"Chúng tôi đã nói rõ rằng địa chỉ IP và số điện thoại của những người vi phạm quy tắc của chúng tôi có thể được tiết lộ cho các cơ quan có thẩm quyền để đáp ứng các yêu cầu pháp lý hợp lệ", Ông Pavel Durov, Giám đốc điều hành Telegram cho biết trong một bài đăng.
Để đạt được mục đích đó, công ty hiện tuyên bố rõ ràng trên trang Web của tổ chức: "Nếu Telegram nhận được lệnh hợp lệ từ các cơ quan tư pháp có liên quan xác nhận bạn là nghi phạm trong một vụ án liên quan đến hoạt động tội phạm vi phạm Điều khoản dịch vụ của Telegram, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích pháp lý về yêu cầu đó và có thể tiết lộ địa chỉ IP và số điện thoại của bạn cho các cơ quan có liên quan".
Việc tiết lộ dữ liệu như vậy, theo như công ty cho biết, sẽ được đưa vào các báo cáo minh bạch định kỳ của mình. Công ty cũng lưu ý rằng dịch vụ này có thể thu thập siêu dữ liệu như địa chỉ IP, thiết bị và ứng dụng Telegram đã sử dụng, cũng như lịch sử thay đổi tên người dùng để giải quyết thư rác, lạm dụng và các vi phạm khác.
Điều đáng chú ý là phiên bản trước của chính sách này giới hạn việc chia sẻ thông tin người dùng chỉ trong các trường hợp liên quan đến nghi phạm khủng bố: "Nếu Telegram nhận được lệnh của tòa án xác nhận bạn là nghi phạm khủng bố, chúng tôi có thể tiết lộ địa chỉ IP và số điện thoại của bạn cho các cơ quan có thẩm quyền". Đi kèm với những thay đổi là bản cập nhật cho tính năng tìm kiếm để xóa nội dung có vấn đề khỏi kết quả tìm kiếm và một cơ chế mới cho phép người dùng báo cáo các thuật ngữ và tài liệu tìm kiếm bất hợp pháp thông qua bot @SearchReport để nhóm kiểm duyệt xem xét và xóa sau đó.
Bản cập nhật Điều khoản dịch vụ và Chính sách bảo mật của Telegram là một bước ngoặt lớn của công ty vốn đã từ chối giám sát nền tảng này trong nhiều năm qua, biến nó thành thiên đường cho tội phạm mạng và các hoạt động bất hợp pháp khác, bao gồm buôn bán ma túy, khiêu dâm trẻ em và rửa tiền. Những thay đổi này được cho là bởi vụ bắt giữ nhà sáng lập kiêm CEO của Telegram - Pavel Durov tại Pháp, vì cáo buộc công ty đã làm ngơ trước nhiều tội phạm đang hoành hành không được kiểm soát trên nền tảng này. Sau đó, ông Pavel được tại ngoại nhưng đã bị lệnh phải ở lại nước Pháp trong khi chờ điều tra.
Trong một động thái khác, chính phủ Ukraine cho biết, họ đã cấm các quan chức chính phủ, quân nhân và những người làm việc trong ngành quốc phòng và cơ sở hạ tầng quan trọng khác sử dụng Telegram, với lý do lo ngại về an ninh quốc gia.
Tuấn Hưng
10:00 | 26/11/2024
10:00 | 04/12/2024
13:00 | 27/08/2024
16:00 | 06/12/2024
15:00 | 29/10/2024
07:00 | 16/09/2024
14:00 | 31/07/2024
12:00 | 21/10/2024
13:00 | 22/10/2024
Hội đồng Liên minh Châu Âu đã chính thức thông qua Luật về khả năng phục hồi mạng (Cyber Resilience Act - CRA) vào ngày 10/10/2024, trong đó sẽ đưa ra các yêu cầu về an ninh mạng trên toàn EU đối với các sản phẩm có thành phần kỹ thuật số.
14:00 | 24/09/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 21/9/2024 ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.
15:00 | 18/09/2024
Ủy ban châu Âu (EC) vừa khởi xướng sáng kiến thành lập các nhà máy Trí tuệ Nhân tạo (AI Factory) với mục tiêu củng cố vị thế hàng đầu của châu Âu trong phát triển AI đáng tin cậy. Đây là một bước đi quan trọng nhằm thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng AI, đồng thời đảm bảo sự phát triển của công nghệ này dựa trên các tiêu chuẩn đạo đức và bảo mật cao, nhằm phục vụ lợi ích chung cho cả khu vực và thế giới.
16:00 | 13/09/2024
Công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) với khả năng xử lý và phân tích khối lượng lớn, đa dạng dữ liệu đã tạo nên những ứng dụng giúp phát hiện sớm, chính xác các mối đe dọa an ninh mạng, tự động hóa trong ứng phó, đánh giá rủi ro góp phần bảo vệ an ninh mạng trong kỷ nguyên số. Ngoài những mặt tích cực mà AI mang lại, công nghệ này cũng phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức mà ở đó cần kết hợp với tư duy và sự giám sát của con người.