Nghị định số 68/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Chính phủ là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, quy định chi tiết về dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ; việc cung cấp, quản lý, sử dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ, chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ.
Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, đồng chí Hoàng Văn Thủy, Phó Cục trưởng Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin đã nêu bật ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị định số 68/2024/NĐ-CP, yêu cầu mỗi cán bộ, nhân viên phải quán triệt sâu sắc, nắm bắt đầy đủ nội dung quy định tại Nghị định để kịp thời tham mưu, thực hiện cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số và hướng dẫn, hỗ trợ các ban, bộ, ngành, địa phương trong quá trình cung cấp, quản lý, sử dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ.
Đồng chí Hoàng Văn Thủy, Phó Cục trưởng Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin khai mạc Hội nghị
Được sự chỉ đạo của Lãnh đạo Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, đồng chí Phạm Xuân Khang, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật đã trình bày cụ thể, chi tiết toàn văn Nghị định số 68/2024/NĐ-CP. Trong đó, báo cáo viên đã phân tích những điểm mới, khác biệt so với quy định trước đây như: phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; công tác quản lý nhà nước đối với dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ; việc phân cấp, ủy quyền các dịch vụ chứng thực chữ ký số; việc cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ phát hành, kiểm tra Hộ chiếu và thẻ Căn cước có gắn chíp điện tử; việc sử dụng chữ ký số trong các giao dịch điện tử.
Hội nghị dành nhiều thời gian để trao đổi, thảo luận các quy định mới và những nội dung thực tiễn triển khai còn vướng mắc, đặc biệt trong công tác cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ, công tác hỗ trợ kỹ thuật, công tác nghiên cứu, phát triển ứng dụng. Thay mặt Lãnh đạo Cục, đồng chí Hoàng Văn Thủy, Phó Cục trưởng Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin đã phân tích, kết luận các ý kiến thảo luận, tạo sự thống nhất cao, đồng bộ trong triển khai, thực hiện.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị
Thông qua Hội nghị, các cán bộ, nhân viên trong Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin đã nắm bắt được nội dung quy định tại Nghị định, tạo cơ sở nền tảng vững chắc, nâng cao hiệu quả công tác tham mưu, cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ, xây dựng Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin nói riêng và ngành Cơ yếu Việt Nam nói chung ngày càng phát triển, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Xuân Khang
16:00 | 04/07/2024
14:00 | 29/11/2024
15:00 | 26/06/2024
10:00 | 05/02/2024
14:00 | 29/11/2024
Sáng ngày 29/11/2024, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ đã tổ chức Hội nghị toàn quốc (theo hình thức trực tiếp và trực tuyến) với nội dung trọng tâm tuyên truyền và phổ biến Nghị định số 68/2024/NĐ-CP ban hành ngày 25/6/2024 của Chính phủ. Thiếu tướng Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ đã tới tham dự và chỉ đạo Hội nghị.
15:00 | 12/11/2024
TP. HCM ghi nhận số lượng hồ sơ thủ tục hành chính trực tuyến tăng vọt hơn 33% sau khi chính sách miễn phí được áp dụng rộng rãi trên địa bàn.
11:00 | 18/07/2024
Ngày 15/7, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị của thành phố Hà Nội sơ kết 6 tháng đầu năm thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06.
14:00 | 15/07/2024
Lợi dụng tình trạng nhiều người dùng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng ngân hàng, nhiều kẻ xấu đã giả danh cán bộ ngân hàng hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.
Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ đều là những khu vực, cường quốc mạng, nhưng tiến trình khẳng định vị thế của hai bên có nhiều điểm khác biệt. EU có truyền thống lâu đời trong việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, có thế mạnh về các phát minh an ninh mạng cũng như đề cao các chuẩn mực đa phương trong không gian mạng. Còn quan điểm của Ấn Độ về an ninh mạng liên tục chịu sự chi phối bởi các mối đe dọa mạng nổi lên từ Trung Quốc và Pakistan bên cạnh sự tác động từ ngành công nghệ thông tin trong nước - lĩnh vực đang tìm cách mở rộng thị trường ra bên ngoài phạm vi quốc gia. Bài viết sẽ phân tích sự phát triển của quan hệ an ninh mạng EU-Ấn Độ trong bối cảnh hệ sinh thái chính sách khác nhau giữa hai đối tác; những lĩnh vực hứa hẹn để mở rộng hợp tác song phương, giải quyết vấn đề tội phạm mạng, mở rộng nỗ lực làm sạch không gian mạng nhằm củng cố khả năng phục hồi không gian mạng của cả hai đối tác.
16:00 | 03/01/2025
Việc kiểm tra xem số căn cước của mình có bị lợi dụng hay không là rất quan trọng để bảo vệ quyền lợi và phòng tránh những rủi ro không đáng có.
09:00 | 08/01/2025