Theo đó, nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, trong năm 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ nâng cấp và cung cấp 149 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, gồm: Bưu chính có 6 dịch vụ sẽ nâng cấp từ mức 3; Công nghệ thông tin có 6 dịch vụ từ mức 2; Khoa học và Công nghệ có 2 dịch vụ; Báo chí có 15 dịch vụ từ mức 2, 3; Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử có 41 dịch vụ từ mức 2, 3; Xuất bản, In và Phát hành có 24 dịch vụ từ mức 2, 3; An toàn thông tin có 8 dịch vụ từ mức 3; Tần số vô tuyến điện có 8 dịch vụ từ mức 2, 3; Viễn thông có 32 dịch vụ từ mức 2, 3; Chứng thực điện tử quốc gia có 5 dịch vụ từ mức 2; Internet có 2 dịch vụ từ mức 2.
Theo kế hoạch, Bộ Thông tin và Truyền thông đặt ra mục tiêu cung cấp đầy đủ 100% các dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ ở mức độ 4. Ngoài ra, phấn đấu tỷ lệ thủ tục hành chính có phát sinh hồ sơ trực tuyến trên tổng số thủ tục hành chính trực tuyến mức 3, 4 và tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến hàng năm tăng gấp đôi trong giai đoạn 2020 - 2021.
Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho phép người dân, doanh nghiệp thanh toán phí, lệ phí (nếu có) trực tuyến, không dùng tiền mặt, bằng nhiều phương tiện khác nhau khi sử dụng dịch vụ công của Bộ; tận dụng hệ thống công nghệ thông tin sẵn có, chủ động bố trí, huy động nguồn lực tại chỗ để sẵn sàng tiếp nhận hồ sơ trực tuyến của tất cả các thủ tục hành chính; hỗ trợ, hướng dẫn, phổ cập kỹ năng để người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến nhằm nâng cao số lượng hồ sơ xử lý trực tuyến của mỗi dịch vụ công.
Gia Minh
17:00 | 10/10/2024
10:00 | 25/03/2020
17:00 | 08/05/2020
16:00 | 02/03/2020
09:00 | 13/05/2020
10:00 | 21/11/2024
Nghị định 147/2024/NĐ-CP được cho sẽ là giải pháp giúp ngăn chặn vi phạm trên không gian mạng, đảm bảo tính chính danh, rõ ràng hơn trên các nền tảng và chống lừa đảo trực tuyến.
14:00 | 20/11/2024
Trong hệ sinh thái kỹ thuật số kết nối ngày nay, các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp bên thứ ba để sử dụng nhiều công cụ, công nghệ và dịch vụ khác nhau. Mặc dù các quan hệ đối tác này có hiệu quả, nhưng chúng cũng mang lại rủi ro. Một trong những rủi ro lớn nhất là tấn công chuỗi cung ứng, khi hệ thống doanh nghiệp bị tin tặc xâm nhập qua lỗ hổng phần mềm, dịch vụ hoặc công cụ của bên thứ ba. Vậy, làm thế nào các doanh nghiệp có thể tự bảo vệ mình khỏi những mối đe dọa gián tiếp này?
12:00 | 15/10/2024
Để tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký ban hành Chỉ thị số 37, yêu cầu Bộ trưởng GD&ĐT, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan liên quan, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, các nhiệm vụ, giải pháp đề ra.
14:00 | 07/10/2024
Ant Group, Tencent Holdings và Baidu của Trung Quốc đã hợp tác với các gã khổng lồ công nghệ Mỹ bao gồm Microsoft, Google và Meta Platforms để phát triển tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên trên thế giới về bảo mật mô hình ngôn ngữ lớn cho chuỗi cung ứng.