Trong thời gian qua, Đảng, Chính phủ luôn quan tâm, coi trọng việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các bộ, ban, ngành, địa phương đã có nhiều bước chuyển mình, đạt được các kết quả bước đầu trong công tác xây dựng Chính phủ điện tử. Theo báo cáo đánh giá về Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc, năm 2018, Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (EGDI) của Việt Nam xếp hạng thứ 88/193 quốc gia (tăng 01 bậc so với năm 2016). Trong đó, chỉ số thành phần về dịch vụ công trực tuyến (OSI) tăng 15 bậc lên thứ hạng 59/193 quốc gia (so với năm 2016).
Tuy nhiên, nhiều nội dung triển khai Chính phủ điện tử chưa đạt được kết quả như mong đợi, có phần khiêm tốn. Có thể kể đến: xếp hạng về Chính phủ điện tử còn thấp, dưới mức trung bình trong khu vực ASEAN; chỉ số hạ tầng, viễn thông (TII) giảm 10 bậc (100/193) so với năm 2016; khung pháp lý đồng bộ về xây dựng Chính phủ điện tử còn chưa được hoàn thiện; việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, hạ tầng CNTT nền tảng phục vụ phát triển Chính phủ điện tửu còn chậm; bảo mật, an toàn, an ninh thông tin thấp, chưa kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin; tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến còn rất thấp….
Để giải quyết vấn đề này, ngày 7/3/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 17/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025 (Nghị quyết 17/NQ-CP). Mục tiêu chính của Nghị quyết là hoàn thiện nền tảng Chính phủ điện tử nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp. Chính phủ yêu cầu sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của các bộ, ban, ngành, như: Văn phòng chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu chính phủ….
Nắm bắt được vấn đề này, ngày 20/6/2019, Ban Cơ yếu Chính phủ đã khẩn trương ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 17/NQ-CP, để tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ của Ban Cơ yếu Chính phủ được giao tại Nghị quyết 17/NQ-CP; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ban Cơ yếu Chính phủ và chất lượng cung cấp sản phẩm, giải pháp bảo mật, xác thực, giám sát an toàn thông tin phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử của các bộ, ngành địa phương. Kế hoạch triển khai là sở cứ để Ban Cơ yếu Chính phủ xác định cụ thể các nhiệm vụ, thời hạn hoàn thành cũng như phân công trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị chuyên trách trong Ban, các Hệ Cơ yếu để đạt các mục tiêu đề ra.
Năm nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025
Căn cứ vào các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 17/NQ-CP, Ban Cơ yếu Chính phủ xác định 5 nhiệm vụ chính cần thực hiện trong giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025.
Thứ nhất, Xây dựng, hoàn thiện thể chế tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho việc triển khai xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử
Trong lĩnh vực lập pháp, việc hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật là điều kiện tiên quyết, cơ sở để xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử. Để thực hiện nhiệm vụ này, Ban Cơ yếu Chính phủ đã và sẽ tích cực phối hợp với Bộ TT&TT, Bộ Nội vụ và VPCP để xây dựng các Nghị định, quy định liên quan đến công tác xây dựng Chính phủ điện tử, như: Nghị định về định danh và xác thực điện tử cho các cá nhân, tổ thức, các văn bản hướng dẫn; Nghị định thay thế Nghị định số 110/2004/NĐ-CP này 8/5/2004 của Chính phủ về công tác văn thư và Đề án thực hiện nhiệm vụ lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan; Nghị định về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử…. Song song với đó, Ban Cơ yếu Chính phủ cũng triển khai xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy định của Ban theo quy định phục vụ xây dựng, phát tiển của Chính phủ điện tử.
Đặc biệt, trong thời gian tới, Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ chủ trì xây dựng 02 Đề án quan trọng là: Đề án triển khai các hệ thống bảo vệ thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước dùng mật mã đáp ứng yêu cầu triển khai Chính phủ điện tử và Đề án Xây dựng Trung tâm an toàn thông tin mạng cho Hệ thống Chính phủ điện tử. Khi được triển khai, kết quả của 2 đề án này sẽ giúp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin Chính phủ điện tử, đáp ứng yêu cầu “Không để xảy ra sự cố lộ, lọt dữ liệu” mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt ra tại Lễ khai trương Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ vừa qua (24/6).
