Đồng chí Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội mới ký ban hành Kế hoạch Triển khai tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính (TTHC), hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2024-2025.
Kế hoạch nêu rõ, hiện nay, Hà Nội đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với 1.191/1.885 TTHC thực hiện trên địa bàn, bao gồm 318 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và 872 dịch vụ công trực tuyến một phần. Trong đó, đã tích hợp 165 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và 727 dịch vụ công trực tuyến một phần trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong việc triển khai dịch vụ công trực tuyến như: Nhiều dịch vụ công trực tuyến mặc dù có đối tượng thực hiện, tần suất lớn, tuy nhiên, số lượng hồ sơ trực tuyến phát sinh thấp hoặc cán bộ, công chức vẫn phải hỗ trợ, làm thay người dân; Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC, tỷ lệ khai thác, sử dụng lại thông tin, dữ liệu số hóa còn hạn chế; Tỷ lệ thanh toán trực tuyến chưa đáp ứng mục tiêu của Chính phủ; Việc phê duyệt phương án tái cấu trúc TTHC chưa đạt được kết quả cao....
Từ đó, Chủ tịch UBND TP nêu rõ mục đích, đẩy mạnh tái cấu trúc TTHC nhằm đơn giản hóa quy trình, tái sử dụng dữ liệu đã được số hóa, kết nối, chia sẻ dữ liệu theo phương châm “Một việc một lần làm; hồ sơ nộp một lần”, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến giai đoạn năm 2024-2025; Xác định cụ thể lộ trình, nội dung, tiến độ thời gian, cơ quan thực hiện và cách thức tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan tái cấu trúc quy trình TTHC, phối hợp hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết TTHC thành phố Hà Nội...
Chủ tịch UBND TP cũng yêu cầu các đơn vị thực hiện các mục tiêu cụ thể như: Tập trung tái cấu trúc 100% các TTHC thiết yếu (có hồ sơ phát sinh trên 500 hồ sơ/năm) được cung cấp trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của thành phố và tích hợp, cung cấp các dịch vụ công này trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Mục tiêu của việc tái cấu trúc TTHC nhằm: Giảm đi lại, tiếp xúc trực tiếp của tổ chức, cá nhân thực hiện TTHC; Giảm hồ sơ, giấy tờ cần cung cấp của tổ chức, cá nhân thực hiện TTHC; Giảm các bước phải xử lý trực tiếp hoặc thủ công của cơ quan, đơn vị trong quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC.
UBND TP cũng yêu cầu các đơn vị phải xây dựng và phát triển Kho dữ liệu dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân để lưu giữ thông tin, dữ liệu điện tử liên quan đến giao dịch hành chính của tổ chức, cá nhân đó khi thực hiện dịch vụ công; cho phép mỗi người dân có thể chủ động đưa các giấy tờ đã được số hóa của mình lên Kho dữ liệu điện tử; Nghiên cứu các giải pháp nhằm khai thác khả năng kết nối, chia sẻ, lưu trữ dữ liệu số hóa để tái sử dụng phục vụ công việc giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp; Triển khai các ứng dụng số cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên thiết bị di động và các tính năng khác để thuận tiện cho công dân, tổ chức khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến (đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển tính năng tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ, gắn mã QR cho kết quả TTHC…).
Gia Minh
15:00 | 12/11/2024
10:00 | 28/08/2024
10:00 | 17/05/2024
12:00 | 11/08/2023
07:00 | 17/11/2024
16:00 | 26/04/2023
11:00 | 06/07/2022
10:00 | 08/05/2024
14:00 | 17/02/2023
15:00 | 06/12/2024
Sáng 6/12, Ủy ban nhân dân Thành phố (UBND TP) Hà Nội tổ chức lễ khai trương hạ tầng Trung tâm Dữ liệu chính thành phố tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Trung tâm Dữ liệu chính thành phố Hà Nội được thiết kế, xây dựng trên công nghệ điện toán đám mây riêng hiện đại, đồng bộ, bảo mật đa lớp, mang lại hiệu suất, sự an toàn và tính linh hoạt cao hơn cho người dùng.
07:00 | 23/09/2024
Tăng 15 bậc chỉ trong 2 năm, Việt Nam đang chứng minh sự phát triển vượt trội về Chính phủ điện tử, theo đánh giá của Liên hợp quốc.
14:00 | 25/07/2024
Trong giao dịch giấy tờ truyền thống, chữ ký tay là phương tiện để xác thực nguồn gốc và nội dung của văn bản. Chữ ký tay còn có khả năng chống chối bỏ, nghĩa là người gửi sau khi đã ký vào văn bản thì không thể chối bỏ chữ ký của mình và văn bản sau khi được ký thì không thể thay đổi được nội dung. Đối với văn bản điện tử chữ ký tay không còn đảm bảo được các tính năng nói trên, vì vậy chữ ký số điện tử (gọi tắt là chữ ký số) được sử dụng để thay thế vai trò của chữ ký tay. Bài viết sau đây giới thiệu mô hình các cơ chế chữ ký số khôi phục thông điệp đựa trên phân tích số nguyên quy định tại TCVN 12855-2: 2020.
09:00 | 16/08/2023
Sáng 14/8, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ mở lớp nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT dành cho cán bộ chuyên trách CNTT trong Hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Sáng ngày 29/11/2024, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ đã tổ chức Hội nghị toàn quốc (theo hình thức trực tiếp và trực tuyến) với nội dung trọng tâm tuyên truyền và phổ biến Nghị định số 68/2024/NĐ-CP ban hành ngày 25/6/2024 của Chính phủ. Thiếu tướng Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ đã tới tham dự và chỉ đạo Hội nghị.
14:00 | 29/11/2024