trước thông tin xấu độc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu quan điểm, mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý lĩnh vực nào trong không gian thực, thì cũng quản lý vấn đề đó trên không gian mạng. Đồng thời đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung đào tạo kỹ năng số cho học sinh, tạo lập nền tảng online để học tập, xây dựng kỹ năng cơ bản để học tập, làm việc, sử dụng không gian số. Đây cũng là các bước thực hiện để nâng cao sức đề kháng trước thông tin xấu độc.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và mọi người dân trong việc làm sạch không gian mạng, nâng cao sức đề kháng trước vấn nạn tin giả, thông tin xấu độc.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhấn mạnh việc ngăn chặn thông tin xấu độc thực sự là công việc khó khăn. Do đó, Bộ trưởng cho rằng, giải pháp căn bản là cần sự vào cuộc tích cực, chủ động của các bộ, ngành, các tổ chức, các gia đình. Khi toàn bộ xã hội vào cuộc thì mới giải quyết được căn cơ vấn đề này trên không gian mạng.
Nguyệt Thu
08:00 | 12/06/2018
10:00 | 03/02/2023
14:00 | 25/07/2022
10:00 | 16/01/2023
09:00 | 24/02/2025
09:00 | 19/12/2019
07:00 | 03/04/2023
17:00 | 29/12/2022
07:00 | 04/08/2022
15:00 | 14/03/2025
Không chỉ dừng lại ở những hình thức lừa đảo thô sơ, tội phạm mạng ngày càng sử dụng các kịch bản tinh vi, đánh vào lòng tham và sự cả tin của người dùng. Hàng loạt vụ mất tiền oan từ các đường link giả mạo là minh chứng cho sự nguy hiểm của loại tội phạm này.
14:00 | 28/02/2025
Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, gần đây, nhiều người dùng điện thoại đã phản ánh về tình trạng thường xuyên nhận được cuộc gọi từ số lạ nhưng khi bắt máy thì không ai trả lời. Nguyên nhân có thể do lỗi kỹ thuật hoặc là hình thức tấn công cố tình thực hiện cuộc gọi không lời nhằm khơi gợi sự tò mò, khiến khách hàng gọi lại. Khi đó, cuộc gọi có thể bị tính phí viễn thông cao bất thường.
10:00 | 06/02/2025
Trong kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ 2025, hệ thống kỹ thuật của Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) không ghi nhận việc xảy ra các sự cố tấn công mạng gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán 2025 kéo dài 9 ngày vừa qua, cơ quan này đã phát hiện 105 cuộc tấn công mạng chủ yếu theo hình thức tấn công lừa đảo.
10:00 | 07/01/2025
Cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông đã ghi nhận hơn 7.000 phản ánh của người dân về lừa đảo trực tuyến trong tuần qua, đồng thời cảnh báo nguy cơ gia tăng số thiết bị có thể trở thành nguồn tấn công từ chối dịch vụ….
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Đó là chủ đề của Khối thi đua 4 hệ Cơ yếu: Quân đội, Công an, Ngoại giao, Đảng - Chính quyền được phát động lại Lễ ký Giao ước thi đua năm 2025 diễn ra tại Hà Nội, ngày 7/3. Đồng chí Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đến dự và phát biểu tại Hội nghị.
12:00 | 08/03/2025
SoftBank có kế hoạch chuyển đổi một nhà máy sản xuất tấm nền LCD Sharp trước đây tại Nhật Bản thành một trung tâm dữ liệu để vận hành các tác nhân trí tuệ nhân tạo được phát triển với sự hợp tác của OpenAI, “cha đẻ” của ChatGPT.
10:00 | 21/03/2025