Sự kiện Banking Việt Nam 2019
Tham dự sự kiện còn có đại diện lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia, Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam; đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành, các đơn vị đào tạo, tổ chức tín dụng và một số tổ chức quốc tế cùng đông đảo các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng tại Việt Nam.
Phát biểu khai mạc Hội thảo - Triển lãm, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho biết, Liên hợp quốc đã xác định tài chính toàn diện là một giải pháp quan trọng để đạt 7 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Trong đó, Ngân hàng Thế giới đã đặt ra mục tiêu cải thiện khả năng tiếp cận tài chính cho người thu nhập thấp trên thế giới vào 2020. Tại Việt Nam, Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 đã đưa việc xây dựng “Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ giao NHNN chủ trì thực hiện trong năm 2019.
Hiện nay, hành lang pháp lý của nước ta không ngừng được hoàn thiện, xây dựng mới làm cơ sở cho việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán đa dạng, tiện ích đáp ứng nhu cầu người dân và doanh nghiệp. Hạ tầng thanh toán quốc gia cũng đã đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển của nền kinh tế với giá trị xử lý trong năm 2018 gấp 13 lần GDP, hạ tầng thanh toán bán lẻ được kết nối liên thông với các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán, tích hợp thêm các dịch vụ mới, hỗ trợ đắc lực hầu hết các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như thương mại, giao thông, dịch vụ công...
Đặc biệt, vấn đề an toàn, bảo mật trong hoạt động của các hệ thống thanh toán luôn được quan tâm, coi trọng, đặt ưu tiên hàng đầu. Các quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng dịch vụ luôn được bảo vệ, đề cao nhằm củng cố hơn nữa niềm tin của người dùng vào các phương tiện thanh toán điện tử.
Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán tại Việt Nam đã ứng dụng các giải pháp, công nghệ tiên tiến nhằm giảm chi phí, tăng tốc độ thanh toán, tăng cường an toàn, bảo mật cho sản phẩm, dịch vụ, gia tăng trải nghiệm khách hàng như xác thực sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt...); thanh toán trên nền mã phản hồi nhanh (QR Code); thanh toán an toàn, thuận tiện qua mã hóa thông tin thẻ (Tokenization); thanh toán phi tiếp xúc (contactless payment) tốc độ và tiện lợi...
Theo các chuyên gia, thanh toán không dùng tiền mặt đã có những bước tiến đáng ghi nhận. Tỷ lệ tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán tính đến tháng 11/2018 đạt 11,5%, giảm hơn 2,5% so với con số 14,02% của năm 2010. Tuy nhiên, so với nhiều quốc gia trong khu vực, tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản ngân hàng tại Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, cần có giải pháp để cải thiện vấn đề này. Số liệu từ World Bank cho thấy, tại Việt Nam, năm 2011 tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản ngân hàng là 21%. Con số này tăng lên 30,7%, trong năm 2017. Trong khi đó, tại một số quốc gia như Trung Quốc, Malaysia… đều chiếm trên 80%.
Thúc đẩy tài chính toàn diện và phát triển thanh toán điện tử trong giai đoạn tới cần chú ý tới xu hướng số hóa dịch vụ ngân hàng, lấy khách hàng làm trung tâm, khách hàng có tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng liên tục, mọi lúc, mọi nơi trên nhiều loại thiết bị di động. Bối cảnh mới này đòi hỏi các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán phải đầu tư, ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của cuộc cánh mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới. Dựa trên dữ liệu Big Data và ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích khách hàng, qua đó cung cấp các sản phẩm công nghệ tiên tiến, dịch vụ an toàn, tiện lợi, cá nhân hóa với giá cả hợp lý; bảo vệ bí mật khách hàng, ngăn ngừa tấn công mạng;…
Với 01 phiên báo cáo chính và 02 phiên chuyên đề chuyên sâu, Banking Vietnam 2019 với những thảo luận và chia sẻ từ các diễn giả, chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước đã cung cấp những phần trình bày đa chiều, giàu thông tin, đưa ra những nhận định, đánh giá toàn diện, khách quan về thực trạng, cơ hội và thách thức trong triển khai chiến lược tài chính toàn diện gắn với chủ trương thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Từ đó, đề xuất các kiến nghị cụ thể, giải pháp thiết thực, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện và trình độ phát triển của Việt Nam.
