Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định phê duyệt Đề án Cổng dịch vụ công quốc gia
Tại lễ khai trương Trục liên thông văn bản quốc gia ngày 12/3/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng; Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính Ngô Hải Phan; chuyên viên Nguyễn Đình Lợi, bộ phận văn thư VPCP đã thực hiện quy trình trình ký, ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cổng Dịch vụ công quốc gia trên hệ thống phần mềm quản lý hồ sơ công việc và gửi, nhận văn bản điện tử trên môi trường mạng sử dụng chữ ký số chuyên dùng do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp.
Xây dựng Đề án Cổng Dịch vụ công quốc gia là một trong những nhiệm vụ Chính phủ giao trách nhiệm cho VPCP chủ trì, phối hợp cùng các Bộ, ngành, địa phương thực hiện với yêu cầu về thời hạn hoàn thành là trong tháng 3/2019. Đề án Cổng Dịch vụ công quốc gia được xây dựng với quan điểm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ; sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan có thẩm quyền trong cung cấp dịch vụ công.
Theo Đề án, Cổng Dịch vụ công quốc gia được thiết lập tại một địa chỉ duy nhất để công khai, minh bạch các thông tin liên quan về thủ tục hành chính (TTHC) và cung cấp, hỗ trợ thực hiện dịch vụ công theo nhu cầu sử dụng, phù hợp với từng đối tượng; bảo đảm khả năng giám sát, kiểm tra, đánh giá của cá nhân, tổ chức và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong thực hiện dịch vụ công. Cổng Dịch vụ công quốc gia có chức năng cung cấp thông tin, hướng dẫn thực hiện TTHC, dịch vụ công; cung cấp dịch vụ công trực tuyến; đánh giá sự hài lòng và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và một số chức năng kỹ thuật khác của hệ thống.
Mục tiêu chung của Đề án Cổng Dịch vụ công quốc gia là nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công của các cơ quan nhà nước, đảm bảo phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, hướng tới số hóa hồ sơ, giấy tờ giấy, chuyển hoạt động sử dụng hồ sơ, văn bản giấy, giao dịch trực tiếp sang hoạt động sử dụng hồ sơ, văn bản điện tử, giao dịch điện tử và cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc vào thời gian, địa giới hành chính; thúc đẩy cải cách hành chính, nhất là cải cách TTHC thông qua việc ứng dụng CNTT; cải thiện vị trí của Việt Nam về chỉ số dịch vụ công trực tuyến trong chỉ số phát triển Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên hợp quốc.
Đề án Cổng Dịch vụ công quốc gia đặt mục tiêu cụ thể là hoàn thiện thể chế cho việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nhất là việc thực hiện TTHC trên môi trường điện tử; thiết lập Cổng Dịch vụ công quốc gia tại một địa chỉ duy nhất trên mạng để thống nhất việc cung cấp thông tin, hỗ trợ tổ chức, cá nhân thực hiện, giám sát, đánh giá TTHC, dịch vụ công trực tuyến và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị.
Bên cạnh đó, thực hiện tích hợp để cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, trong đó đến năm 2020, Cổng Dịch vụ công quốc gia tích hợp tối thiểu 30% các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu với người dân, doanh nghiệp của các Bộ, ngành, địa phương, một số đơn vị cung cấp dịch vụ công và tăng dần mỗi năm 20% cho tới khi tích hợp toàn bộ (100%) các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các Bộ, ngành, địa phương.
Đồng thời, cung cấp nền tảng xác thực điện tử dùng chung để cá nhân, tổ chức chỉ cần đăng nhập một lần (Single Sign On - SSO) khi sử dụng các dịch vụ công trực tuyến tại các Hệ thống thông tin một cửa, Cổng dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương. Nền tảng xác thực này đạt mức độ đảm bảo cao theo tiêu chuẩn quốc tế (mức độ 3, 4) và có thể được áp dụng cho các hệ thống khác như Hệ thống thông tin một cửa điện tử, Hệ thống thông tin tham vấn chính sách và văn bản quy phạm pháp luật, Hệ thống báo cáo quốc gia…
Đề án cũng đặt mục tiêu cung cấp, tích hợp 500.000 tài khoản trong năm 2019; 1 triệu tài khoản trong năm 2020 và đạt tối thiểu 8 triệu tài khoản trong năm 2023; hỗ trợ cá nhân, tổ chức trong quản lý thông tin, hồ sơ giấy tờ theo nguyên tắc thông tin, hồ sơ chỉ cần cung cấp một lần và được tái sử dụng trong các lần thực hiện dịch vụ công trực tuyến tiếp theo.
