Mới đây, Bộ TT&TT đã có văn bản đề nghị các bộ, ngành, địa phương; các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; các doanh nghiệp viễn thông, Internet, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nền tảng chuyển đổi số, nền tảng chống dịch Covid-19 và các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại tăng cường bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên mạng.
Bộ TT&TT cho biết, trong thời gian qua, đã xảy ra một số sự cố vi phạm pháp luật về thông tin cá nhân, thông tin khách hàng đã bị các cơ quan chức năng xử lý hành chính và cả xử lý hình sự.
Để tăng cường bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên môi trường mạng theo quy định của Luật An toàn thông tin mạng, Bộ TT&TT đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp rà soát, triển khai đầy đủ các quy định về an toàn thông tin mạng. Trong đó, một nội dung trọng tâm là tăng cường triển khai các giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý và chính sách về bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên môi trường mạng theo Luật An toàn thông tin mạng và các văn bản pháp luật có liên quan.
Cụ thể, thực hiện các quy định về gửi thông tin theo quy định tại Điều 10, Luật An toàn thông tin mạng; tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng theo quy định tại Điều 16, Luật An toàn thông tin mạng; đồng thời triển khai đầy đủ quy định về “Thu thập và sử dụng thông tin cá nhân” theo Điều 17, “Cập nhật, sửa đổi và hủy bỏ thông tin cá nhân” theo Điều 18, “Bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên mạng” theo Điều 19 của Luật này.
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cũng được yêu cầu tổ chức xây dựng, phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ và triển khai những giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ đối với các hệ thống thông tin có xử lý thông tin riêng, thông tin cá nhân trước ngày 31/3/2022.
Bộ TT&TT cũng lưu ý, các hệ thống cung cấp dịch vụ trực tuyến có xử lý thông tin riêng, thông tin cá nhân của dưới 10.000 người sử dụng được xác định hệ thống cấp độ 2. Các hệ thống cung cấp dịch vụ trực tuyến có xử lý thông tin riêng, thông tin cá nhân của từ 10.000 người sử dụng trở lên được xác định là hệ thống cấp độ 3.
Cùng với đó, Bộ TT&TT còn đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp rà soát, thống kê các hệ thống thông tin có xử lý thông tin cá nhân thuộc phạm vi quản lý, hiện trạng triển khai các giải pháp an toàn thông tin mạng, tình hình phê duyệt và triển khai đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. Đối với các hệ thống thông tin chưa được phê duyệt, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch và hoàn thành phê duyệt cấp độ trước ngày 31/3/2022.
Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 đã quy định rõ các nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng, theo đó cá nhân tự bảo vệ thông tin cá nhân của mình và tuân thủ quy định của pháp luật về cung cấp thông tin cá nhân khi sử dụng dịch vụ trên mạng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với thông tin do mình xử lý. Tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân phải xây dựng và công bố công khai biện pháp xử lý, bảo vệ thông tin cá nhân của tổ chức, cá nhân mình.
Theo Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, thời gian qua trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ lộ lọt dữ liệu cá nhân. Đơn cử như, Singapore lộ cơ sở dữ liệu hồ sơ sức khỏe của 1,5 triệu người vào năm 2017; vụ rao bán thông tin 1,5 tỷ người dùng Facebook trên chợ đen vào tháng 9/2021 hay Argentina bị lộ cơ sở dữ liệu căn cước toàn bộ dân số (45 triệu người) trong tháng 10/2021.
Còn tại Việt Nam năm 2017 đã 400.000 khách hàng của Vietnam Airlines đã bị lộ thông tin; lộ lọt thông tin của 5 triệu khách hàng Thế giới di động năm 2018; thông tin 5 triệu người dùng ô tô Việt Nam bị rao bán trên chợ đen vào tháng 9/2021.
Nhận định nguyên nhân của các vụ lộ lọt thông tin cá nhân chủ yếu là do chủ thể thông tin bất cẩn, dễ dãi cung cấp dữ liệu cá nhân và quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân chưa cụ thể.
Để khắc phục tình trạng lộ lọt dữ liệu, các cơ quan nhà nước đã và đang triển khai nhiều giải pháp như: Trình Chính phủ ban hành Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân; phát động Chương trình tìm kiếm lỗ hổng bảo mật các nền tảng chuyển đổi số quốc gia; đồng thời yêu cầu các nền tảng số công khai chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân và các doanh nghiệp ICT phải thực hiện quy trình phát triển phần mềm an toàn DevSecOps.
PV (nguồn ICTnews)
09:00 | 22/04/2022
20:00 | 29/01/2022
14:00 | 16/07/2020
08:00 | 09/04/2024
08:00 | 19/11/2019
09:00 | 23/08/2022
10:00 | 08/10/2021
16:00 | 08/04/2022
13:00 | 06/08/2024
Ngày 1/8 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) chính thức áp dụng Đạo luật Trí tuệ nhân tạo (AI). Đây được xem là bước tiến pháp lý mang tính đột phá, thiết lập khuôn khổ rõ ràng cho việc sử dụng công nghệ AI đang phát triển với tốc độ chóng mặt.
16:00 | 28/06/2024
Sáng ngày 28/6, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Viện FES Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Hợp tác Việt Nam - EU trong việc giải quyết những thách thức toàn cầu mới”. Buổi Tọa đàm nhằm mục đích tạo ra một diễn đàn để các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu trao đổi, thảo luận, làm rõ hơn và tìm ra các giải pháp giúp tăng cường hợp tác toàn diện với EU trong việc gải quyết những thách thức toàn cầu hiện nay.
14:00 | 22/05/2024
Ngày 17/5, tại hội nghị thường niên của Ủy ban Bộ trưởng Hội đồng châu Âu (EC), với sự tham gia của các bộ trưởng ngoại giao của 46 quốc gia thành viên, EC đã thông qua hiệp ước toàn cầu đầu tiên mang tính ràng buộc về mặt pháp lý liên quan các quy định quản lý việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
12:00 | 12/04/2024
Ngày 1/4, Mỹ và Anh công bố một thỏa thuận hợp tác mới về bảo đảm sự phát triển an toàn trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Trong khuôn khổ thỏa thuận, hai bên sẽ cùng nhau thúc đẩy việc thử nghiệm các mô hình AI tiên tiến, đồng thời ứng phó với những rủi ro mà trí tuệ nhân tạo có thể gây ra cho an ninh quốc gia và cho xã hội nói chung.