Cụ thể, tại Điểm b khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước quy định về trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước nêu rõ “Người tiếp nhận thu nhận thông tin nhận dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước”.
Như vậy việc thu nhận thông tin sinh trắc học sẽ được cơ quan quản lý căn cước tiến hành thu thập khi công dân làm thủ tục đề nghị cấp thẻ căn cước.
Sinh trắc học mống mắt được thu thập tại cơ quan công an cùng với vân tay và ảnh mặt. Công dân cung cấp dữ liệu mống mắt khi làm thủ tục cấp Căn cước tại cơ quan Công an như: Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Cơ quan Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công an cấp quận/huyện/thị xã thành phố thuộc tỉnh.
Đối với thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu căn cước.
Theo Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, cơ quan quản lý căn cước chỉ tiến hành thu thập thông tin AND, giọng nói khi người dân tự nguyện cung cấp trong quá trình người dân thực hiện thu nhận hồ sơ căn cước.
“Việc cập nhật thông tin, dữ liệu sinh trắc học về AND, giọng nói vào Cơ sở dữ liệu căn cước được thực hiện thông qua việc các cơ quan có chức năng kết nối, chia sẻ thông tin cho cơ quan quản lý căn cước” - đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cho biết.
Bên cạnh đó, việc thu thập thông tin sinh trắc học mống mắt để làm cơ sở đối soát, xác thực thông tin của mỗi cá nhân; hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay của một người (trong các trường hợp khuyết tật, vân tay bị biến dạng...).
Đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cho biết thêm, dữ liệu về mống mắt có khả năng chính xác cao, rất phù hợp với xu hướng chuyển đổi số trên thế giới và Việt Nam hiện nay khi các giao dịch điện tử được mở rộng, là lĩnh vực chủ yếu cho các thiết bị thông minh như (di động, app điện tử) đều được trang bị các camera thông minh tránh các trường hợp giả mạo khuôn mặt, video giả mạo khi định danh, xác thực cho các giao dịch.
Kết hợp với các yếu tố sinh trắc như khuôn mặt (đảm bảo xác thực 2 yếu tố), sinh trắc là cơ sở triển khai hiệu quả Luật Giao dịch điện tử nên việc thu thập thông tin sinh trắc là rất cần thiết và phù hợp với xu hướng chuyển đổi số hiện nay.
Hồ Trung (Tổng hợp)
09:00 | 21/05/2024
09:00 | 04/05/2023
14:00 | 15/07/2024
09:00 | 08/01/2025
07:00 | 06/03/2023
16:00 | 17/10/2022
09:00 | 12/03/2025
Bộ Tư pháp Mỹ cho biết vẫn bảo vệ quan điểm về việc yêu cầu Google phải chia tách hoạt động kinh doanh. Theo đó, Google sẽ buộc phải bán trình duyệt Chrome nhưng vẫn được phép đầu tư vào các startup trí tuệ nhân tạo.
14:00 | 03/03/2025
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 26/2/2025 về việc phát triển hạ tầng số năm 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn TP Hà Nội.
10:00 | 06/02/2025
Đạo luật Trí tuệ nhân tạo châu Âu (Đạo luật AI), quy định toàn diện đầu tiên trên thế giới về trí tuệ nhân tạo (AI), bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2024. Liên minh châu Âu đã áp dụng văn bản pháp lý để vạch ra ranh giới được phép và không được phép đối với một lĩnh vực công nghệ mới mẻ và phát triển rất nhanh như AI. Bài viết sẽ thông tin tới độc giả một số nội dung chính trong Đạo luật AI.
14:00 | 26/12/2024
Từ ngày 24 - 26/12, Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đặc biệt, đây là năm đầu tiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ (CYCP) triển khai phương thức vận chuyển đề thi qua hệ thống bảo mật của Ban CYCP.