Thứ hai, Xây dựng nền tảng công nghệ phát triển Chính phủ điện tử của Ban Cơ yếu Chính phủ
Hoàn thành xây dựng, cập nhật kiến trúc Chính phủ điện tử của Ban Cơ yếu Chính phủ phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam (phiên bản 2.0) và thường xuyên cập nhật, ban hành các phiên bản tiếp theo phù hợp với các phiên bản cập nhật Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; triển khai áp dụng Kiến trúc Chính phủ điện tử của Ban Cơ yếu Chính phủ đã được ban hành.
Thứ ba, Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử của Ban Cơ yếu Chính phủ gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc.
Để triển khai đồng bộ, Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ tiến hành xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo đáp ứng các yêu cầu tại Nghị định 09/2019/NĐ-CP. Bên cạnh đó, triển khai các sản phẩm, giải pháp bảo mật, xác thực, an toàn thông tin phục vụ xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử trong Ban Cơ yếu Chính phủ.
Đối với công tác quản lý nhà nước về mật mã dân sự, trong thời gian tới, Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ khẩn trương xây dựng và triển khai Hệ thống thông tin điện tử quản lý nhà nước về mật mã dân sự phục vụ xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử.
Thứ tư, Triển khai các sản phẩm, giải pháp bảo mật, xác thực, giám sát an toàn thông tin phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử của các bộ, ngành, địa phương
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bên cạnh nhiệm vụ xuyên suốt đảm bảo tuyệt đối bí mật, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của Đảng, Nhà nước, Ban Cơ yếu Chính phủ nói riêng và ngành Cơ yếu Việt Nam nói chung đã đứng trước những thách thức to lớn và các nhiệm vụ mới. Hiện nay, Ban Cơ yếu Chính phủ đã và đang tập trung triển khai các giải pháp kỹ thuật đồng bộ để đáp ứng các yêu cầu về bảo mật và an toàn thông tin. Để đáp ứng được nhiệm vụ này, Ban Cơ yếu Chính phủ đã từng bước triển khai các giải pháp kỹ thuật tổng thể theo lộ trình. Việc triển khai chữ ký số (CKS) chỉ là những bước đi đầu tiên của Ban trong vấn để đảm bảo bảo mật và an toàn cho Chính phủ điện tử. Để phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử, Ban Cơ yếu Chính phủ xác định cần thực hiện 3 nhóm nhiệm vụ đề ra: bảo đảm bảo mật; xác thực, định danh và giám sát an toàn thông tin.
Thứ năm, Đảm bảo nguồn lực triển khai xây dựng Chính phủ điện tử
Về nguồn lực vật lực, Ban Cơ yếu Chính phủ xác định rõ cần thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch trung hạn, ngắn hạn bảo đảm triển khai các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng Chính phủ điện tử của Ban; tổ chức ký kết và thực hiện thỏa thuận phối hợp triển khai các sản phẩm, giải pháp phục vụ xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử của các Bộ, ngành, địa phương; tăng cường công tác phối hợp, trao đổi, học tập kinh nghiệm với một số đơn vị liên quan trong và ngoài nước.
Về nguồn lực nhân lực, trong thời gian tới, Ban giao cho Học viện Kỹ thuật mật mã chủ trì xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, tập huấn, huấn luyện quản lý, triển khai, sử dụng các sản phẩm, giải pháp bảo mật, xác thực, giám sát an toàn thông tin phục vụ xây dựng, phát triển chính phủ điện tử cho lực lượng cơ yếu các cấp và các đầu mối chuyên trách của các bộ, ngành, địa phương.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng trao Bằng khen cho Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Ban CYCP vì đã có thành tích xuất sắc trong quá trình triển khai Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg
Một số chỉ tiêu cụ thể trong giai đoạn 2019 – 2020, định hướng đến 2025
Căn cứ vào các nhiệm vụ đề ra, Ban Cơ yếu Chính phủ quyết tâm triển khai thành công một số chỉ tiêu trọng tâm như sau:
Về gửi, nhận văn bản điện tử; báo cáo điện tử của Ban Cơ yếu Chính phủ
Phấn đấu đến hết năm 2020, Hệ thống quản lý văn bản và điều hành của Ban Cơ yếu Chính phủ được kết nối, liên thông với Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử.
