Ở Việt Nam hiện nay, đào tạo nguồn nhân lực an toàn thông tin (ATTT) được thực hiện thông qua các cơ sở giáo dục, các trung tâm công nghệ thông tin, trong đó, vai trò nòng cốt thuộc về các cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, giáo dục đại học trong lĩnh vực ATTT hiện nay bên cạnh những thời cơ còn gặp nhiều thách thức. Do đó, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ATTT theo định hướng công dân toàn cầu ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề có giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Công dân toàn cầu (Global Citizen) là những người sống và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau. Họ có thể có một hoặc nhiều quốc tịch. Khái niệm công dân toàn cầu cũng giúp xóa bỏ mọi rào cản về ranh giới, địa lý cũng như văn hóa của các quốc gia trong nhận thức của mình. Như vậy, có thể hiểu đơn giản, công dân toàn cầu là những người sống và làm việc ở một khu vực, một quốc gia nào đó nhưng mang trong mình những tư tưởng toàn cầu. Tư tưởng đó là làm việc vì mình nhưng cũng vì lợi ích chung của xã hội, đặt lợi ích bản thân, lợi ích quốc gia trong mối quan hệ hài hòa với lợi ích nhân loại, đặt mình vào cộng đồng quốc tế và coi mình là bản thể không thể thiếu trong khối cộng đồng chung đó, sẵn sàng giao lưu và có khả năng giao lưu, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực mà mình làm việc, cống hiến.
Nguồn nhân lực ATTT là những nguồn lực liên quan đến con người trong lĩnh vực ATTT. Nguồn nhân lực định hướng công dân toàn cầu trong lĩnh vực ATTT là những người công tác trong lĩnh vực ATTT có trình độ cao về chuyên môn, nghiệp vụ, có kỹ năng mềm, khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt, khả năng thích ứng cao với môi trường làm việc mới, có đạo đức nghề nghiệp và đặc biệt là nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình, có lòng nhiệt huyết vì lợi ích đối với các tổ chức và xã hội. Hay nói cách khác, nguồn nhân lực ATTT định hướng công dân toàn cầu được thể hiện qua các tiêu chí sau đây: có năng lực làm việc tốt trong lĩnh vực ATTT; có khả năng ngoại ngữ tốt; có ý thức về môi trường, cộng đồng xung quanh và nắm bắt tốt tình hình thế giới; có kỹ năng mềm tốt; có đầy đủ các yếu tố: đức, trí, thể, mỹ.
Có thể nói, đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, nhân tố con người, nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhân tố giữ vai trò quyết định. Nguồn nhân lực đó sẽ càng có giá trị và ý nghĩa nếu nó đáp ứng những tiêu chuẩn của một công dân toàn cầu. Hiện nay, những quốc gia có thứ hạng cao nhất về nguồn nhân lực định hướng công dân toàn cầu là: Thụy Sĩ, Phần Lan, Singapore, Hà Lan, Thụy Điển, Úc…Đặc điểm chung dễ nhận thấy là các quốc gia này có nền giáo dục rất phát triển. Do đó, giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học có vai trò to lớn đối với việc đào tạo nguồn nhân lực định hướng công dân toàn cầu nói chung và nguồn nhân lực ATTT theo định hướng công dân toàn cầu nói riêng.
Trong kỷ nguyên số hóa hiện nay, nguồn nhân lực ATTT, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao định hướng công dân toàn cầu có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, khu vực. Do đó, vai trò của giáo dục đại học đối với nguồn lực này là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, giáo dục đại học trong lĩnh vực ATTT theo định hướng công dân toàn cầu bên cạnh những thời cơ cũng tồn tại không ít thách thức.
Thời cơ: Đào tạo nguồn nhân lực ATTT định hướng công dân toàn cầu mang lại những thời cơ dưới đây đối với giáo dục đại học.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của an toàn, an ninh thông tin, ngày 14/01/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành đề án 99 về “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020” nhằm nhanh chóng đào tạo đội ngũ chuyên gia ATTT đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về đảm bảo ATTT trong các ngành, lĩnh vực trọng yếu của đất nước.
Đề án 99 coi đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực ATTT là một trong những giải pháp đảm bảo chủ quyền số quốc gia, làm chủ không gian mạng, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh đất nước.
