Bước mới để cải thiện định danh điện tử
Được Cơ quan Kỹ thuật số Italia (AgID) ra mắt vào tháng 3/2016, hệ thống định danh điện tử quốc gia của Italia (còn được gọi là Hệ thống định danh điện tử công cộng (SPID)) đã phát hành 37,7 triệu căn cước điện tử. Hệ thống SPID này hiện có gần 18.000 cơ quan quản lý cung cấp dịch vụ. AgID hiện đang xem xét triển khai dần dự án “Ví công nghệ thông tin” không chỉ kết hợp với căn cước điện tử mà còn với các loại giấy tờ khác do chính phủ cấp như giấy phép lái xe, thẻ y tế và thẻ người khuyết tật châu Âu. “Ví công nghệ thông tin thể hiện một bước cụ thể hướng tới hợp lý hóa và cải thiện định danh điện tử cũng như khả năng tiếp cận các dịch vụ công ở Italia”, ông Mario Nobile, Tổng giám đốc AgID cho biết.
Vai trò của Cơ quan Kỹ thuật số Italia là đảm bảo đạt được các mục tiêu của chương trình nghị sự kỹ thuật số của Italia và điều phối quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của chính quyền trung ương, khu vực và địa phương. Họ được giao nhiệm vụ soạn thảo và giám sát các hướng dẫn cũng như quy tắc kỹ thuật để vận hành hệ thống chính phủ kỹ thuật số. Ví dụ như trường hợp SPID, AgID đặt ra các tiêu chuẩn và cung cấp chứng nhận cho các nhà cung cấp danh tính cá nhân. “Cơ quan Kỹ thuật số Italia xác định một bộ quy tắc nghiêm ngặt để trở thành nhà cung cấp danh tính SPID, nhưng các chi phí liên quan đến việc duy trì dịch vụ sẽ do nhà cung cấp định danh chịu”, cơ quan này giải thích.
Điều này có nghĩa, công dân Italia sống ở những nơi khác ở châu Âu, thông qua các nhà cung cấp tư nhân có thể sử dụng SPID để mở tài khoản ngân hàng, thuê ô tô, ký thế chấp hoặc truy cập các dịch vụ xác minh và giới thiệu khác. Động thái này giúp thu hẹp khoảng cách giữa người dân và doanh nghiệp trên khắp lục địa một cách hiệu quả, đồng thời đơn giản hóa các tương tác kỹ thuật số giữa doanh nghiệp, chính phủ và người dùng.
Chìa khóa để kích hoạt ví định danh điện tử
Tổng giám đốc AgID cho biết, để ví định danh điện tử thành công cần đầu tư đáng kể cho phát triển và duy trì cơ sở hạ tầng. Sau đại dịch Covid-19, Kế hoạch phục hồi quốc gia đã phân bổ hơn 41 tỷ euro (44 tỷ USD) để thực hiện các chính sách số hóa trong các cơ quan khu vực công và tăng cường kết nối Internet trên toàn quốc. Cơ quan này cũng đã nhận được tài trợ từ Liên minh châu Âu (EU) trong vài năm qua cho dự án “Italia đăng nhập - ngôi nhà của công dân”, nhằm mục đích tăng cường năng lực thể chế của cơ quan hành chính công về số hóa. “Trong khuôn khổ dự án, AgID đã thực hiện một số hoạt động như mở lớp truy cập vào các dịch vụ trực tuyến, lớp hệ sinh thái, cơ sở hạ tầng có khả năng tương tác của cơ sở dữ liệu quốc gia và đào tạo để nâng cao kỹ năng kỹ thuật số”, ông Mario Nobile, Tổng giám đốc AgID cho biết thêm.
Sau giai đoạn từ năm 2014 đến 2023, tất cả các mục tiêu của chương trình đều đã đạt được và thậm chí còn vượt quá mong đợi. Kế hoạch 3 năm của AgID về Hành chính công và Kế hoạch kỹ thuật số Italia 2026 tiếp tục vạch ra các ưu tiên chính, bao gồm khả năng tiếp cận các dịch vụ kỹ thuật số, dữ liệu mở, khả năng tương tác, mua sắm điện tử và điện toán đám mây.
