Toàn cảnh buổi Tọa đàm
Tọa đàm có sự tham gia của PGS.TS Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Ông Timo Rinke, Trưởng Đại diện FES Việt Nam; TS. Đào Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Quan hệ quốc tế; TS. Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ cùng sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học uy tín trong và ngoài nước.
Là cơ quan nghiên cứu, tư vấn chính sách hàng đầu quốc gia, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã có nhiều hoạt động nghiên cứu để thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác quốc tế trong việc dự báo, giải quyết các thách thức toàn cầu mới. Viện FES là tổ chức quốc tế đã có nhiều năm hợp tác với các đơn vị trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong việc tổ chức nghiên cứu, hội thảo, tọa đàm về nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực khác nhau. Viện Quan hệ quốc tế và Viện FES đã trao đổi, thảo luận và lựa chọn chủ đề “Hợp tác Việt Nam – EU trong việc giải quyết những thách thức toàn cầu mới” cho Tọa đàm lần này.
PGS.TS Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc Tọa đàm
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, PGS.TS Dương Trung Ý cho biết: Thế giới hiện đang đứng trước những thách thức toàn cầu vô cùng lớn, đa dạng, trải rộng trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh những vấn đề như cạnh tranh kinh tế, công nghệ, xung đột giữa các quốc gia, các nhóm sắc tộc, tôn giáo, … nhiều thách thức toàn cầu mới đã xuất hiện như vấn đề an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, an ninh mạng, di cư, biến đổi khí hậu, … Việt Nam và Liên minh châu Âu đều có nhận thức rõ ràng về hợp tác quốc tế nhằm giải quyết những thách thức toàn cầu, hướng đến một thế giới hòa bình, tiến bộ và phát triển bền vững. Năm 1990, Việt Nam và Cộng đồng châu Âu (EC) đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, nhưng từ giữa thế kỷ XX, đặc biệt từ năm 1973, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia thành viên của EU. Trong hơn 30 năm qua, quan hệ hợp tác Việt Nam - EU đã không ngừng phát triển. Chính nhận thức tương đồng về giải quyết những thách thức toàn cầu đã thúc đẩy mối quan hệ hợp tác Việt Nam - EU lên một tầm cao mới trong bối cảnh hiện nay.
Tọa đàm đã thu hút sự quan tâm và chú ý của nhiều chuyên gia, nhà khoa học. Ban tổ chức đã nhận được 13 tham luận nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước, tập trung bàn về các khía cạnh khác nhau trong hợp tác Việt Nam – EU như: đảm bảo an ninh khu vực, phòng chống tấn công mạng, đảm bảo an ninh lương thực, chuỗi cung ứng, phát triển năng lượng sạch, kinh tế bền vững…
Hợp tác Việt Nam và Liên minh châu Âu trong lĩnh vực an ninh mạng
Nổi bật trong các tham luận được trình bày tại Tọa đàm lần này là tham luận: “Thực trạng và triển vọng hợp tác Việt Nam và Liên minh châu Âu trong lĩnh vực an ninh mạng” do TS. Nguyễn Hữu Hùng, Phó trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ và PGS.TS Bùi Thu Lâm, Học viện Kỹ thuật mật mã trình bày.
Hiện nay, an ninh mạng có tác động quan trọng đến vận mệnh của các quốc gia. Các quốc gia hiện đều phải đối mặt với thách thức an ninh mạng, nhất là vấn đề xác định mối quan hệ giữa năng lực không gian mạng với tiềm lực sức mạnh quốc gia trong khi thế giới lại thiếu vắng các cơ chế quản trị an ninh mạng toàn cầu và các quy tắc, quy chuẩn ứng xử được chấp nhận rộng rãi trong không gian số. Nhiều quốc gia đã và đang gấp rút xây dựng các hành lang pháp lý và kế hoạch đảm bảo an ninh mạng. Tuy nhiên, do đặc tính xuyên biên giới của an ninh mạng, một chiến lược hiệu quả trên không gian mạng đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế chặt chẽ.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã ban hành Chiến lược Bảo vệ Tổ quốc trong không gian mạng và Chiến lược An ninh mạng quốc gia, thành lập các đơn vị chức năng phục vụ quản trị an ninh mạng quốc gia. Việt Nam cũng mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới, trong đó có EU – một khu vực rất năng động trong các hoạt động bảo vệ an ninh mạng.
TS. Nguyễn Hữu Hùng, Phó trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ (ở giữa) trình bày tham luận tại Tọa đàm
Trong suốt thời gian qua, Việt Nam và EU đã có sự hợp tác chặt chẽ với kết quả tốt và rất tốt đẹp. Việt Nam đã trở thành đầu mối hợp quan trọng giúp cho EU đẩy mạnh quan hệ với khu vực ASEAN và châu Á nói chung và ngược lại, EU cũng là đầu mối quan trọng của Việt nam trong mối quan hệ với toàn thể Châu Âu. Tuy nhiên, tiềm năng hợp tác giữa hai bên rất rộng mở. Việt nam và EU cần có nhiều hoạt động đẩy mạnh hợp tác hơn nữa trong các lĩnh vực mới nổi đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh mạng. Hai bên cần chủ động và tích cực hơn nữa để thiết lập các nền tảng pháp lý cho hoạt động hợp tác an ninh mạng trong thời gian tới với nhiều triển vọng như hợp tác trong xây dựng hành lang chính sách pháp luật, trong quản trị, trong đấu tranh tội phạm an ninh mạng, trong bảo vệ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông trọng yếu, trong đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Buổi Tọa đàm lần này đã thực sự trở thành một diễn đàn để các chuyên gia, nhà khoa học trao đổi, thảo luận, làm rõ hơn các vấn đề như: Những thách thức toàn cầu mới hiện nay; Nhận thức của Việt Nam và EU về những thách thức và cách giải quyết; Thực trạng hợp tác Việt Nam – EU trong việc giải quyết những thách thức toàn cầu; Triển vọng hợp tác và những kiến nghị để thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam – EU thời gian tới.
Các Đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Tọa đàm
Trường An
09:00 | 16/08/2023
13:00 | 19/05/2023
16:00 | 17/04/2023
13:00 | 09/10/2024
Trong những năm gần đây, chuỗi cung ứng toàn cầu đang phải đối mặt với vô vàn thách thức, từ đại dịch covid-19 gây ra gián đoạn sản xuất, gián đoạn các tuyến vận tải biển do cướp biển hoặc thời tiết khắc nghiệt, cho đến các lệnh trừng phạt kinh tế, tất cả đều góp phần tạo nên một bức tranh ảm đạm cho hệ thống cung ứng toàn cầu.
12:00 | 03/10/2024
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa đưa ra đề xuất mạnh mẽ nhằm cấm nhập khẩu và bán các công nghệ xe kết nối có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nga, nhằm đối phó với những lo ngại ngày càng tăng về an ninh quốc gia.
09:00 | 17/09/2024
Chính phủ Ấn Độ thông báo đang tích cực triển khai việc thành lập "Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu nghi phạm" nhằm đối phó với tội phạm mạng không biên giới.
09:00 | 12/07/2024
Singapore đang xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật để làm tài liệu tham khảo cho các chuyên gia an ninh mạng muốn cải thiện bảo mật hệ thống Trí tuệ nhân tạo (AI).