Cùng với sự ra đời của đề án 99, đầu tư trọng điểm cho lĩnh vực ATTT ngày càng được tăng cường với mục tiêu đến năm 2020, đưa được 300 giảng viên, nghiên cứu viên đi đào tạo về ATTT ở nước ngoài, trong đó có 100 tiến sĩ; đào tạo được 2.000 học viên có trình độ đại học và trên đại học về an toàn, an ninh thông tin chất lượng cao, đưa được 1.500 lượt cán bộ chuyên trách về an toàn, an ninh thông tin đi đào tạo ngắn hạn, cập nhật công nghệ, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ tại các cơ sở đào tạo có uy tín ở nước ngoài…
Trong kỷ nguyên chuyển đổi số, thời đại mà công nghệ thông tin bao trùm mọi lĩnh vực của cuộc sống, tốc độ chia sẻ thông tin trên mạng internet nhanh như vũ bão thì ATTT là một nhu cầu cấp thiết và là một ngành học được xã hội quan tâm. Sinh viên ngành ATTT, đặc biệt là sinh viên có thành tích học tập và năng lực làm việc tốt có cơ hội việc làm rất cao trong những môi trường năng động với thu nhập ấn tượng.
Để đáp ứng nhu cầu xã hội, hiện nay, nước ta có một số trọng điểm đào tạo về ATTT như sau: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, Học viện Kỹ thuật mật mã, Học viện Kỹ thuật quân sự,...
Với xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, việc giao lưu, hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới ngày càng rộng mở, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, đồng thời việc xuất khẩu nguồn nhân lực ATTT chất lượng cao sang các quốc gia phát triển như (Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đức…) khiến cho các cơ sở đào tạo đại học về ATTT ngày càng chú trọng hơn tới việc dạy và học ngoại ngữ.
Rất nhiều trường đại học đào tạo về ATTT đã yêu cầu chuẩn đầu ra về ngoại ngữ đối với sinh viên như: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa, Học viện Kỹ thuật mật mã… Nâng cao chất lượng giảng dạy và đưa ra yêu cầu về chuẩn đầu ra ngoại ngữ của các trường đại học là một trong những giải pháp trang bị ngoại ngữ tốt nhất cho sinh viên ATTT, từ đó, sinh viên ra trường có cơ hội tìm kiếm việc làm trong những môi trường làm việc tốt mang tính cạnh tranh cao ở trong và ngoài nước đòi hỏi những tiêu chí của một công dân toàn cầu.
Hiện nay, hầu hết các cơ sở đào tạo trọng điểm về ATTT đều rất quan tâm đến công tác phát triển nghiên cứu khoa học đối với cả người dạy và người học. Cơ chế khuyến khích đối với các sản phẩm khoa học, đặc biệt là sản phẩm có tính ứng dụng cao ngày càng mạnh.
Hầu hết các cơ sở đào tạo trọng điểm về ATTT đều có cơ chế khuyến khích, khen thưởng đối với giảng viên và sinh viên đạt thành tích cao trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các công trình được công bố có chỉ số khoa học trong và ngoài nước.
Để trở thành kỹ sư ATTT theo định hướng công dân toàn cầu, mỗi sinh viên không chỉ cần năng lực chuyên môn giỏi, khả năng ngoại ngữ tốt, mà còn cần có kỹ năng mềm tốt, tham gia tích cực vào các dự án vì cộng đồng. Trong các đơn vị đào tạo trọng điểm về ATTT hiện nay, Học viện Kỹ thuật mật mã là một trong những cơ sở tiêu biểu khi đưa môn Kỹ năng mềm trở thành môn học chính thức, bắt buộc. Đồng thời, ở ngôi trường này, các dự án vì cộng đồng cũng rất phát triển như: thành lập đội thanh niên vận động hiến máu Học viện Kỹ thuật mật mã, phong trào mang áo ấm lên vùng cao, nồi cháo nghĩa tình…
Thách thức: Bên cạnh những thuận lợi đã kể trên, công tác đào tạo nguồn nhân lực ATTT định hướng công dân toàn cầu còn gặp một số khó khăn nhất định dưới đây.
