Một nghiên cứu gần đây của cơ quan quản lý truyền thông Vương quốc Anh cho thấy khoảng 1/4 trẻ em từ 5 đến 7 tuổi ở Anh có điện thoại thông minh.
EE cho biết hướng dẫn mới của công ty sẽ khuyến cáo các bậc phụ huynh chỉ nên cho trẻ sử dụng điện thoại có các tính năng cơ bản nhắn tin và gọi điện. Ngoài ra, nên bật các tính năng kiểm soát của phụ huynh đối với thanh thiếu niên dưới 16 tuổi và hạn chế sử dụng mạng xã hội đối với trẻ dưới 13 tuổi.
Do đó, EE đưa ra các hướng dẫn mới về việc sử dụng điện thoại thông minh đối với trẻ dưới 11 tuổi, từ 11 đến 13 tuổi và từ 13 đến 16 tuổi để giúp các bậc phụ huynh và người chăm sóc trẻ đưa ra những lựa chọn tốt nhất cho trẻ em trong quá trình trưởng thành.
Ngày càng nhiều phụ huynh ở Anh bắt đầu phản đối xu hướng cho trẻ em sử dụng một thiết bị điện tử thông minh khi trẻ chuyển từ tiểu học lên trung học ở tuổi 11.
Các bậc phụ huynh lo ngại điện thoại thông minh có thể khiến trẻ em có thể trở thành nạn nhân của những đối tượng tội phạm trực tuyến, bị bắt nạt trên mạng xã hội và tiếp cận các nội dung độc hại trên mạng.
Qua nhiều nghiên cứu, việc cho trẻ sử dụng thường xuyên các thiết bị thông minh đem đến nhiều mối nguy, đặc biệt là chức năng thần kinh của trẻ. Đây là một trong những yếu tố làm gia tăng các chứng bệnh về thần kinh ở trẻ như: cảm xúc, ngôn ngữ kém phát triển, thiếu tập trung... Không chỉ về sức khỏe, hiện nay những thông tin tràn lan, không được kiểm soát trên các trang mạng xã hội cũng khiến trẻ có những nhận thức, hành vi sai lệch.
Đặc biệt, trong khoảng 10 - 12 tuổi, các em đã có thể sử dụng một cách thuần thục các trang web như Facebook, YouTube… để xem các thể loại video, hình ảnh được đăng tải. Có một số trẻ bắt chước làm theo khi xem các video trên mạng mà không có sự giúp đỡ hay giám sát của các bậc cha mẹ, dẫn đến nhiều tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Hiện một số nước, trong đó có Hà Lan, Phần Lan đã cấm học sinh dùng thiết bị điện tử thông minh như điện thoại, máy tính bảng và đồng hồ trong giờ học để giảm tình trạng mất tập trung khi nghe giảng.
Hữu Hùng (Tổng hợp)
15:00 | 13/10/2023
10:00 | 15/08/2021
10:00 | 18/07/2024
16:00 | 04/08/2024
Lường trước được các vấn đề phát sinh liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI), Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã chủ động nghiên cứu, xây dựng các luật, đạo luật, nghị quyết nhằm quản lý lĩnh vực và sử dụng AI một cách an toàn, bảo mật và đáng tin cậy.
10:00 | 20/05/2024
Mới đây, Bộ Tư pháp đã tổ chức phiên họp thẩm định đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Trong đó, một số ý kiến cho rằng các biện pháp kỹ thuật để bảo vệ dữ liệu cá nhân cần được làm rõ.
10:00 | 17/05/2024
Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng Hoa Kỳ (CISA) vừa công bố một dự án mới có tên gọi là “Vulnrichment” nhằm bổ sung thông tin quan trọng vào hồ sơ CVE. Đây là nỗ lực giúp các tổ chức cải thiện quy trình quản lý lỗ hổng của họ.
14:00 | 09/05/2024
Trong xu thế đổi mới sáng tạo hiện nay cùng với sự tiến bộ không ngừng của trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ AI tạo sinh (generative AI) đã mở ra một tầm nhìn mới đầy hứa hẹn. Từ việc tạo ra văn bản, hình ảnh và âm thanh đến các hình thức sáng tạo khác, AI tạo sinh đã vượt qua các ranh giới truyền thống và mở rộng phạm vi khả năng sáng tạo của con người. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ tiến bộ công nghệ nào khác, sự phát triển này không diễn ra mà không phải đối mặt với những thách thức nhất định. Trong bài báo này, tác giả sẽ trình bày về các rủi ro đối với an toàn thông tin, đồng thời phân tích những vấn đề liên quan đến quyền riêng của công nghệ AI tạo sinh.