Cân bằng giữa khả năng tăng tốc và quy định sử dụng AI
Đáng chú ý, lần đầu tiên, kế hoạch phát triển kỹ thuật số quốc gia Italia trong 3 năm từ 2024 đến 2026 dành không gian rộng rãi cho việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong hành chính công, cung cấp các công cụ và nêu rõ trường hợp nào được áp dụng. AI có khả năng giải phóng thời gian của các quan chức nhà nước để thực hiện công việc có giá trị cao hơn và mang tính chiến lược hơn, cải thiện việc ra quyết định dựa trên dữ liệu và tăng cường cung cấp dịch vụ công. “AI giúp chúng tôi đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nâng cao hiệu suất và hiệu suất trong việc quản lý và cung cấp các dịch vụ công”, ông Nobile cho biết. Một số trường hợp sẽ được phép sử dụng công nghệ AI bao gồm tự động tìm kiếm thông tin, dự đoán xu hướng và nhu cầu trong tương lai cũng như cá nhân hóa thông tin và dịch vụ theo nhu cầu của người dùng.
Sau Đạo luật AI đầu tiên trên thế giới được Quốc hội EU thông qua vào tháng trước, Chính phủ Italia cũng đang nghiên cứu cập nhật chiến lược quốc gia nhằm hướng dẫn phát triển và sử dụng AI một cách có trách nhiệm và toàn diện. Ông Nobile cho biết thêm, các ưu tiên của AgID là cân bằng giữa việc củng cố và quy định về AI trong hành chính công ở cấp quốc gia và EU.
Việc triển khai AI trong khu vực công đã được nhấn mạnh là trọng tâm chính tại Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay do Tổng thống Italia chủ trì. Hội nghị thượng đỉnh G7 là diễn đàn quốc tế được tổ chức thường niên dành cho lãnh đạo các nước thành viên G7. Tại G7, Tổng thống Italia đã cam kết phát triển một bộ công cụ đặt ra các nguyên tắc thực tế về AI an toàn và đáng tin cậy để cung cấp thông tin cho việc hoạch định chính sách.
Tuệ Minh
08:00 | 15/09/2023
14:00 | 12/04/2023
09:00 | 23/09/2021
09:00 | 28/10/2019
16:00 | 19/07/2022
09:00 | 13/06/2022
14:00 | 10/05/2024
Ngày 5/5, Bộ Nội vụ Hàn Quốc xác nhận hơn 1.000 tài liệu dân sự đã bị phân phối nhầm trên cổng dịch vụ công điện tử của chính phủ hồi tháng trước và làm rò rỉ nhiều thông tin cá nhân quan trọng.
10:00 | 10/04/2024
Xác thực không mật khẩu là một phương thức xác thực cho phép người dùng truy cập vào một dịch vụ, ứng dụng, hệ thống công nghệ thông tin mà không cần nhập mật khẩu truyền thống hoặc trả lời các câu hỏi bảo mật. Xác thực không mật khẩu đang được xem là giải pháp xác thực an toàn hiện nay và được dự đoán sẽ trở thành xu hướng trong tương lai. Bài viết này sẽ hướng dẫn độc giả cách thiết lập Passkey cho tài khoản Google để giúp quá trình đăng nhập trở nên thuận lợi, đơn giản và tăng cường khả năng bảo mật tài khoản của người dùng.
10:00 | 06/10/2023
Sáng ngày 05/10, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức phiên họp thứ nhất của Ban Soạn thảo xây dựng Nghị định quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ. Đồng chí Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ, Trưởng Ban Soạn thảo chủ trì phiên họp.
17:00 | 05/07/2023
Ngày 30/6/2023, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ và Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp tổ chức Hội nghị bồi dưỡng công tác quản lý, sử dụng chứng thư số, chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong các cơ quan nhà nước năm 2023.
Trong bối cảnh nước ta đang thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ, Giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface -API) ngày càng được sử dụng rộng rãi, bao gồm các ứng dụng di động, dịch vụ đám mây và thiết bị IoT. Khi việc sử dụng API tăng lên, tổ chức phải đối mặt với nhiều mối đe dọa bảo mật tiềm ẩn liên quan đến API như tấn công chèn mã (Injection), vượt qua cơ chế xác thực và kiểm soát truy cập (Broken Access Control and Authentication) cũng như thực thi mã hóa không đầy đủ. Bài viết sẽ thông tin tới độc giả tầm quan trọng của bảo mật API, các loại tấn công vào API và một số giải pháp giúp bảo mật API toàn diện.
09:00 | 05/09/2024
Kết quả đánh giá 63 cổng dịch vụ công năm 2024 cho thấy, các địa phương đã có một số cải thiện trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến so với kết quả rà soát năm 2023, tuy nhiên cũng cần sự đầu tư, cải thiện về nhiều mặt để tăng mức độ thuận tiện, thân thiện, tính tiếp cận, đáp ứng nhu cầu của mọi người dùng.
10:00 | 28/08/2024