Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Dữ liệu, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Ngọc Lâm cho biết, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ công cuộc chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành nhiều quyết định có tính định hướng quan trọng về phát triển dữ liệu, hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin trong chuyển đổi số ở nước ta.
Quán triệt, triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển khoa học, công nghệ, nhất là những vấn đề liên quan đến xây dựng, tạo lập, kết nối, chia sẻ dữ liệu đã đạt được một số kết quả tích cực.
Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Cụ thể, một số Bộ, ngành không có hoặc có nhưng chưa đầy đủ hạ tầng để triển khai các hệ thống công nghệ thông tin cốt lõi phục vụ cho công tác nghiệp vụ. Nhiều cơ sở dữ liệu được thu thập, lưu trữ trùng lặp, chồng chéo, chưa thống nhất về danh mục dữ liệu dùng chung gây khó khăn khi kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu. Các trung tâm dữ liệu đầu tư thiếu đồng bộ, không đồng nhất về tiêu chuẩn, quy chuẩn… dẫn đến nguy cơ không đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống.
Trong khi đó, qua rà soát, tất cả các luật đều không quy định cụ thể, thống nhất về việc xử lý, quản trị dữ liệu; chưa quy định về nền tảng phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong xử lý dữ liệu… Do đó, việc xây dựng Luật Dữ liệu là hết sức quan trọng, cần thiết, cấp thiết.
Dự thảo Luật gồm 7 Chương, 67 Điều, quy định về nguyên tắc xử lý và bảo vệ dữ liệu; nội dung quản lý nhà nước về dữ liệu; người làm công tác dữ liệu trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; hợp tác quốc tế về dữ liệu; các hành vi bị nghiêm cấm; nguyên tắc xây dựng, phát triển Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia; thu thập, cập nhật, đồng bộ dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia; khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia…
Thẩm tra dự án Luật, đa số Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí sự cần thiết ban hành Luật Dữ liệu nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước để đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ công cuộc chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Đồng thời, tăng cường sự thống nhất, đồng bộ, sử dụng hiệu quả dữ liệu trong phục vụ công tác quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho mọi người dân được thụ hưởng lợi ích từ hoạt động chuyển đổi số.
Nhiều ý kiến tán thành quy định về Trung tâm dữ liệu quốc gia bởi khi vào triển khai hoạt động sẽ là tiền đề để thúc đẩy quá trình phát triển và đẩy mạnh khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; góp phần thực hiện mục tiêu nâng tầm chiến lược phát triển kinh tế số của Việt Nam theo kịp các quốc gia trên thế giới, bảo đảm điều kiện cho Việt Nam phát triển và hội nhập với nền kinh tế số của thế giới.
Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Hữu Đông, thành viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng việc quy định Trung tâm dữ liệu quốc gia tại dự thảo Luật rất cần thiết. Theo đại biểu, Trung tâm dữ liệu quốc gia khi đưa vào hoạt động là tiền đề để thúc đẩy quá trình phát triển và đẩy mạnh khai thác dữ liệu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Các đại biểu đều thống nhất quan điểm hiện nay dữ liệu được coi là nguồn tài nguyên quốc gia, là nguyên liệu cho công cuộc chuyển đổi số, đối với cá nhân là tài sản. Thực tiễn xã hội đòi hỏi phải chuyển đổi số, do đó rất cần thiết ban hành Luật Dữ liệu để sử dụng hiệu quả dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước; phục vụ phát triển Chính phủ số, phát triển kinh tế - xã hội.
Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Thiếu tướng Trần Đức Thuận cũng thống nhất sự cần thiết ban hành Luật Dữ liệu, hồ sơ dự án Luật đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tới đây. Tuy nhiên cần bổ sung, làm rõ phạm vi điều chỉnh của Luật.
Cụ thể, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Thiếu tướng Trần Đức Thuận đề nghị sửa đổi, bổ sung “quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động về dữ liệu”. Đồng thời thống nhất về nguyên tắc xử lý và bảo vệ dữ liệu trong dự thảo Luật.
Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị, Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, đầy đủ quy định của pháp luật có liên quan, trong đó có những dự án luật đang được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới để xác định nội dung chưa phù hợp, mâu thuẫn, chồng chéo và đề xuất phương án xử lý để bảo đảm tính khả thi, đồng bộ và thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Kết luận nội dung phiên họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Hải Hưng đề nghị Ban soạn thảo tiếp thu đầy đủ các ý kiến của các đại biểu tại phiên họp, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tới đây.
Đức Anh
16:00 | 07/09/2024
17:00 | 27/11/2024
08:00 | 11/12/2019
12:00 | 21/10/2024
10:00 | 18/07/2024
10:00 | 04/12/2024
Tấn công mạng, lừa đảo trực tuyến nhắm vào người dùng được nhận định là một vấn đề lớn các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đang phải đối mặt, nhất là trong bối cảnh tất cả các ngành, lĩnh vực đều đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Theo kết quả đánh giá năm 2024 trong 39 ứng dụng ngân hàng, ví điện tử Việt Nam vẫn có 17 ứng dụng triển khai bảo mật chưa chặt chẽ (chiếm 44%).
15:00 | 12/11/2024
TP. HCM ghi nhận số lượng hồ sơ thủ tục hành chính trực tuyến tăng vọt hơn 33% sau khi chính sách miễn phí được áp dụng rộng rãi trên địa bàn.
09:00 | 09/08/2024
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 48/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo tiện lợi cho tổ chức, cá nhân khi đăng ký cấp, sử dụng chứng thư số, thúc đẩy phát triển dịch vụ chứng thực chữ ký số, tạo lập nền tảng tin cậy để thực hiện các giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước và các hoạt động phát triển kinh tế số.
14:00 | 10/05/2024
Ngày 5/5, Bộ Nội vụ Hàn Quốc xác nhận hơn 1.000 tài liệu dân sự đã bị phân phối nhầm trên cổng dịch vụ công điện tử của chính phủ hồi tháng trước và làm rò rỉ nhiều thông tin cá nhân quan trọng.
Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ đều là những khu vực, cường quốc mạng, nhưng tiến trình khẳng định vị thế của hai bên có nhiều điểm khác biệt. EU có truyền thống lâu đời trong việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, có thế mạnh về các phát minh an ninh mạng cũng như đề cao các chuẩn mực đa phương trong không gian mạng. Còn quan điểm của Ấn Độ về an ninh mạng liên tục chịu sự chi phối bởi các mối đe dọa mạng nổi lên từ Trung Quốc và Pakistan bên cạnh sự tác động từ ngành công nghệ thông tin trong nước - lĩnh vực đang tìm cách mở rộng thị trường ra bên ngoài phạm vi quốc gia. Bài viết sẽ phân tích sự phát triển của quan hệ an ninh mạng EU-Ấn Độ trong bối cảnh hệ sinh thái chính sách khác nhau giữa hai đối tác; những lĩnh vực hứa hẹn để mở rộng hợp tác song phương, giải quyết vấn đề tội phạm mạng, mở rộng nỗ lực làm sạch không gian mạng nhằm củng cố khả năng phục hồi không gian mạng của cả hai đối tác.
16:00 | 03/01/2025
Thực hiện quy định của pháp luật về chữ ký số chuyên dùng công vụ và nhiệm vụ được giao, thời gian qua Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin/Ban Cơ yếu Chính phủ đã nỗ lực, tập trung triển khai cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức thuộc hệ thống chính trị tham gia hoạt động công vụ. Việc sử dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên của cán bộ, công chức, viên chức và là công cụ không thể thiếu phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp.
14:00 | 10/01/2025