Toàn cảnh lớp học
Đến dự và chỉ đạo lớp học có PGS, TS. Nguyễn Duy Bắc, Phó Giám đốc thường trực Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Phía Ban Cơ yếu Chính phủ có đc Lê Quang Tùng, Phó Cục trưởng Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin.
Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang làm thay đổi cơ bản diện mạo của các quốc gia trên thế giới, đồng thời thay đổi nhanh chóng phương thức làm việc và cách thức quản lý, điều hành, tác nghiệp của các cơ quan, tổ chức.
Những năm gần đây, Việt Nam đang mạnh mẽ chuyển mình trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cuộc cách mạng 4.0 chính là cơ hội để đưa nước ta bắt kịp với thế giới. Một trong những yêu cầu cơ bản của cuộc cách mạng 4.0 là sự thay đổi cách thức và phương thức làm việc, theo đó, việc sử dụng chữ ký số thay thế cho các hình thức xác thực đối với các văn bản điều hành, tác nghiệp ngày càng trở nên phổ biến.
Theo kết quả thống kê từ báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương, có đến 86,7% các cơ quan đã triển khai tích hợp chữ ký số chuyên dùng Chính phủ vào hệ thống quản lý văn bản và điều hành dùng chung theo quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư. Đa số các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đều được tích hợp chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, có cơ quan đạt 100% số lượng dịch vụ công hoàn toàn sử dụng chữ ký số.
Phát biểu tại buổi khai giảng lớp học, PGS, TS. Nguyễn Duy Bắc nhấn mạnh, ngày nay, chữ ký số đã và đang đóng vai trò quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số, đặc biệt, việc ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong các cơ quan nhà nước được xem là giải pháp hữu hiệu, góp phần tạo môi trường làm việc hiện đại, tiết kiệm thời gian và chi phí, tăng hiệu quả tích cực trong công tác cải cách hành chính và hình thành chính quyền điện tử.
PGS, TS. Nguyễn Duy Bắc, Phó Giám đốc thường trực Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu khai giảng lớp học
Chữ ký số được sử dụng để cung cấp chứng thực chủ sở hữu, tính toàn vẹn dữ liệu và chống chối bỏ nguồn gốc trong rất nhiều lĩnh vực. Giải pháp dùng chữ ký số là tối ưu vì nó có hiệu lực pháp luật, do đó không cần in ấn tài liệu mà vẫn có thể xác nhận được tài liệu, đảm bảo tính toàn vẹn và không chối bỏ.
Chữ ký số được phát hành bởi bên thứ ba là cơ quan chứng thực có thẩm quyền cấp phát, thu hồi, quản lý chứng chỉ số cho các thực thể thực hiện các giao dịch an toàn nên đảm bảo tính khách quan, tin cậy. Như vậy, quá trình tạo chữ ký số, xác nhận các yêu cầu pháp lý, bao gồm xác thực người ký, xác thực tin nhắn, là thành công và hiệu quả. PGS, TS. Nguyễn Duy Bắc cũng bày tỏ mong muốn thông qua khóa học này, các cán bộ, công chức sẽ nắm vững kỹ năng, Học viện sẽ tiến hành chuyển đổi số bằng việc sử dụng chứng thư số, chữ ký số trước ngày 01/5.
Sau khai giảng, đc Khúc Hữu Hùng, cán bộ của Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát An ninh mạng, Ban Cơ yếu Chính phủ cũng đã giới thiệu tổng quan về an toàn thông tin, cách nhận biết các hình thức tấn công mạng, các rủi ro ATTT và hướng dẫn cách sử dụng mạng máy tính an toàn.
Lớp học “Đào tạo kỹ năng sử dụng chứng thư số, chữ ký số cho cán bộ công chức, viên chức tại Trung tâm Học viện” sẽ kéo dài từ ngày 17/4 đến ngày 21/4 nhằm cung cấp cho các đồng chí làm công tác văn thư nâng cao kiến thức, hỗ trợ kỹ năng ứng dụng, triển khai hệ thống tại các đơn vị, hướng tới một hệ thống điều hành, tác nghiệp không giấy tờ. Đồng thời các đồng chí học viên cũng sẽ là nhân tố để triển khai chữ ký số và chứng thư số tại các đơn vị trong thời gian tới.
Văn Thủy
16:00 | 19/05/2023
17:00 | 19/11/2021
16:00 | 28/06/2024
09:00 | 27/03/2023
13:00 | 19/05/2023
16:00 | 26/04/2023
10:00 | 22/05/2023
09:00 | 22/03/2023
15:00 | 17/03/2023
12:00 | 03/03/2023
09:00 | 27/12/2024
Ngày 23/12, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký ban hành Công điện số 139/CĐ-TTg ngày 23/12/2024 về việc tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm sử dụng công nghệ cao, lợi dụng không gian mạng hoạt động phạm tội, trong đó có tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
11:00 | 29/02/2024
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 23/2/2024 về tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
08:00 | 10/02/2024
Để góp phần hoàn thành các mục tiêu chuyển đổi số (CĐS) quốc gia, trong năm 2023, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã tích cực chủ động phối hợp với các cơ quan bộ, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ xác thực, bảo mật thông tin phục vụ cải cách thủ tục hành chính (TTHC), CĐS, hoàn thành các mục tiêu theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
16:00 | 30/11/2023
Quyết định 950 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030, mở ra các định hướng trong hợp tác, phát triển giữa chính quyền đô thị các cấp với các doanh nghiệp, đối tác trong nước và quốc tế, đồng thời đang dần định hình một số xu hướng nổi bật trong xây dựng đô thị thông minh, đáng sống, phát triển bền vững tại Việt Nam.
Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ đều là những khu vực, cường quốc mạng, nhưng tiến trình khẳng định vị thế của hai bên có nhiều điểm khác biệt. EU có truyền thống lâu đời trong việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, có thế mạnh về các phát minh an ninh mạng cũng như đề cao các chuẩn mực đa phương trong không gian mạng. Còn quan điểm của Ấn Độ về an ninh mạng liên tục chịu sự chi phối bởi các mối đe dọa mạng nổi lên từ Trung Quốc và Pakistan bên cạnh sự tác động từ ngành công nghệ thông tin trong nước - lĩnh vực đang tìm cách mở rộng thị trường ra bên ngoài phạm vi quốc gia. Bài viết sẽ phân tích sự phát triển của quan hệ an ninh mạng EU-Ấn Độ trong bối cảnh hệ sinh thái chính sách khác nhau giữa hai đối tác; những lĩnh vực hứa hẹn để mở rộng hợp tác song phương, giải quyết vấn đề tội phạm mạng, mở rộng nỗ lực làm sạch không gian mạng nhằm củng cố khả năng phục hồi không gian mạng của cả hai đối tác.
16:00 | 03/01/2025
Việc kiểm tra xem số căn cước của mình có bị lợi dụng hay không là rất quan trọng để bảo vệ quyền lợi và phòng tránh những rủi ro không đáng có.
09:00 | 08/01/2025