Đạt tỷ lệ 100% các cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức trong Ban được cấp chứng thư số và văn bản trao đổi giữa các cơ quan, đơn vị (trừ văn bản mật) dưới dạng điện tử;
Phấn đấu đến hết năm 2020, 80% hồ sơ công việc tại Ban Cơ yếu Chính phủ được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật), đạt tỷ lệ 100% vào năm 2025.
Rút ngắn từ 30 – 50% thời gian họp, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy thông qua Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc, văn phòng điện tử.
Đến cuối năm 2020, tối thiểu 30% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) được gửi, nhận qua Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, đạt 80% vào năm 2025.
Về triển khai các sản phẩm, giải pháp bảo mật, xác thực, giám sát, an toàn thông tin phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử của các bộ, ngành, địa phương.
Năm 2020, 100% cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước được cấp chứng thư số phục vụ quản lý, điều hành, tác nghiệp trên môi trường mạng. Năm 2025, đạt tỷ lệ 60% cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp được cấp chứng thư số phục vụ quản lý, điều hành, tác nghiệp trên môi trường mạng.
Hỗ trợ 100% các cơ quan hành chính nhà nước cấp Vụ, Cục, Sở và tương đương trở lên hoàn thành tích hợp chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử đến năm 2020.
Hoàn thành xây dựng và triển khai Đề án triển khai các hệ thống bảo vệ thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước dùng mật mã đáp ứng yêu cầu triển khai Chính phủ điện tử và đề án triển khai Đề án Xây dựng Trung tâm an toàn thông tin mạng cho Hệ thống Chính phủ điện tử trong năm 2020.
Phấn đấu đạt tỷ lệ 100% cơ quan hành chính nhà nước các cấp hoàn thành tích hợp chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trên Hệ thống quản lý văn bản và điều hành phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử đến hết năm 2025.
100% doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức 4 về cấp giấy phép sản phẩm mật mã dân sự trong năm 2025.
Kết luận
Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và trực tiếp là đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ, nhân viên các Hệ Cơ yếu, các cơ quan, đơn vị thuộc Ban, Ngành Cơ yếu Việt Nam đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ trên các mặt công tác, bảo đảm thông tin lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang được bí mật, chính xác, kịp thời trong mọi tình huống và các nhiệm vụ đột xuất trong thời kỳ mới. Trong thời gian tới, Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ đề cao quyết tâm góp phần xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử tại Việt Nam, đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng, đưa Việt Nam vào nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN trong xếp hạng Chính phủ điện tử.
08:00 | 13/12/2019
09:00 | 19/03/2020
13:00 | 12/08/2020
18:00 | 03/01/2020
13:00 | 12/02/2020
16:00 | 12/06/2020
10:00 | 27/07/2020
10:00 | 21/12/2019
16:00 | 10/06/2019
14:00 | 24/09/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 21/9/2024 ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.
16:00 | 19/09/2024
Thông qua ban hành Luật An ninh mạng, Quy định về bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng và các tiêu chuẩn an ninh chuỗi cung ứng liên quan đã giúp an ninh chuỗi cung ứng công nghệ thông tin Trung Quốc ngày càng được tăng cường.
09:00 | 17/09/2024
Chính phủ Ấn Độ thông báo đang tích cực triển khai việc thành lập "Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu nghi phạm" nhằm đối phó với tội phạm mạng không biên giới.
14:00 | 31/05/2024
Tối 30/5, tại Hà Nội, Quỹ Vifotec - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ tổng kết và trao Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam lần thứ 29 và Giải thưởng WIPO năm 2023. Ban Cơ yếu Chính phủ vinh dự đạt Giải Nhì lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử và viễn thông.