Tham dự Hội nghị trực tiếp tại Hà Nội còn có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương (Trung tâm Công nghệ thông tin – Cơ yếu/Văn phòng Trung ương Đảng; Cục Kiểm soát thủ tục hành chính/Văn phòng Chính phủ; Vụ Tin học/Văn phòng Quốc hội;…); đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc các tỉnh, thành phố phía Bắc và đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị ngành Cơ yếu Việt Nam. Hội nghị còn thu hút sự tham gia của hơn 6.300 đại biểu đến từ các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương, bao gồm các Tỉnh ủy, Thành ủy, Quận ủy, Huyện ủy, Thị ủy; các Sở, ban, ngành cùng các cơ quan chuyên trách về công nghệ thông tin của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương.
Đồng chí Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ phát biểu khai mạc Hội nghị
Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, Thiếu tướng Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ cho biết, phát triển Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số là xu thế tất yếu, khách quan, đang diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta đã rất coi trọng và xem chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng và văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, trong đó đều giao nhiệm vụ cho Ban Cơ yếu Chính phủ giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước, phát triển, cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ. Đặc biệt, ngày 25/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về chữ ký số chuyên dùng công vụ, một công cụ quan trọng nhằm thúc đẩy cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ số và chuyển đổi số quốc gia.
Đồng chí Nguyễn Đăng Lực nhấn mạnh việc Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2024/NĐ-CP quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ đã tạo cơ sở pháp lý thống nhất, thuận lợi để quản lý, cung cấp, sử dụng chữ ký số, chứng thư chữ ký số, dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ; giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về cơ yếu; góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về giao dịch điện tử; bảo đảm xác thực, an toàn thông tin trong việc ứng dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ trong các hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và tác nghiệp.
Đồng chí Hoàng Văn Thủy, Phó Cục trưởng Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin trình bày các nội dung quan trọng của Nghị định 68/2024/NĐ-CP
Tại Hội nghị, đồng chí Hoàng Văn Thủy, Phó Cục trưởng Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin đã trình bày các nội dung quan trọng của Nghị định 68/2024/NĐ-CP gồm: Sự cần thiết ban hành Nghị định; Mục đích, quan điểm xây dựng Nghị định; Quá trình xây dựng Nghị định; Bố cục, nội dung cơ bản của Nghị định; Một số điểm mới của Nghị định; Kế hoạch triển khai Nghị định và Kiến nghị đối với các Bộ, ngành, địa phương.
Nghị định gồm 06 Chương, 43 Điều và Phụ lục. Cụ thể, Chương I quy định chung; Chương II quy định về hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ; Chương III quy định về cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ phát hành, kiểm tra hộ chiếu và thẻ căn cước có gắn chíp điện tử; Chương IV quy định về sử dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ, chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ; Chương V quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân; Chương VI quy định về điều khoản thi hành. Nghị định được xây dựng trên quan điểm kế thừa nội dung của Nghị định số 130/2018/NĐ-CP (Chương VII) và tích hợp những nội dung của Thông tư số 185/2019/TT-BQP đã được thực tiễn kiểm nghiệm còn phù hợp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Trao đổi với báo chí, đồng chí Nguyễn Anh Tú, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin đánh giá cao việc ứng dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ trong hoạt động hành chính hiện nay. Với sự quyết liệt của lãnh đạo các cấp, trong thời gian tới, việc ứng dụng chữ ký số trong hoạt động hành chính các cấp sẽ thay đổi thời gian, cách thức làm việc trên văn bản giấy, thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số và cải cách hành chính.
Quốc An
17:00 | 19/07/2024
14:00 | 10/01/2025
16:00 | 04/07/2024
10:00 | 21/11/2024
15:00 | 06/12/2024
Sáng 6/12, Ủy ban nhân dân Thành phố (UBND TP) Hà Nội tổ chức lễ khai trương hạ tầng Trung tâm Dữ liệu chính thành phố tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Trung tâm Dữ liệu chính thành phố Hà Nội được thiết kế, xây dựng trên công nghệ điện toán đám mây riêng hiện đại, đồng bộ, bảo mật đa lớp, mang lại hiệu suất, sự an toàn và tính linh hoạt cao hơn cho người dùng.
10:00 | 28/08/2024
Kết quả đánh giá 63 cổng dịch vụ công năm 2024 cho thấy, các địa phương đã có một số cải thiện trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến so với kết quả rà soát năm 2023, tuy nhiên cũng cần sự đầu tư, cải thiện về nhiều mặt để tăng mức độ thuận tiện, thân thiện, tính tiếp cận, đáp ứng nhu cầu của mọi người dùng.
14:00 | 25/07/2024
Trong giao dịch giấy tờ truyền thống, chữ ký tay là phương tiện để xác thực nguồn gốc và nội dung của văn bản. Chữ ký tay còn có khả năng chống chối bỏ, nghĩa là người gửi sau khi đã ký vào văn bản thì không thể chối bỏ chữ ký của mình và văn bản sau khi được ký thì không thể thay đổi được nội dung. Đối với văn bản điện tử chữ ký tay không còn đảm bảo được các tính năng nói trên, vì vậy chữ ký số điện tử (gọi tắt là chữ ký số) được sử dụng để thay thế vai trò của chữ ký tay. Bài viết sau đây giới thiệu mô hình các cơ chế chữ ký số khôi phục thông điệp đựa trên phân tích số nguyên quy định tại TCVN 12855-2: 2020.
15:00 | 16/01/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1682/QĐ-TTg ngày 26/12/2023 kiện toàn Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.
Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ đều là những khu vực, cường quốc mạng, nhưng tiến trình khẳng định vị thế của hai bên có nhiều điểm khác biệt. EU có truyền thống lâu đời trong việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, có thế mạnh về các phát minh an ninh mạng cũng như đề cao các chuẩn mực đa phương trong không gian mạng. Còn quan điểm của Ấn Độ về an ninh mạng liên tục chịu sự chi phối bởi các mối đe dọa mạng nổi lên từ Trung Quốc và Pakistan bên cạnh sự tác động từ ngành công nghệ thông tin trong nước - lĩnh vực đang tìm cách mở rộng thị trường ra bên ngoài phạm vi quốc gia. Bài viết sẽ phân tích sự phát triển của quan hệ an ninh mạng EU-Ấn Độ trong bối cảnh hệ sinh thái chính sách khác nhau giữa hai đối tác; những lĩnh vực hứa hẹn để mở rộng hợp tác song phương, giải quyết vấn đề tội phạm mạng, mở rộng nỗ lực làm sạch không gian mạng nhằm củng cố khả năng phục hồi không gian mạng của cả hai đối tác.
16:00 | 03/01/2025
Việc kiểm tra xem số căn cước của mình có bị lợi dụng hay không là rất quan trọng để bảo vệ quyền lợi và phòng tránh những rủi ro không đáng có.
09:00 | 08/01/2025