Quy định mới được đưa ra trong bối cảnh chính phủ liên bang Australia, doanh nghiệp năng lượng và nước, cùng các trường đại học đang gặp phải các mối đe dọa ngày càng gia tăng từ các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia.
Trong 2 năm qua đã diễn ra nhiều cuộc tấn công mạng nhắm mục tiêu vào các mạng thông tin của Quốc hội, dịch vụ cấp nước, sân bay, công ty hậu cần và trường đại học ở Australia. Các bệnh viện và các cơ sở nghiên cứu y tế hiện cũng được coi là những mục tiêu dễ bị tấn công mạng.
Để đối phó với các mối đe dọa trên, dự thảo luật mở rộng danh mục các cơ sở hạ tầng quan trọng phải thực hiện các nghĩa vụ an ninh mạng ra ngoài các lĩnh vực điện, khí đốt, nước và hàng hải sang một loạt các lĩnh vực khác, bao gồm tài chính ngân hàng, thực phẩm, y tế, giao thông, năng lượng, nước, truyền thông, không gian, dữ liệu và đám mây, giáo dục đại học, nghiên cứu và công nghiệp quốc phòng.
Dự thảo yêu cầu các công ty và tổ chức trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, quốc phòng, truyền thông, thực phẩm và giáo dục đại học tăng cường khả năng phòng thủ mạng và hợp tác với các cơ quan an ninh quốc gia trong việc đẩy lùi các cuộc tấn công mạng độc hại.
Bên cạnh đó, Dự thảo Luật Cơ sở hạ tầng quan trọng cũng tăng thêm quyền hạn cho các cơ quan an ninh quốc gia Australia nhằm chủ động phá vỡ và đẩy lùi những kẻ tấn công mạng, gây gián đoạn nghiêm trọng cho nền kinh tế và an ninh quốc gia. Chính phủ Australia có thể áp dụng các biện pháp can thiệp, nhằm bảo vệ các dịch vụ và mạng thông tin khỏi các vụ tấn công độc hại.
Dự thảo đề xuất các biện pháp tăng cường an ninh mạng như các nghĩa vụ bảo mật tích cực, thực thi các biện pháp bảo vệ cơ bản đối phó với "tất cả các mối nguy hiểm đối với cơ sở hạ tầng và hệ thống quan trọng, dựa vào các tiêu chuẩn dành riêng cho từng ngành tương ứng với mức độ rủi ro".
Theo các nghĩa vụ an ninh mạng mới, các tổ chức, doanh nghiệp trong các lĩnh vực liên quan sẽ phải tham gia xây dựng các phương án ứng phó với các vụ tấn công mạng dựa trên những kịch bản cụ thể và cung cấp thông tin làm rõ “bức tranh về mối đe dọa quốc gia theo thời gian thực” theo yêu cầu của các cơ quan chức năng.
Dự thảo luật cũng cho phép chính phủ có thể áp dụng các biện pháp can thiệp như khôi phục các hệ thống trực tuyến để hoạt động bình thường, truy cập, phân tích và sửa đổi các mạng thông tin, bao gồm việc cài đặt, tìm kiếm hoặc tạm thời đưa một dịch vụ hoặc mạng thông tin vào chế độ ngoại tuyến để bảo vệ khỏi các vụ tấn công độc hại.
Tuệ Minh
(Tổng hợp)
17:00 | 01/12/2020
11:00 | 22/01/2021
08:00 | 25/06/2020
11:00 | 22/05/2020
09:00 | 10/07/2019
17:00 | 02/04/2021
07:00 | 15/09/2022
11:00 | 11/03/2025
Ngày 28/02, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định thành lập Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Quyết định này được đưa ra nhằm hỗ trợ Ban Chỉ đạo thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
14:00 | 07/01/2025
Ngày 24/12 , Đại hội đồng đã thông qua Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng, một hiệp ước toàn cầu mang tính bước ngoặt nhằm tăng cường hợp tác quốc tế để chống tội phạm mạng và bảo vệ xã hội khỏi các mối đe dọa kỹ thuật số.
15:00 | 27/12/2024
Trong thời gian qua, nhiều hệ thống công nghệ thông tin trọng yếu của các cơ quan Đảng và Chính phủ trở thành mục tiêu của tin tặc, các cuộc tấn công mạng không ngừng gia tăng về cường độ và mức độ nguy hiểm xuất phát từ nhiều nơi trên thế giới. Hoạt động giám sát an toàn thông tin (ATTT) là một trong những giải pháp quan trọng và cấp thiết trong việc phát hiện, phòng chống, đối phó và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng. Trong giai đoạn 2019 - 2024, Ban Cơ yếu Chính phủ đã triển khai các giải pháp kỹ thuật tổng thể và đồng bộ để bảo vệ các hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) trọng yếu, phục vụ hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan Đảng, Chính phủ được bí mật, chính xác, kịp thời trong mọi tình huống.
10:00 | 21/11/2024
Nghị định 147/2024/NĐ-CP được cho sẽ là giải pháp giúp ngăn chặn vi phạm trên không gian mạng, đảm bảo tính chính danh, rõ ràng hơn trên các nền tảng và chống lừa đảo trực tuyến.