Điều này khiến cho hệ thống văn bằng ở nước ta chưa được thế giới công nhận. Đây là một trong những rào cản khiến cho yêu cầu về nguồn nhân lực đạt chuẩn công dân toàn cầu về ATTT của chúng ta còn hạn chế. Nó cũng khiến cho cơ hội tìm kiếm việc làm ở nước ngoài của sinh viên Việt Nam chưa thực sự cao.
Đối với đào tạo đại học ở Việt Nam nói chung và ngành ATTT nói riêng, chương trình học còn nặng về lý thuyết, thời gian thực hành ít, nhiều cơ sở đào tạo có hệ thống trang bị về ATTT, công nghệ thông tin còn hạn chế. Hạn chế này khiến cho khả năng thích ứng với nghề của sinh viên sau khi ra trường chưa thực sự cao. Đây cũng là một nguyên nhân cản trở việc phát huy các tiêu chí của công dân toàn cầu.
Mặc dù, việc dạy và học ngoại ngữ được các cơ sở đào tạo đại học đặc biệt quan tâm, đưa vào tiêu chí bắt buộc trong quá trình sinh viên tốt nghiệp, nhưng có một thực tế là, năng lực ngoại ngữ của nhiều sinh viên ATTT còn hạn chế. Một bộ phận sinh viên chưa thấy được vai trò của ngoại ngữ trong quá trình tìm kiếm việc làm, một bộ phận khác mặc nhiên coi đây là môn học khó nên không tự giác, chủ động học tập. Sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh lưu loát là một trong những yêu cầu cần phải có của một công dân toàn cầu thì việc ngoại ngữ chưa thực sự là thế mạnh của nhiều sinh viên ATTT là một trong những nguyên nhân tác động tiêu cực tới việc đào tạo nguồn nhân lực ATTT định hướng công dân toàn cầu.
Mặc dù, giáo dục kỹ năng mềm ở nhiều trường đại học đào tạo về ATTT đã được coi trọng, nhưng công tác giảng dạy môn học này vẫn còn nặng về lý thuyết. Ngoài ra, việc phát động các phong trào khởi nghiệp, các diễn đàn thảo luận về các vấn đề kỹ năng mềm và các vấn đề khoa học xã hội ở các trường chưa được diễn ra thường xuyên nên sự tác động đến sinh viên còn chưa thực sự cao.
Để nâng cao chất giáo dục đại học trong việc đào tạo nguồn nhân lực ATTT định hướng công dân toàn cầu, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:
- Mở rộng liên kết đào tạo về ATTT giữa các trường đại học trong nước với các cơ sở đào tạo uy tín về ATTT trên thế giới. Giải pháp này sẽ khiến cho sinh viên ngành ATTT có cơ hội giao lưu, học tập lẫn nhau, thậm chí có cơ hội giao lưu, học tập những chương trình đào tạo ngắn ngày ở nước ngoài.
- Đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy theo hướng quốc tế: Chương trình giảm đào tạo cần giảm thời lượng lý thuyết, tăng thời lượng thực hành và thực tế chuyên môn. Ngoài ra, năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên chưa thực sự cao nên các trường cần xây dựng chế tài quy định đối với sinh viên về việc tự học, tự nghiên cứu. Bên cạnh đó, cần đổi mới hơn nữa về phương pháp giảng dạy bởi một bộ phận cán bộ, giảng viên hiện nay chỉ sử dụng những phương pháp giảng dạy truyền thống, chưa lấy người học làm trung tâm, chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
- Xây dựng hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đại học về ATTT theo tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực ATTT định hướng công dân toàn cầu: Giải pháp này khiến cho sinh viên ngành ATTT cần nỗ lực hơn nữa trong học tập và nghiên cứu, Khi đó, sản phẩm đầu ra đối với đào tạo nhân lực ATTT cũng ngày càng tiệm cận tiêu chuẩn của một công dân toàn cầu.
- Tăng cường năng lực ngoại ngữ cho sinh viên ngành ATTT: Để thực hiện giải pháp này, cần nâng cao chất lượng giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học đào tạo ATTT theo xu hướng: tăng cường kỹ năng nghe, nói bên cạnh kỹ năng đọc, viết; xây dựng chuẩn đầu ra cao hơn về ngoại ngữ đối với sinh viên, kết hợp giữa giáo viên Việt Nam và giáo viên bản địa trong giảng dạy ngoại ngữ...