Trong Phiên Báo cáo chính của Hội thảo có chủ đề “Tài chính toàn diện trong xu thế phát triển của nền kinh tế không dùng tiền mặt” đã đề cập tới các nội dung: Thực trạng, thách thức trong triển khai chiến lược tài chính toàn diện tại Việt Nam; Mở rộng dịch vụ tài chính và hướng tới một nền kinh tế không dùng tiền mặt; Góc nhìn của các NHTM Việt Nam về tài chính toàn diện; Kinh nghiệm quốc tế về triển khai thanh toán không dùng tiền mặt, ứng dụng hệ thống định danh điện tử.
Tại buổi chiều đã diễn ra song song 2 chuyên đề với nội dung: "Quản trị rủi ro trong cung ứng dịch vụ tài chính nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện và phát triển nền kinh tế không dùng tiền mặt" và "Đa dạng hóa tổ chức và kênh cung ứng dịch vụ tài chính nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và tài chính toàn diện".
Bên lề Hội thảo là hoạt động triển lãm tại Banking Vietnam 2019, giới thiệu các hoạt động của một số ngân hàng tiêu biểu trong phát triển kênh phân phối, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ tài chính - ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại hướng tới mở rộng độ phủ dịch vụ tài chính và thúc đẩy tài chính toàn diện. Triển lãm quy tụ gần 30 gian hàng đến từ các NHTM lớn, các tập đoàn, công ty công nghệ, công ty trung gian thanh toán hàng đầu. Đây là cơ hội để các nhà quản lý ngân hàng tìm hiểu và trực tiếp trải nghiệm các sản phẩm, dịch vụ tài chính - ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại.
Nguyễn Ngoan
15:00 | 05/12/2008
10:30 | 17/05/2013
14:05 | 29/02/2016
10:00 | 17/02/2025
Ứng dụng DeepSeek của Trung Quốc đã gây chú ý khi trở thành ứng dụng miễn phí phổ biến nhất trên App Store, tuy nhiên nó cũng kéo theo nỗi lo nhất định.
13:00 | 14/02/2025
Chatbot AI DeepSeek đang tạo ra làn sóng chấn động trên Phố Wall và ảnh hưởng mạnh mẽ đến Nvidia, khiến cổ phiếu công ty này bốc hơi 600 tỷ USD chỉ trong một ngày. Không chỉ có vậy, DeepSeek cũng đã vượt qua chatbot AI ChatGPT để vươn lên dẫn đầu trên App Store về danh mục ứng dụng miễn phí. Sự phát triển nhanh chóng mặt này đã khiến các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) cũng như các chính phủ phương Tây và Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phải lên tiếng cảnh báo.
08:00 | 29/01/2025
Khép lại năm 2024, Lãnh đạo Ban Cơ yếu Chính phủ, cấp ủy, lãnh đạo các cấp trong toàn lực lượng cơ yếu, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt đã chủ động bám sát yêu cầu nhiệm vụ và thực tiễn, cùng với sự nỗ lực rất lớn của toàn thể cán bộ, nhân viên ngành Cơ yếu Việt Nam tổ chức triển khai đồng bộ, toàn diện trên các mặt công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trong đó có nhiều nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc, tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò đặc biệt quan trọng của hoạt động cơ yếu. Dưới đây là 10 dấu ấn nổi bật trong năm 2024 của ngành Cơ yếu Việt Nam.
15:00 | 27/12/2024
Mới đây, Fortinet đã đưa ra dự báo về các mối đe dọa mạng năm 2025, đánh giá toàn diện về sự phát triển của các phương pháp tấn công truyền thống, các xu hướng mới nổi định hình tương lai của tội phạm mạng và đưa ra khuyến nghị hành động cho các tổ chức nhằm tăng cường khả năng bảo vệ và phục hồi.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Đó là chủ đề của Khối thi đua 4 hệ Cơ yếu: Quân đội, Công an, Ngoại giao, Đảng - Chính quyền được phát động lại Lễ ký Giao ước thi đua năm 2025 diễn ra tại Hà Nội, ngày 7/3. Đồng chí Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đến dự và phát biểu tại Hội nghị.
12:00 | 08/03/2025
SoftBank có kế hoạch chuyển đổi một nhà máy sản xuất tấm nền LCD Sharp trước đây tại Nhật Bản thành một trung tâm dữ liệu để vận hành các tác nhân trí tuệ nhân tạo được phát triển với sự hợp tác của OpenAI, “cha đẻ” của ChatGPT.
10:00 | 21/03/2025