Nếu được thông qua, luật mới sẽ đưa Úc trở thành một trong những quốc gia đi đầu toàn cầu trong việc quản lý quyền truy cập mạng xã hội đối với trẻ vị thành niên.
Theo dự luật, các nền tảng sẽ được yêu cầu xóa mọi dữ liệu xác minh độ tuổi được thu thập để ngăn chặn việc sử dụng sai mục đích và bảo vệ quyền riêng tư. Một số nền tảng như YouTube, có thể được sử dụng cho mục đích giáo dục và các dịch vụ nhắn tin như WhatsApp sẽ không bị cấm. Các dịch vụ chơi game trực tuyến cũng bị loại trừ.
Dự luật mới nhằm ứng phó với những lo ngại ngày càng tăng về những tác động tiêu cực của mạng xã hội, bao gồm bắt nạt trực tuyến, tiếp xúc với nội dung không phù hợp và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần.
Tuy nhiên, đề xuất này cũng gặp phải nhiều ý kiến trái chiều. Các công ty truyền thông xã hội tuy bày tỏ mong muốn tuân thủ, nhưng cảnh báo rằng cần phải tham vấn kỹ lưỡng trước khi triển khai. Trong khi đó, một số chuyên gia nghi ngờ khả năng thực thi do hiện tại chưa có giải pháp xác minh độ tuổi đáng tin cậy.
Úc không phải là quốc gia duy nhất thắt chặt quyền truy cập mạng xã hội đối với trẻ vị thành niên. Từ tháng 6/2024, Tây Ban Nha đã ban hành luật cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội, mặc dù cơ chế thực thi vẫn chưa rõ ràng. Bang Florida, Mỹ sẽ thực hiện luật tương tự vào tháng 1/2025, cấm trẻ em dưới 14 tuổi mở tài khoản mạng xã hội, nhưng các phương pháp xác minh độ tuổi vẫn chưa được hoàn thiện.
Nếu được thông qua, luật mới của Úc sẽ cho các nền tảng 1 năm để thiết kế và triển khai biện pháp tuân thủ. Dù luật đánh dấu bước ngoặt trong việc quản lý mạng xã hội, nó cũng nhấn mạnh bài toán khó giữa việc bảo vệ trẻ em và bảo đảm tính khả thi về công nghệ lẫn hoạt động.
Kiều Phương Anh
10:00 | 18/07/2024
15:00 | 25/06/2024
10:00 | 08/05/2024
17:00 | 18/12/2024
Ngày 30/11/2024, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 107/2024/TT-BQP quy định quản lý và bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. Thông tư mới này sẽ thay thế Thông tư số 56/2020/TT-BQP ngày 05/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về quản lý và bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng trong Bộ Quốc phòng.
10:00 | 06/12/2024
Quốc hội Australia đã thông qua một nhóm luật liên quan đến an ninh mạng, trong đó bao gồm 02 luật liên riêng biệt để gia tăng các biện pháp ngăn ngừa và bảo vệ các thực thể của nước này trước các vụ tấn công mạng.
14:00 | 20/11/2024
Trong hệ sinh thái kỹ thuật số kết nối ngày nay, các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp bên thứ ba để sử dụng nhiều công cụ, công nghệ và dịch vụ khác nhau. Mặc dù các quan hệ đối tác này có hiệu quả, nhưng chúng cũng mang lại rủi ro. Một trong những rủi ro lớn nhất là tấn công chuỗi cung ứng, khi hệ thống doanh nghiệp bị tin tặc xâm nhập qua lỗ hổng phần mềm, dịch vụ hoặc công cụ của bên thứ ba. Vậy, làm thế nào các doanh nghiệp có thể tự bảo vệ mình khỏi những mối đe dọa gián tiếp này?
17:00 | 07/11/2024
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Quyết định số 1236/QĐ-TTg, công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược Blockchain Quốc gia), để Việt Nam trở thành quốc gia thuộc nhóm các nước dẫn đầu khu vực và có vị thế quốc tế trong ngành Blockchain. Trong đó, Ban Cơ yếu Chính phủ được giao một số nhiệm vụ như: Chủ trì nghiên cứu, ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực cơ yếu, chữ ký số chuyên dùng công vụ; Chủ trì nghiên cứu, đề xuất các tiêu chuẩn, quy chuẩn về mật mã cho Hạ tầng chuỗi khối Việt Nam... Để làm rõ những nhiệm vụ này, Tạp chí An toàn thông tin đã có buổi phỏng vấn với Trung tướng, TS. Đặng Vũ Sơn, Nguyên Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ, Cố vấn cấp cao Hiệp hội Blockchain Việt Nam.