- Phát triển mạnh mẽ các dự án vì cộng đồng, thông qua đó phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên:
Các trường đại học cần phát triển hơn nữa các dự án vì cộng đồng trong sinh viên. Hiện nay, các phong trào này mới chủ yếu dừng lại ở một bộ phận sinh viên là cán bộ đoàn hay sinh viên nhiệt tình, năng nổ. Nếu chúng ta nhân rộng hơn nữa các phong trào này trong sinh viên, kỹ năng mềm và trách nhiệm vì cộng đồng của các em cũng ngày một nâng lên.
Kết luận
Trong xu hướng toàn cầu hóa và hợp tác quốc tế ngày nay, việc đào tạo nguồn nhân lực ATTT theo định hướng công dân toàn cầu là một yêu cầu có tầm quan trọng chiến lược. Để làm được điều đó, cần nhận thấy rõ thời cơ và thách thức đối với giáo dục đại học về ATTT theo định hướng công dân toàn cầu ở nước ta hiện nay. Thông qua đó, không ngừng tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức sẽ giúp chúng ta có thế và lực thực sự trong tiến trình tiệm cận hơn nữa đối với định hướng công dân toàn cầu trong giáo dục và đào tạo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Quang Việt (2006), So sánh chương trình giáo dục đại học Mỹ, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về tổ chức, quản lý giáo dục đại học, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Sinh Cúc (2014), Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực http://www.lyluanchinhtri.vn/home/index.php/tu-dien-mo/item/788-nguonnhan-luc-va-phat-trien-nguon-nhan-luc.html 3. Đề án 99 về “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020”, Quyết định số 99/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14 tháng 01 năm 2014. 4. Quốc hội, Luật Giáo dục đại học năm 2012 5. Trần Thị Bảo Khanh (2014), Phát triển giáo dục đại học Việt Nam trong hội nhập quốc tế, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10(83) 6. Thống Nhất, Nâng cao chất lượng giáo dục đại học: Gắn học với hành https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Giaoduc/926409/nang-chat-luong-giao-duc-dai-hocgan-hoc-voi-hanh 7. Miêu Thảo (2019), Còn mãi hiền tài là nguyên khí của quốc gia https://baophapluat.vn/dan-sinh/con-mai-hien-taila-nguyen-khi-quoc-gia-477824.html 8. Anh Tú (2019), Công dân toàn cầu đời 4.0: Mục tiêu mới của người trẻ bản lĩnh 9. https://giaoducthoidai.vn/cong-dan-toancau-doi-40-muc-tieu-moi-cua-nguoi-tre-banlinh-3808621.html |
ThS. Hoàng Thị Giang, Học viện Kỹ thuật mật mã
16:00 | 20/07/2020
15:00 | 17/01/2022
16:00 | 16/08/2021
15:00 | 17/01/2022
16:00 | 16/09/2022
10:00 | 11/09/2023
16:00 | 06/01/2009
15:00 | 13/01/2022
10:00 | 27/08/2021
12:00 | 05/08/2022
10:00 | 06/09/2024
Hà Lan vừa ban hành lệnh cấm toàn diện việc học sinh tiểu học và trung học mang điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh và máy tính bảng đến trường. Đây là động thái mạnh mẽ nhằm giải quyết tình trạng xao nhãng và giảm khả năng tương tác xã hội của học sinh do các thiết bị điện tử gây ra.
16:00 | 24/07/2024
Ngày 19/7, Tòa án quận Taganskiy ở thủ đô Moscow của Nga đã tuyên bố phạt hành chính tập đoàn Google của Mỹ với mức phạt 4 triệu Ruble (tương đương khoảng hơn 45.000 USD) do từ chối gỡ thông tin sai lệch.
10:00 | 10/04/2024
Theo hãng tin Yonhap, ngày 1/4, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã chính thức ra mắt một trung tâm nghiên cứu nhằm giám sát sự phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực quốc phòng, coi đây là một phần trong nỗ lực triển khai công nghệ tiên tiến cho Quân đội Hàn Quốc.
08:00 | 01/04/2024
Qua theo dõi, giám sát không gian mạng, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) phát hiện xu hướng tấn công mạng, đặc biệt là mã hóa tấn công tống tiền (ransomware) tăng cao. Do đó, Cục An toàn thông tin đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên toàn quốc rà soát và triển khai đảm bảo an toàn cho các hệ thống thông tin.