Trong phát biểu tại lễ khai trương Trục liên thông văn bản quốc gia, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, trong quý IV/2019, Cổng Dịch vụ công quốc gia sẽ được khai trương, đưa vào vận hành. Cổng Dịch vụ công quốc gia khi đi vào vận hành sẽ mang lại một số lợi ích như: đảm bảo công khai minh bạch, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong tra cứu, tiếp cận, thực hiện TTHC, dịch vụ công; cung cấp, hướng dẫn công khai thông tin TTHC đảm bảo chính xác và thống nhất trên cơ sở tích hợp phát triển, nâng cao Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC.
T.U
Theo ICTnews
13:00 | 13/03/2019
15:00 | 04/05/2019
08:00 | 12/07/2019
23:00 | 03/03/2019
15:00 | 11/03/2019
16:00 | 05/11/2019
10:00 | 04/12/2024
Tấn công mạng, lừa đảo trực tuyến nhắm vào người dùng được nhận định là một vấn đề lớn các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đang phải đối mặt, nhất là trong bối cảnh tất cả các ngành, lĩnh vực đều đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Theo kết quả đánh giá năm 2024 trong 39 ứng dụng ngân hàng, ví điện tử Việt Nam vẫn có 17 ứng dụng triển khai bảo mật chưa chặt chẽ (chiếm 44%).
10:00 | 28/08/2024
Kết quả đánh giá 63 cổng dịch vụ công năm 2024 cho thấy, các địa phương đã có một số cải thiện trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến so với kết quả rà soát năm 2023, tuy nhiên cũng cần sự đầu tư, cải thiện về nhiều mặt để tăng mức độ thuận tiện, thân thiện, tính tiếp cận, đáp ứng nhu cầu của mọi người dùng.
10:00 | 19/07/2023
Ngày 17/7, được sự ủy quyền của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước đã công bố lệnh của Chủ tịch nước với 8 luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 5, trong đó có Luật Giao dịch điện tử.
08:00 | 31/05/2023
Sáng ngày 30/5, chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã tiến hành phiên toàn thể ở hội trường giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).
Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ đều là những khu vực, cường quốc mạng, nhưng tiến trình khẳng định vị thế của hai bên có nhiều điểm khác biệt. EU có truyền thống lâu đời trong việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, có thế mạnh về các phát minh an ninh mạng cũng như đề cao các chuẩn mực đa phương trong không gian mạng. Còn quan điểm của Ấn Độ về an ninh mạng liên tục chịu sự chi phối bởi các mối đe dọa mạng nổi lên từ Trung Quốc và Pakistan bên cạnh sự tác động từ ngành công nghệ thông tin trong nước - lĩnh vực đang tìm cách mở rộng thị trường ra bên ngoài phạm vi quốc gia. Bài viết sẽ phân tích sự phát triển của quan hệ an ninh mạng EU-Ấn Độ trong bối cảnh hệ sinh thái chính sách khác nhau giữa hai đối tác; những lĩnh vực hứa hẹn để mở rộng hợp tác song phương, giải quyết vấn đề tội phạm mạng, mở rộng nỗ lực làm sạch không gian mạng nhằm củng cố khả năng phục hồi không gian mạng của cả hai đối tác.
16:00 | 03/01/2025
Việc kiểm tra xem số căn cước của mình có bị lợi dụng hay không là rất quan trọng để bảo vệ quyền lợi và phòng tránh những rủi ro không đáng có.
09:00 | 08/01/2025