Về việc điều chỉnh độ mật
Điều chỉnh độ mật là việc tăng độ mật, giảm độ mật đã được xác định của bí mật nhà nước. Việc điều chỉnh độ mật phải căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định độ mật của bí mật nhà nước có thẩm quyền quyết định điều chỉnh độ mật của bí mật nhà nước.
Bí mật nhà nước sau khi điều chỉnh độ mật phải được đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc tăng độ mật, giảm độ mật. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày điều chỉnh độ mật, cơ quan, tổ chức đã điều chỉnh độ mật phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Về việc giải mật
Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định giải mật là xóa bỏ độ mật của bí mật nhà nước. Bí mật nhà nước được giải mật toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước và thời gian gia hạn thời hạn bảo vệ hoặc giải mật; đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập, hợp tác quốc tế hoặc bí mật nhà nước không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước.
Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, khắc phục khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước đã quy định việc đương nhiên giải mật đối với trường hợp bí mật nhà nước chỉ cần bảo vệ trong khoảng thời gian nhất định hoặc đã hết thời hạn bảo vệ theo quy định của Luật, mà cơ quan có thẩm quyền không quyết định gia hạn và trường hợp bí mật nhà nước không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước.
Đối với việc giải mật bí mật nhà nước trong trường hợp đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; phát triển kinh tế - xã hội; hội nhập, hợp tác quốc tế cần thực hiện đúng theo quy trình được quy định tại Luật. Cụ thể: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước thành lập Hội đồng giải mật. Hội đồng giải mật bảo gồm đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng sẽ xem xét việc giải mật, báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước quyết định.
Bí mật nhà nước sau khi giải mật phải đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc giải mật. Trường hợp giải mật một phần thì quyết định giải mật phải thể hiện đày đủ nội dung thông tin giải mật. Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước cũng quy định hồ sơ giải mật phải được lưu trữ đầy đủ, bao gồm: quyết định thành lập Hội đồng giải mật, bí mật nhà nước đề nghị giải mật, biên bản họp Hội đồng giải mật, quyết định giải mật và tài liệu khác có liên quan.
Đối với bí mật nhà nước do Lưu trữ lịch sử lưu trữ, nếu không xác định được cơ quan xác định bí mật nhà nước thì Lưu trữ lịch sử quyết định việc giải mật theo quy định của Pháp luật về lưu trữ.
Chậm nhất 15 ngày kể từ khi có quyết định giải mật, cơ quan, tổ chức quyết định giải mật phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, các nhân có liên quan.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi nhận được thông báo về việc điều chỉnh độ mật, giải mật có trách nhiệm đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc điều chỉnh độ mật, giải mật tương ứng đối với bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
Bích Thủy
10:00 | 02/07/2020
15:00 | 17/06/2020
16:00 | 13/10/2020
17:00 | 17/11/2020
17:00 | 19/05/2020
09:00 | 15/06/2020
11:00 | 01/02/2021
13:00 | 03/02/2021
15:00 | 14/03/2025
Trong dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, Bộ Công an đề xuất các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ mạng xã hội không được yêu cầu chụp ảnh căn cước công dân, chứng minh nhân dân làm yếu tố xác thực tài khoản.
10:00 | 20/02/2025
Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) diễn ra tại Paris ngày 10/2 vừa qua, Tổng thống Pháp khẳng định nước này sẽ cắt giảm thủ tục hành chính trong xây dựng cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo để đảm bảo theo kịp cuộc đua công nghệ này.
14:00 | 13/02/2025
Ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Liên minh châu Âu (EU) là đối tác đáng tin cậy trong việc thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, hợp tác về các vấn đề liên quan đến công nghệ mới nổi và duy trì sự ổn định và an ninh kinh tế trong khu vực. Những mục tiêu này đã được ghi trong Chiến lược hợp tác ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mà EU công bố vào tháng 9/2021, là chìa khóa để châu Âu tham gia nhiều hơn với “các đồng minh cốt lõi” trong khu vực, đứng đầu trong số đó là Nhật Bản. Trong những nỗ lực chung về an ninh và quốc phòng, EU và Nhật Bản có mối quan tâm chung trong hợp tác về an ninh mạng.
17:00 | 28/01/2025
Bộ Công an đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dữ liệu (Dự thảo 2). Trong đó, Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai các sản phẩm mã hóa, giải mã dữ liệu; giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với dữ liệu về cơ yếu.