Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 69/2024/NĐ-CP, đã quy định như sau:
Trình tự, thủ tục khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử
"1. Khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử của công dân Việt Nam.
Hệ thống định danh và xác thực điện tử tự động khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử của công dân khi căn cước điện tử của công dân bị khóa, mở khóa hoặc thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước hết thời hạn sử dụng".
Theo quy định trên, có thể thấy tài khoản định danh điện tử có cùng thời hạn với thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước. Đồng nghĩa với việc khi thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước hết hạn, thì tài khoản định danh điện tử cũng sẽ tự động khóa. Sau khi làm lại thẻ căn cước mới thì tài khoản định danh điện tử sẽ được mở khóa trở lại.
Theo như quy định đã nêu tại phần trên, tài khoản định danh điện tử VNeID sẽ bị khóa hoặc mở khóa theo căn cước điện tử đã cấp cho người dân từ 01/7/2024 trên ứng dụng VNeID.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 34 Luật Căn cước 2023 thì căn cước điện tử sẽ bị khóa trong các trường hợp sau đây:
1. Khi người được cấp căn cước điện tử yêu cầu khóa;
2. Khi người được cấp căn cước điện tử vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia;
3. Khi người được cấp căn cước điện tử bị thu hồi, bị giữ thẻ căn cước;
4. Khi người được cấp căn cước điện tử chết;
5. Khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác có thẩm quyền.
Như vậy, những trường hợp bị khóa căn cước điện tử nêu trên cũng sẽ khóa luôn cả tài khoản định danh điện tử VNeID.
Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư (Bộ Công an) vừa phát hành phiên bản ứng dụng định danh và xác thực điện tử mới nhất 2.1.11 với những cập nhật như sau:
- Điều chỉnh tiện ích cấp phiếu Lý lịch tư pháp theo Thông tư 06/2024/TT-BTP (ngày 19/6/2024)
- Bổ sung tính năng cho phép người dùng xác nhận chia sẻ thông tin khi thực hiện đăng nhập (SSO) vào Cổng Dịch vụ công và các hệ thống thông tin tích hợp với VNeID
Trước đó, tại phiên bản 2.1.10, ứng dụng VNeID đã bổ sung thêm nhiều tiện ích mới hữu ích như:
- Tích hợp thông tin người nộp thuế (Tổng cục Thuế)
- Tra cứu thông tin sử dụng điện (EVN)
- Điều chỉnh, cập nhật sổ sức khỏe điện tử theo Quyết định 1332/QĐ-BYT của Bộ Y tế
- Tích hợp Giấy chuyển tuyến, Giấy hẹn khám lại (theo BHYT)
Căn cứ theo Điều 33 Luật Căn cước 2023 quy định về giá trị sử dụng căn cước điện tử như sau:
- Căn cước điện tử có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào căn cước điện tử của người được cấp căn cước điện tử để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.
- Trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công, thực hiện các giao dịch và hoạt động khác, nếu phát hiện có sự khác nhau giữa thông tin in trên thẻ căn cước hoặc thông tin lưu trữ trong bộ phận lưu trữ được mã hóa của thẻ căn cước với thông tin trong căn cước điện tử thì cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin trong căn cước điện tử.
Vương Hà
13:00 | 13/08/2024
14:00 | 10/05/2024
09:00 | 21/05/2024
14:00 | 15/07/2024
Lợi dụng tình trạng nhiều người dùng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng ngân hàng, nhiều kẻ xấu đã giả danh cán bộ ngân hàng hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.
15:00 | 28/05/2024
Theo ghi nhận của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, trong tháng 5/2024, trên không gian mạng xuất hiện nhiều hình thức lừa đảo táo tợn, mạo danh cả các tổ chức Nhà nước để chiếm đoạt tài sản khiến nhiều người dung bị sập bẫy.
15:00 | 20/11/2023
Việc áp dụng và phát triển các công nghệ liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) đã có những tiến bộ vượt bậc trong năm 2023. Một lĩnh vực dường như đã sẵn sàng được hưởng lợi từ AI là quản lý rủi ro của bên thứ ba, nghĩa là AI có thể cung cấp cho các tổ chức một cách tự động hóa hơn để quản lý rủi ro của nhà cung cấp bên thứ ba, đồng thời đảm bảo tuân thủ quy định phức tạp.
14:00 | 06/09/2023
Chữ ký Office Open XML (OOXML), một tiêu chuẩn Ecma/ISO được sử dụng trong các ứng dụng Microsoft Office và mã nguồn mở OnlyOffice có một số lỗi bảo mật và có thể dễ dàng bị giả mạo.
Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ đều là những khu vực, cường quốc mạng, nhưng tiến trình khẳng định vị thế của hai bên có nhiều điểm khác biệt. EU có truyền thống lâu đời trong việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, có thế mạnh về các phát minh an ninh mạng cũng như đề cao các chuẩn mực đa phương trong không gian mạng. Còn quan điểm của Ấn Độ về an ninh mạng liên tục chịu sự chi phối bởi các mối đe dọa mạng nổi lên từ Trung Quốc và Pakistan bên cạnh sự tác động từ ngành công nghệ thông tin trong nước - lĩnh vực đang tìm cách mở rộng thị trường ra bên ngoài phạm vi quốc gia. Bài viết sẽ phân tích sự phát triển của quan hệ an ninh mạng EU-Ấn Độ trong bối cảnh hệ sinh thái chính sách khác nhau giữa hai đối tác; những lĩnh vực hứa hẹn để mở rộng hợp tác song phương, giải quyết vấn đề tội phạm mạng, mở rộng nỗ lực làm sạch không gian mạng nhằm củng cố khả năng phục hồi không gian mạng của cả hai đối tác.
16:00 | 03/01/2025
Kiểm tra, đánh giá tình hình ứng dụng chữ ký số (CKS) trong hoạt động của cơ quan nhà nước là hoạt động thường xuyên, có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực CKS chuyên dùng công vụ. Thực hiện Kế hoạch số 638/KH-BCY ngày 13/8/2024 của Ban Cơ yếu Chính phủ (CYCP), Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin (CTS&BMTT) đã chủ trì, tổ chức Đoàn công tác thực hiện kiểm tra, đánh giá tình hình ứng dụng CKS chuyên dùng công vụ trong hoạt động của cơ quan nhà nước tại các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Kiên Giang, Bạc Liêu.
16:00 | 22/01/2025