Quy chế gồm 7 Chương với 30 Điều quy định về Bảo đảm ATTT trong tổ chức; Bảo đảm ATTT trong thiết kế, xây dựng hệ thống thông tin; Bảo đảm an toàn thông tin trong quản lý vận hành hệ thống thông tin; Nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá và kiểm tra việc tuân thủ quy định về an toàn thông tin và hiệu quả của biện pháp bảo đảm an toàn thông tin; Chế độ báo cáo và Tổ chức thực hiện Quy chế.
Mục tiêu, nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin
- Mục tiêu bảo đảm an toàn thông tin là bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin tránh bị truy cập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của hệ thống thông tin.
- Nguyên tắc bảo đảm ATTT được Quy chế xác định là:
+ Cơ quan, tổ chức thuộc đối tượng áp dụng Quy chế này có trách nhiệm bảo đảm ATTT và an ninh mạng cho các hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật, hướng dẫn của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền và các quy định tại Quy chế này.
+ Bảo đảm ATTT là yêu cầu bắt buộc, phải được thực hiện trong quá trình: Thu thập, tạo lập, xử lý, truyền tải, lưu trữ và sử dụng thông tin, dữ liệu; Thiết kế, thiết lập và vận hành, nâng cấp, hủy bỏ hệ thống thông tin.
+ Việc bảo đảm an toàn hệ thống thông tin phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, kịp thời và hiệu quả.
- Phạm vi chính sách ATTT tại quy chế này gồm: Thiết lập chính sách an toàn thông tin; Tổ chức bảo đảm an toàn thông tin; Bảo đảm nguồn nhân lực; Quản lý thiết kế, xây dựng hệ thống; Quản lý vận hành hệ thống.
Quy chế nêu rõ những hành vi nghiêm cấm để bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng
Quy chế đưa ra các hành vi nghiêm cấm gồm:
1. Các hành vi được quy định tại Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng. Cụ thể:
- Ngăn chặn việc truyền tải thông tin trên mạng, can thiệp, truy nhập, gây nguy hại, xóa, thay đổi, sao chép và làm sai lệch thông tin trên mạng trái pháp luật.
- Gây ảnh hưởng, cản trở trái pháp luật tới hoạt động bình thường của hệ thống thông tin hoặc tới khả năng truy nhập hệ thống thông tin của người sử dụng.
- Tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ an toàn thông tin mạng của hệ thống thông tin; tấn công, chiếm quyền điều khiển, phá hoại hệ thống thông tin.
- Phát tán thư rác, phần mềm độc hại, thiết lập hệ thống thông tin giả mạo, lừa đảo.
- Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin cá nhân.
- Xâm nhập trái pháp luật bí mật mật mã và thông tin đã mã hóa hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tiết lộ thông tin về sản phẩm mật mã dân sự, thông tin về khách hàng sử dụng hợp pháp sản phẩm mật mã dân sự; sử dụng, kinh doanh các sản phẩm mật mã dân sự không rõ nguồn gốc.
2. Các hành vi được quy định tại Điều 8 Luật An ninh mạng, gồm những hành vi sau:
- Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi: Sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội…
- Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
- Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác.
- Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
- Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.
3. Tự ý đấu nối thiết bị mạng, thiết bị cấp phát địa chỉ mạng, thiết bị phát sóng như điểm truy cập không dây của cấ nhân vào mạng nội bộ; trên cùng một thiết bị thực hiện đồng thời truy cập vào mạng nội bộ và truy cập Internet bằng thiết bị kết nối Internet cảu cá nhân (moderm quay số, USB 3G/4G, điện thoại di động, máy tính bản, máy tính xách tay).
4. Tự ý thay đổi, gỡ bỏ biện pháp an toàn thông tin đã cài đặt trên thiết bị CNTT phục vụ công việc, tự ý thay thế, lắp mới, tráo đổi thành phần máy tính của cơ quan, đơn vị.
Quyết định có hiệu lực từ ngày ký ban hành; thay thế Quyết định số 1359/QĐ-BNV ngày 20/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quy chế bảo mật, bảo đảm an toàn an ninh thông tin điện tử của Bộ và ngành Nội vụ.
Nguyệt Thu
08:00 | 23/02/2020
15:47 | 01/11/2016
14:00 | 04/06/2020
10:00 | 10/08/2023
Vấn đề về an ninh mạng ngày càng trở nên quan trọng và là một trong những yếu tố quyết định môi trường an ninh của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Cộng hoà Séc. An ninh mạng bao gồm tổng thể các biện pháp về tổ chức, chính trị, luật pháp, kỹ thuật, giáo dục và các công cụ nhằm cung cấp không gian mạng an toàn, được bảo vệ linh hoạt ở Cộng hòa Séc, vì lợi ích của cả hai khu vực công và tư nhân.
10:00 | 26/05/2023
Ngày 13/1/2023, Bộ Đổi mới, Khoa học và Công nghiệp Canada đã công bố Chiến lược lượng tử quốc gia của Canada, chiến lược này sẽ định hình tương lai của công nghệ lượng tử ở Canada và giúp tạo ra hàng nghìn việc làm. Tạp chí An toàn thông tin trân trọng giới thiệu một số nội dung chính của Chiến lược này.
09:00 | 09/03/2023
Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý ứng dụng di động, Trung Quốc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để quản lý, dần hình thành các “kho ứng dụng sạch”, góp phần vào quá trình phát triển quốc gia số.
14:00 | 25/07/2022
Chuyển đổi từ chính phủ điện tử sang chính phủ số là một quá trình lâu dài, cần có lộ trình và chiến lược phát triển mang tính tổng thể. Trung Quốc coi giai đoạn 2018 - 2020 là bước khởi động và giai đoạn 2021 - 2025 là bước tăng tốc trong xây dựng chính phủ số. Những kết quả mà Trung Quốc đạt được trong việc thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016 - 2020) làm nền tảng để nước này đẩy mạnh triển khai chính phủ số trong các năm tiếp theo.