Bối cảnh trong và ngoài nước ảnh hưởng đến việc phát triển công nghệ AI của Nga
Trong khủng hoảng, các công ty và tập đoàn đối tác toàn cầu lần lượt rời khỏi Nga, điều này bắt buộc các công ty phía Nga phải thay đổi, thích ứng. Các công ty về cơ bản đã lập ra được các hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) độc lập tương đối với nhà cung cấp toàn cầu, tuy nhiên để thay thế hoàn toàn việc nhập khẩu bằng việc tự sản xuất trong nước vẫn là một bài toán khó giải quyết. Hướng giải quyết triệt để hơn cho việc này đó là ứng dụng công nghệ quản trị mới do Nga làm chủ vào sản xuất thay thế các quy trình kinh doanh cũ, điều này đã đem lại hiệu quả và tính bền vững cao hơn trong sản xuất kinh doanh, do vậy công nghệ thông minh liên quan đến trí tuệ nhân tạo là một hướng không thể bỏ qua và rất được quan tâm. Các công nghệ AI thông minh sẽ giúp các doanh nghiệp đưa ra các quyết định chính xác trong tình huống khó giải quyết và về lâu dài để tăng tính ổn định và hiệu quả của công việc, vì vậy họ sẵn sàng đầu tư vào nó (theo số liệu thống kê của Naked Science hiện tại ở Nga có hơn 2.000 tổ chức tham gia vào các dự án AI).
Cuộc khủng hoảng liên quan đến xung đột Nga - Ukraine hiện tại đã ảnh hưởng đến thị trường công nghệ AI. Theo lộ trình mới, nó sẽ chỉ tăng lên 14 tỷ rúp, đến năm 2024, con số này ít hơn mười lần so với dự báo được đưa ra trước đây vào năm 2019. Tuy nhiên, điểm thuận lợi là khoản đầu tư và gia tăng lợi nhuận nói trên sẽ tập trung vào các dự án khả thi, còn các dự án không có triển vọng rõ ràng, thiếu tính khả thi sẽ bị giảm hoặc hủy tài trợ. Hơn nữa, sự ra đi của một số nhà cung cấp nước ngoài không hề phá vỡ mà thậm chí còn cổ vũ cho chương trình nghiên cứu, phát triển về AI ở Nga. Hiện tại, trong một số trường hợp buộc phải nhập khẩu phần mềm, các công ty của Nga cũng đã đặt ra yêu cầu về tính tương thích đối với các thành phần liên quan đến công nghệ AI ở trong nước. Đối với ngành CNTT của Nga, đây là cơ hội duy nhất để thoát khỏi sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp phương Tây và tự phát triển từ đầu công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Để hiện thực hóa tham vọng là một trong những cường quốc về công nghệ AI, ngoài những việc đã làm trước đây, hiện tại Nga cần thực hiện một số việc sau:
Một là, Chính phủ Liên bang cần hỗ trợ toàn diện cho sự phát triển của ngành CNTT nói chung và lĩnh vực AI nói riêng. Một số biện pháp cần thiết là: ưu đãi thuế, tạo ra các điều kiện pháp lý đặc biệt, hỗ trợ có hệ thống cho các doanh nhân, bao gồm cả thông qua các dự án Kinh tế số và Trí tuệ nhân tạo. Chính phủ Nga đã thực hiện và đạt được những thành công ban đầu.
Hai là, tài trợ và đầu tư cho các nhà phát triển công nghệ của Nga. Hiện là thời điểm tốt nhất để đầu tư vào phần mềm, sản phẩm dựa trên trí tuệ nhân tạo của Nga:
Thứ nhất, các chuyên gia ở lại trong nước, mang lại kinh nghiệm tương tác với các nhà lãnh đạo ngành toàn cầu, hiểu sản phẩm và phương pháp kinh doanh của họ trong lĩnh vực AI;
Thứ hai, ngành công nghiệp AI ở Nga đang trên đà thay đổi, khi không còn những con đường mòn, những cách giải quyết vấn đề “cứng nhắc”. Phân khúc trí tuệ nhân tạo ngày nay là một lĩnh vực cho sự sáng tạo;
Cuối cùng, ngay bây giờ, các nhà phát triển vẫn ở trong nước đang đầu tư 100% vào việc phát triển phần mềm, giải pháp nền tảng chứ không phải thiết lập các giải pháp của người khác theo hướng dẫn sử dụng. Việc tài trợ mạnh mẽ vào các chương trình, sản phẩm có tính đột phá dưới nhiều hình thức sẽ giúp thúc đẩy và phát triển ngành công nghiệp AI tại Nga đi lên một cách bền vững và sẽ đạt được nhiều thành tựu mới (Năm 2022, quỹ Skolkovo đã khởi động chương trình tài trợ cho các dự án AI trị giá 1,7 tỷ rúp).
