Nhiệm kỳ Tổng thống sắp tới của ông Trump là yếu tố được cân nhắc trong quá trình xem xét, tuy nhiên, chiến thắng của ông Trump không phải lý do chính dẫn đến việc đánh giá lại.
Ủy ban châu Âu có thể giảm bớt hoặc điều chỉnh phạm vi các cuộc điều tra, bao gồm tất cả trường hợp được đưa ra kể từ tháng 03/2024 theo quy định của Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) của EU. Có hiệu lực từ năm 2022, đây là bộ luật mang tính bước ngoặt nhằm kiểm soát sự thống trị thị trường của các công ty công nghệ lớn. DMA quy định những giới hạn chặt chẽ đối với các nền tảng công nghệ lớn và có thể áp dụng mức phạt lên tới 10% doanh thu hằng năm nếu vi phạm.
Trong quá trình xem xét, tất cả quyết định và khoản phạt tiềm tàng sẽ tạm dừng, dù các công tác kỹ thuật liên quan vẫn tiếp tục. Hiện các cơ quan quản lý đang chờ chỉ đạo cấp cao hơn để đưa ra quyết định cuối cùng về các trường hợp của Google, Apple và Meta.
Trong khi đó, ngày 13/1, hãng tin Bloomberg News đưa tin EU đang cân nhắc mở rộng cuộc điều tra đối với mạng xã hội X của tỷ phú Elon Musk để xác định liệu nền tảng này có vi phạm các quy tắc kiểm duyệt nội dung hay không.
Bá Phúc
13:00 | 10/12/2024
10:00 | 26/03/2024
08:00 | 26/09/2023
11:00 | 11/03/2025
Ngày 28/02, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định thành lập Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Quyết định này được đưa ra nhằm hỗ trợ Ban Chỉ đạo thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
10:00 | 03/03/2025
Thông qua thực hiện công tác giám sát, bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Thành phố Hà Nội phát hiện tình trạng lộ, mất thông tin tài khoản, mật khẩu đăng nhập vào các hệ thống thông tin dùng chung trên địa bàn Hà Nội.
15:00 | 10/01/2025
Trong 15 năm qua (2008 - 2023), ngành Cơ yếu Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực khoa học - công nghệ mật mã, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm an toàn an ninh thông tin quốc gia. Trước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 với các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), và sự xuất hiện của máy tính lượng tử, ngành Cơ yếu đã đặc biệt chú trọng công tác nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ mật mã, ứng dụng các công nghệ tiên tiến để bảo vệ hạ tầng thông tin quốc gia. Những thành tựu này không chỉ đáp ứng yêu cầu bảo mật và an toàn thông tin trong giai đoạn hiện tại mà còn giúp Việt Nam sẵn sàng đối mặt với các thách thức an ninh mới trong tương lai.
17:00 | 18/12/2024
Ngày 30/11/2024, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 107/2024/TT-BQP quy định quản lý và bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. Thông tư mới này sẽ thay thế Thông tư số 56/2020/TT-BQP ngày 05/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về quản lý và bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng trong Bộ Quốc phòng.