Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước chỉ được diễn ra trong 2 trường hợp sau đây: Khi không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; Nếu không tiêu hủy ngay sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc.
Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu: Không để bị lộ, bị mất bí mật nhà nước; Quá trình tiêu hủy phải tác động vào tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm thay đổi hình dạng, tính năng, tác dụng; Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước sau khi tiêu hủy không thể phục hồi hình dạng, tính năng, tác dụng, nội dung.
Về thẩm quyền tiêu hủy, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định: Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật có thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định thẩm quyền tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý; Người đang quản lý tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quyền quyết định tiêu hủy trong trường hợp "Nếu không tiêu hủy ngay sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc" và báo cáo ngay bằng văn bản về việc tiêu hủy với người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp "Khi không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc" được quy định như sau:
Thứ nhất, Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Thứ hai, Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bao gồm đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng; người trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan.
Thứ ba, Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có trách nhiệm rà soát tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được đề nghị tiêu hủy, báo cáo người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.
Thứ tư, Hồ sơ tiêu hủy phải được lưu trữ bao gồm quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy; danh sách tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đề nghị tiêu hủy; biên bản họp Hội đồng tiêu hủy; quyết định tiêu hủy, biên bản tiêu hủy và tài liệu khác có liên quan.
Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong lĩnh vực cơ yếu thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu; việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước do Lưu trữ lịch sử lưu trữ được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Tuệ Minh
17:00 | 19/05/2020
14:00 | 23/10/2020
15:00 | 17/06/2020
08:00 | 01/06/2020
07:00 | 18/01/2021
10:00 | 15/11/2023
Việc triển khai thí điểm chương trình “Trường học an toàn trên địa bàn tỉnh Lào Cai” được Sở TT&TT Lào Cai và Công ty cổ phần An ninh mạng SCS - SafeGate khởi động nhằm trang bị giải pháp bảo vệ an toàn trên mạng cho 23 trường ở các xã Gia Phú, Ngũ Chỉ Sơn, Tả Phời và Tân Thượng.
15:00 | 05/10/2023
Nguyên nhân của động thái này là vì giáo viên phát hiện hiệu quả học tập của học sinh bị ảnh hưởng. Các con số thống kê của chính phủ cũng cho thấy, tỷ lệ biết chữ ở nước này giảm nhẹ.
08:00 | 18/08/2023
Ngân hàng Trung ương Liên Bang Nga bắt đầu dự án phát triển đồng Ruble kỹ thuật số vào cuối năm 2020, dự kiến bắt đầu thử nghiệm đồng tiền này với khách hàng và tiền thật từ ngày 1/4/2023. Tuy nhiên, thời hạn này đã phải hoãn lại do chậm trễ trong việc thông qua các hành lang pháp lý cần thiết. Mặc dù vậy, dự luật về đồng Ruble kỹ thuật số cuối cùng đã được hạ viện của Quốc hội Liên bang Nga thông qua vào ngày 11/7, Hội đồng Liên bang phê duyệt vào ngày 19/7 và đến ngày 24/7 vừa qua đã được Tổng thống Liên bang Nga Putin ký ban hành với tên đầy đủ là: Luật Liên bang số 340-FZ ngày 24/7/2023 "Về sửa đổi một số đạo luật lập pháp của Liên bang Nga".
09:00 | 16/02/2023
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP thông qua hồ sơ xây dựng Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trước đó, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cũng đã họp phiên toàn thể để thẩm tra dự thảo Nghị định. Dự thảo Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân bao gồm 4 chương, 44 điều. Việc xây dựng Nghị định đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền dữ liệu cá nhân; ngăn chặn các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.