Ba là, chuyển đổi chương trình giảng dạy. Vào năm 2021, theo dữ liệu tuyển dụng của HeadHunter, không quá hai chuyên gia nộp đơn cho một vị trí tuyển dụng trong lĩnh vực AI, trong khi nói chung trong ngành CNTT, mức độ cạnh tranh là 3 người cho mỗi vị trí. Hiện tại, tình trạng thiếu hụt nhân sự trong ngành ngày càng trầm trọng, nhất là nhân sự có trình độ cao. Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ AI cũng là áp lực đối với nhân sự trong lĩnh vực này, do vậy kiến thức của sinh viên tốt nghiệp đại học đôi khi bị lỗi thời ngay cả trước khi họ được tuyển dụng. Nhu cầu của các ngành công nghiệp liên quan đến lĩnh vực trí tuệ nhân tạo ngày càng cao, vì vậy cần thay đổi chương trình giảng dạy hiện tại cho phù hợp và tạo nền tảng tăng trưởng bền vững cho sự phát triển của công nghệ AI.
Kiến thức số, kỹ năng lập trình, phân tích dữ liệu, phương pháp phát triển phần mềm - tất cả những điều này sẽ trở thành các môn học bắt buộc được đưa vào các chuyên ngành. Hơn nữa, cần xây dựng chương trình đào tạo các ngành này gắn liền với kinh doanh, cập nhật liên tục theo sự thay đổi của thị trường. Chính sách này đã và đang được triển khai thông qua việc: nhận sinh viên vào 83 chương trình thạc sĩ mới trong lĩnh vực AI. Ngoài ra, có kế hoạch phát triển 16 chương trình đại học trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, sẽ được triển khai tại các trường đại học Nga vào năm học 2023 - 2024.
Bốn là, quan tâm đến đặc tính mở của dữ liệu, nghiên cứu cơ bản và thành lập các cộng đồng chuyên gia trong lĩnh vực AI.
Cần tạo môi trường để nghiên cứu và phát triển các thuật toán học máy (machine learning) và mạng nơ-ron (neural network). Để làm việc này, sự hỗ trợ của các tổ chức nghiên cứu là rất quan trọng để khai thác hiệu quả, an toàn dữ liệu. Dữ liệu lịch sử ẩn danh trong y học, ngành dược phẩm, giao thông, công nghiệp, nông nghiệp và các lĩnh vực khác của nền kinh tế cần trở thành tài sản công cho các trung tâm chuyên gia, công ty khởi nghiệp và nhà nghiên cứu. Điều này sẽ cho phép họ tự do thử nghiệm các ý tưởng và thử nghiệm các giả thuyết, dẫn đến việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ dựa trên AI mới phù hợp với xã hội và doanh nghiệp.
Nga đã và đang bước vào một thời kỳ đặc biệt về sự phát triển của các công nghệ tiên tiến. Trong bối cảnh phải chịu áp lực từ các lệnh trừng phạt kinh tế do cuộc xung đột với Ukraine, Nga đã biến áp lực thành động lực để tạo ra cơ hội cho công nghệ AI phát triển một cách độc lập, mạnh mẽ trở thành một trong những nước đứng đầu trên thế giới. Vào năm 2023, tại Nga sẽ chứng kiến không chỉ sự xuất hiện của một số lượng lớn các ứng dụng và sản phẩm mới mà còn bắt đầu xuất hiện những hệ thống thông minh, phức tạp dựa trên công nghệ AI. Chúng sẽ được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau: y tế, giao thông, an ninh - quốc phòng. Điều này được tạo điều kiện thuận lợi bởi nhu cầu giải quyết hậu quả của các biện pháp trừng phạt cũng như sự phổ biến và sức hấp dẫn ngày càng tăng của AI.
Theo kết quả nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu ý kiến công chúng Liên bang Nga cho thấy năm 2022, mức độ tin tưởng của người Nga vào trí tuệ nhân tạo đã tăng 7 điểm lên 55%. Mặc dù những người được hỏi vẫn chưa sẵn sàng chuyển các chức năng của bác sĩ hoặc giáo viên sang AI, nhưng họ đã coi AI như một trợ lý chính thức cho con người.
Minh Anh
09:00 | 04/05/2023
08:00 | 27/06/2023
09:00 | 20/12/2022
15:00 | 23/06/2023
15:00 | 25/07/2023
08:00 | 23/03/2022
17:00 | 10/10/2024
Trong thời gian gần đây, các loại hình tội phạm trên không gian mạng ngày càng tinh vi và diễn biến phức tạp, nhất là tình trạng lộ thông tin cá nhân, gọi điện, tin nhắn, quảng cáo cho vay tiền lãi cao để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản gây bức xúc dư luận xã hội. Bộ Thông tin và truyền thông (TT&TT) đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nhiều biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn và xử lý hiệu quả vấn nạn này. Một trong những biện pháp quan trọng là chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông di động kết nối và xác thực thông tin thuê bao với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
07:00 | 27/09/2024
Các xu hướng phát triển của khoa học - công nghệ mật mã đã đặt ra nhiều thách thức đối với quốc phòng - an ninh và ngành Cơ yếu Việt Nam trong giai đoạn mới.
13:00 | 13/09/2024
Theo tờ Financial Times đưa tin, Mỹ, Anh và Liên minh Châu Âu (EU) dự kiến sẽ ký công ước quốc tế đầu tiên về việc sử dụng AI có tính ràng buộc về mặt pháp lý.
14:00 | 23/05/2024
Việc Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký ban hành Nghị định số 49/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động thông tin cơ sở là cơ sở pháp lý quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được đảm bảo và bình đẳng, không phân biệt đối xử trong quyền tiếp cận thông tin.